Muối hồng Himalaya có phải là "thuốc tiên"?

09:05 20/06/2019
“Muối hồng Himalaya Quaisar – gia vị kỳ diệu cho sức khỏe” hay “Với 84 loại khoáng chất, muối hồng Himalaya còn chữa đau răng, viêm họng, chống lão hóa, bảo vệ làn da, giảm đau cơ, xương, cải thiện hệ tiêu hóa”… là những quảng cáo như “thuốc tiên” về muối hồng Himalaya khiến nhiều người mua về sử dụng thay thế muối thường.


Muối hồng bán tràn lan trên thị trường với giá đắt gấp 15-20 lần muối thường khiến nhiều người hồ nghi có sự trà trộn đánh lừa người tiêu dùng. Thực hư công dụng của muối Himalaya có như quảng cáo hay không?

Đổ xô mua muối hồng

Nghe quảng cáo về muối hồng Himalaya có tới 84 loại khoáng chất cần thiết tốt cho cơ thể, bà Nguyễn Phương Thảo (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã lên mạng đặt mua một hộp muối hồng Himalya Quaisar – 10mh với giá 850.000đ về sử dụng, thay thế bột canh mà gia đình bà thường dùng.

Khi chúng tôi hỏi lý do vì sao bà chuyển hẳn sang dùng muối hồng Himalay, bà Thảo cho biết: “Tôi nghe quảng cáo muối này tốt cho sức khỏe, sử dụng thay thế muối ăn, gia vị, bột nêm nên tôi mua về dùng thử”.
1 hộp muối hồng Himalya Quaisar – 10mh được rao bán giá 850.000 đồng.

Theo bà Thảo, trang web quảng cáo trên mạng nói muối hồng cung cấp 84 khoáng chất cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm đau cơ, xương. Không những thế, muối hồng còn dùng để tắm, súc miệng, đánh răng.

Trên mạng xã hội, muối hồng Himalaya được quảng cáo chẳng khác nào “thuốc tiên”. Có trang quảng cáo muối hồng Himalaya chính hãng, nhập khẩu chính ngạch từ Pakistan, có giá 109.000đ/kg. Trang này quảng cáo muối chứa tối đa 84 chất trên tổng 92 khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Khi sử dụng muối hồng không cần sử dụng các loại hạt nêm, mì chính.

Thậm chí có trang mạng còn quảng cáo muối hồng Himalay là một gia vị kỳ diệu cho sức khỏe vì có tác dụng điều hòa lượng nước cho cơ thể, cân bằng điện giải, chống mệt mỏi, tăng cường lưu thông máu, cải thiện hệ tiêu hóa, thải độc trong cơ thể, bảo vệ răng miệng; chữa đau răng, viêm họng, chống lão hóa, bảo vệ làn da…

Chính vì công dụng được quảng cáo như vậy, nhiều bà nội trợ đã chấp nhận với cái giá đắt gấp 10-20 lần để mua muối hồng về sử dụng thay thế muối thường. Nhưng sự thật muối hồng có tác dụng lớn đến thế không?

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, TS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: “Muối hồng Himalaya là muối màu hồng được chiết xuất từ mỏ muối Khewra, nằm gần dãy Himalaya ở Pakistan. Mỏ muối Khewra là một trong những mỏ muối lâu đời nhất và lớn nhất trên thế giới.

Muối hồng Himalaya được thu hoạch từ mỏ này được cho là đã được hình thành từ hàng triệu năm trước từ sự bốc hơi của các nguồn nước cổ xưa, muối được khai thác bằng tay và được chế biến tối thiểu để tạo ra một sản phẩm chưa tinh chế không có chất phụ gia và được cho là tự nhiên hơn nhiều so với muối ăn thông thường. Giống như muối thường, muối hồng Himalaya chủ yếu gồm natri clorua.

Tuy nhiên, quy trình khai thác tự nhiên đã giúp cho muối hồng Himalaya có nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng khác không được tìm thấy trong muối ăn thông thường. Trong thực tế, những khoáng chất này, đặc biệt là sắt, đã giúp muối có màu hồng đặc trưng”.

Theo TS. Trương Hồng Sơn, cả muối ăn thông thường và muối hồng Himalaya đều chứa chủ yếu là natri clorua (khoảng 98%), nhưng muối hồng Himalaya có tới 84 khoáng chất và nguyên tố vi lượng khác.

Thông thường, muối ăn thường được tinh chế nhiều và trộn với các chất chống vón cục để giúp nó giữ được hình dạng, chẳng hạn như sodium aluminosilicate hay magnesium carbonate. Muối Himalaya thường ít chất nhân tạo hoặc chất phụ gia so với muối ăn bình thường.

Một nghiên cứu đã phân tích hàm lượng khoáng chất của muối hồng Himalaya và muối ăn thông thường. Theo bảng so sánh các khoáng chất có trong 1 gram muối hồng Himalaya và muối thường thì muối thường có thể chứa nhiều natri hơn, nhưng muối hồng Himalaya chứa nhiều calci, kali, magne và sắt hơn. Tuy nhiên, lượng khoáng chất này trong muối hồng Himalaya rất nhỏ.

Cảnh giác với muối hồng đã được "pha trộn"

Mặc dù thực tế muối hồng Himalaya chỉ chứa một lượng khoáng chất rất nhỏ, nhưng nhiều người vẫn cho rằng nó có thể cung cấp một số lợi ích sức khỏe. Theo TS. Trương Hồng Sơn, có nghiên cứu cho rằng, những lợi ích này thực ra chỉ là chức năng bình thường của natri clorua trong cơ thể, vì vậy, bạn sẽ nhận được những lợi ích này từ bất kỳ loại muối nào.

Nhiều người cũng phản bác lại những lợi ích trên của muối hồng Himalaya. Thực tế là không có nghiên cứu so sánh ảnh hưởng sức khỏe của muối hồng Himalaya và muối ăn thông thường.

Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng muốn tránh các chất phụ gia trong muối ăn thông thường, muối hồng Himalaya là một sự thay thế tự nhiên tuyệt vời. Nhưng đừng quá kỳ vọng về những lợi ích của muối hồng Himalaya mà bạn đã đọc được từ quảng cáo.

Điều quan trọng cần nhớ là muối ăn là nguồn cung cấp iod chính. Vì vậy, nếu người đang sử dụng muối hồng Himalaya để nấu ăn, cần phải bổ sung iod từ các thực phẩm khác như rong biển, các sản phẩm từ sữa và cá để ngăn ngừa nguy cơ thiếu iod.

Theo TS. Trương Hồng Sơn, hiện muối ăn được làm từ muối hồng Hymalaya đang được bán rất chạy dù giá cả rất đắt đỏ, cao gấp nhiều lần so với muối tinh bình thường.

Tuy nhiên vì lợi nhuận mà một số cửa hàng đã tìm mọi cách để làm giả, trộn lẫn những nguyên liệu không tự nhiên vào sản phẩm khiến nhiều người tiêu dùng không thể phân biệt được thật giả, dễ mua phải những sản phẩm với giá cao nhưng chất lượng không phù hợp.

Để lựa chọn được nguồn cung cấp tin cậy, TS. Trương Hồng Sơn khuyến cáo khách hàng nên đến cửa hàng mua tận nơi và đề nghị xem hóa đơn chứng từ nhập khẩu từ mỏ muối, hoặc những nơi bán uy tín, muối sẽ được đóng gói có tem nhãn, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, chứng minh đây là muối hồng nhập khẩu.

Trần Hằng

Hôm nay (1/1/2025), Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ chính thức có hiệu lực thi hành, cũng đồng thời với việc Nghị định 168/2024 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, thay thế cho Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123) đi vào đời sống.

Sở GTVT Hà Nội cho biết sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để hiện thực hóa “kỳ tích” làm đường sắt đô thị. Mục tiêu đặt ra là tầm nhìn đến giai đoạn 2065, Hà Nội có 15 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài gần 617km.

Ngày 1/1, Công an huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Vũ (SN 2001, ngụ tỉnh An Giang) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản; cho gia đình bảo lãnh đối với Nguyễn Văn Tấn (SN 2011, em cùng cha khác mẹ với Vũ) để xử lý cùng về hành vi nói trên. 

Vào ngày 2/1/2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Thái Lan trong trận chung kết lượt đi ASEAN Cup trên sân Việt Trì. Nơi mà mọi cổ động viên đều mang đến điều ước may mắn cho thầy trò ông Kim Sang-sik.

Năm 2024, Bắc Ninh tập trung giải quyết, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề giấy Phong Khê, (thành phố Bắc Ninh) và làng nghề cô đúc nhôm xã Văn Môn (huyện Yên Phong), cụm công nghiệp giấy Phú Lâm (Tiên Du) với phương châm “Không châm chước, không thoả hiệp, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Ngày 31/12, Công an TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai chương trình công tác năm 2025. Đến dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an; Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an và lãnh đạo TP Hải Phòng.

Hỏi: Lợi dụng quyền tố cáo, đã có những vụ việc người tố cáo cố tình bịa đặt, đưa ra những thông tin không đúng làm ảnh hưởng đến người bị tố cáo. Xin tòa soạn cho biết trường hợp này theo quy định pháp luật người tố cáo bị xử lý như thế nào? (Hải Quỳnh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文