Mừng Quốc khánh trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

07:10 03/09/2019
Lệ Thủy, Quảng Bình là quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hàng chục năm qua, địa phương này được nhiều người đánh giá là nơi tổ chức đón Tết Độc lớn với rất nhiều hoạt động có ý nghĩa.


Người Lệ Thủy vẫn thường nhắc nhở nhau “Dù ai đi đâu về đâu/ Mồng 2-9 cũng mong về nhà/ Về xem lễ hội quê ta/ Dưới sông bơi chải nhà nhà cờ bay…”. Người Lệ Thủy các dịp khác có thể không về, nhưng ngày 2-9 mừng Tết Độc lập thì dù ở đâu xa ngái họ cùng tìm mọi cách trở về quê hương.

Tết Độc lập ở Lệ Thủy gắn bó với lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang, một lễ hội có từ hơn 500 năm trước. Lễ hội “Đua thuyền truyền thống huyện Lệ Thủy” từng được Tiến sĩ Dương Văn An đời nhà Mạc ca ngợi trong “Ô châu cận lục”.

Lễ hội đua thuyền ở Lệ Thủy thu hút hàng vạn người cổ vũ bên bờ sông Kiến Giang.

Nhưng phải đến ngày 2-9-1946, khi Lệ Thủy tổ chức mừng Tết Độc lập, cách mạng thành công, từ đó đến nay, vào dịp Quốc khánh 2-9, lễ hội đua thuyền lại được tổ chức trong toàn huyện. Năm nay, lễ hội đua thuyền Lệ Thủy được tổ chức long trọng, bởi ngày 27-8, lễ hội đua thuyền Lệ Thủy đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.

Trước Tết Độc lập khoảng một tuần, nhiều người dân ở huyện lúa Lệ Thủy đã tất tả chuẩn bị đón Tết. Các thôn, xóm treo cờ Tổ quốc đỏ rực các đường làng. Nhà cửa, đường sá đều được quét dọn, vệ sinh sạch sẽ để chuẩn bị đón con em ở xa về ăn Tết. Ngày 1 và mồng 2 tháng 9, người dân Lệ Thủy thức dậy thật sớm làm mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà tưởng nhớ các bậc có công với nước.

Nhiều người đến chùa cầu quốc thái dân an, và đến các nghĩa trang liệt sỹ thắp hương ghi nhớ công ơn những người đã hy sinh để cho mọi người được đón Tết Độc lập sum vầy. Những lễ hội độc đáo, những nghi thức văn hóa tâm linh, báo công, báo hiếu với gia tộc tổ tiên, giáo dục truyền thống cách mạng được người dân Lệ Thủy tổ chức vào dịp này, chính vì vậy nên con em Lệ Thủy dù ở đâu cũng muốn quay về.

Sau khi sum vầy bên mâm cơm gia đình, người Lệ Thủy kéo nhau về chật cứng 2 bên bờ sông Kiến Giang xem, cổ vũ lễ hội đua thuyền. Tết Độc lập nhiều nơi tổ chức đua thuyền, nhưng có thể nói lễ hội đua thuyền Lệ Thủy là lớn nhất cả nước.

Để chuẩn bị cho lễ hội đua thuyền, từ đầu tháng bảy, tháng tám dương lịch, người dân ở Lệ Thủy khắp nơi đều rạo rực, tất bật chuẩn bị thuyền bơi và tập luyện cho thanh niên nam, nữ trong làng. Thuyền đua thường được ghép từ 5 tấm gỗ, gồm đáy thuyền gọi là tấm tiếp, hai tấm tè và phía trên là hai tấm mạn.

Để đóng thuyền bơi, người dân trong làng chọn những cụ già có kinh nghiệm, uy tín tìm thầy, chọn gỗ đóng thuyền, đặc biệt là chọn người bỏ mực (tiêu chuẩn kỹ thuật đóng thuyền) để khi thuyền đóng xong đảm bảo kích thước, độ dày mỏng của ván thuyền, khả năng lướt nước…

Không khí gần ngày khai hội đua thuyền càng rộn ràng, người làng nhiều đêm không ngủ. Để kiểm tra tốc độ thuyền người ta đứng trên bờ để xem thuyền đi “ốp 3” hay “ốp 4”. Tốc độ của thuyền đi “ốp 4” chắc chắn sẽ nhanh hơn thuyền đi “ốp 3”.

Nhưng thuyền đi “ốp 3” hay “ốp 4” không chỉ do người bơi quyết định, mà còn do kỹ thuật của thợ đóng thuyền. Đóng được thuyền đi “ốp 4” phải là những thợ giỏi, có kinh nghiệm lâu năm.

Được biết, mỗi thuyền đua có tổng cộng khoảng 30 người gồm 13 cặp thanh niên trai tráng, ngoài ra còn có người đánh mõ, người tát nước, lái chính 2 người và lái đề 1 người (gọi là bộ phách lái). Thành tích của mỗi thuyền không chỉ tùy thuộc vào sức khỏe của các trai chèo, mà còn tùy thuộc vào bộ phách lái để điều khiển thuyền.

Sáng sớm 2-9, khắp các ngả đường, người dân đổ về hai bên bờ sông Kiến Giang, có nhiều người ở xa phải đi từ ba, bốn giờ sáng, song ai cũng vui, nét mặt rạng ngời. Khi cuộc đua bắt đầu, sau phát súng lệnh, mặt sông Kiến Giang dậy sóng, các con thuyền lao về phía trước trong sự reo hò, cổ vũ của hàng vạn người dân.

Lúc sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã nhiều lần về thăm quê hương Lệ Thủy vào dịp Tết Độc lập và dự xem lễ hội đua thuyền. Sáng 2-9, Đại tướng thường ra bờ sông Kiến Giang để cổ vũ các đội bơi, thăm hỏi, động viên người dân quê hương đoàn kết, chăm lo lao động sản xuất.

Dương Sông Lam

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Đảng ủy Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: đồng chí Đại tá Trần Đào, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông từ trần vào hồi 12h45’ ngày 1/5/2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.