Trên đường trường sơn qua Đakrông, Quảng Trị:

Ngôi nhà hạnh phúc bên cầu Tà Lao

14:28 04/05/2009
Bên cầu Tà Lao trên đường Trường Sơn, cách cầu treo Đakrông (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) 22 cây số, có ngôi nhà nhỏ với ba thế hệ sinh sống, luôn đầy ắp niềm vui. Họ là những mắt xích liên tục của một câu chuyện lịch sử dài và cảm động. Câu chuyện bắt đầu từ những năm tháng đánh Mỹ giữa núi rừng Trường Sơn cho đến bây giờ...

Nhân vật chính của câu chuyện này là ông Lê Xuân Bài, một người dân tộc Pa Hy, năm xưa cùng đồng bào của mình quyết tâm rời hang đá, cùng bộ đội, thanh niên xung phong xẻ dọc Trường Sơn đánh Mỹ.

Ông Bài cho biết: "Lúc đánh Mỹ, trong số các dân tộc thiểu số ở miền Tây Quảng Trị, dân số của người Pa Hy ít nhất, khoảng 300-400 người. Song về sự thông thạo núi rừng, thì có lẽ người Pa Hy đứng đầu! Sau này theo bộ đội đánh giặc, người Pa Hy mới hiểu được, mới cảm nhận hết được sự gắn bó giữa người mình với núi rừng, với những vệt mòn, hang đá, con suối... bằng những tiếng gọi thiêng liêng, đó là Tổ quốc mình! Từ đó, không ai ở lại trong hang, từ người trẻ đến người già quăng quật khuân đá, san đường; bươn đạp, dò dẫm giữa núi rừng hiểm trở để cùng với bộ đội, thanh niên xung phong đánh giặc".

Già làng Ăm Côn (97 tuổi), ở bản Pa Hy nhớ lại: "Người Pa Hy rời hang đá lâu lắm rồi, già chỉ nhớ thằng Bài lúc đó cao ngang ngọn cây săng trước hang đá, khỏe như một con heo rừng. Bộ đội bảo nó làm giao liên, nó lúc ẩn lúc hiện như một con sóc".

Năm 1959, Bài được giao làm Trạm trưởng Trạm Thống nhất trên đường Trường Sơn, đoạn qua xã Húc Nghì (Đakrông) thuộc khu Trị Thiên. Mặc dù vậy, anh đã phải băng rừng, lội suối khắp miền Tây Trị Thiên, tìm những lối mòn vừa dễ mở thành đường lớn cho bộ đội hành quân, chở các loại đạn dược, lương thực, vừa đảm bảo bí mật quân sự... Một nhiệm vụ tối quan trọng nữa là chuyển thư mật từ binh trạm này đến binh trạm khác.

Năm 1974, chàng trai Lê Xuân Bài lấy vợ người xã Tân Thành, huyện Kim Sơn (Ninh Bình), chị tên là Trịnh Thị Liên. Đó là kết quả của mối tình đẹp giữa chàng trai miền Nam đi học bổ túc văn hóa với cô sinh viên khoa Địa Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội.

Sau ngày đất nước hòa bình thống nhất, chị Liên dạy học ở tỉnh Hòa Bình, đến năm 1977 thì theo chồng vào Quảng Trị. Anh chị sinh được 5 người con, hiện 4 cháu đã tốt nghiệp đại học, công tác tại Hải quân vùng 3 Đà Nẵng, các Trường THPT Khe Sanh (Hướng Hóa), Tà Rụt (Đakrông), UBND xã Tà Long; còn cháu cuối hiện đang là sinh viên Học viện Biên phòng ở Hà Nội... 

Khi hỏi về ngôi nhà nhỏ bên cầu Tà Lao, già Ăm Chuân (95 tuổi, vợ của già làng Ăm Côn) cứ ngắc ngứ với vốn tiếng Kinh ít ỏi của mình. Bà lão nói chậm rãi: "Hắn lạ lắm, thằng Bài nớ. Hắn và vợ con bỏ cái nhà to đẹp ở thị trấn Khe Sanh, về đây làm nhà lá, đi tìm hài cốt liệt sĩ giữa rừng. Nhà hắn còn giúp đỡ người nghèo tiền này, lúa này; rồi bảo cách trồng lúa nước nữa. Mẹ không hiểu cái lý của hắn, của thằng Bài ấy; mẹ chỉ biết cái bụng của hắn tốt thôi, tốt lắm". 

Năm 1999, ông Bài cùng vợ, con quyết định về bản Pa Hy sinh sống, cốt thực hiện bằng được tâm nguyện bấy lâu nay là tìm di hài liệt sĩ nằm lại giữa núi rừng Trường Sơn, nơi ông Bài từng tham gia chiến đấu, chôn cất họ. Thế là suốt 10 năm nay, ông lại ngày đêm bươn đạp, dò dẫm giữa núi rừng, lặng lẽ làm công việc cao cả ấy.

Sau khi tìm được 10 hài cốt của đồng đội, đưa về quê các anh an táng, ông lại nhận được nhiều bức thư, điện thoại, thậm chí mỗi tháng đón tiếp liền mấy đoàn khách không hẹn trước, vào đây nhờ ông đi tìm hài cốt liệt sĩ. Ông tâm sự: "Tôi chưa bao giờ từ chối, thậm chí gặp những lúc đau liệt giường, cũng nghĩ mình sẽ sớm khỏi bệnh, sớm làm được việc đó cho anh em"

Phan Thanh Bình

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

Sáng 27/4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người dân vẫn tiếp tục rời Hà Nội đi du lịch và về quê qua cửa ngõ phía Nam Thủ đô khiến mật độ phương tiện trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tăng cao, ùn tắc kéo dài đã xảy ra trước trạm thu phí.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Sáng 27/4, 2 đám cháy rừng tại khoảnh 8 và khoảnh 9, Tiểu khu 18B thuộc lâm phần rừng Phòng hộ núi Dài (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) và tại khu vực Kẹt Càng Đước trên núi Cô Tô (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) cơ bản đã được kiểm soát, khống chế.

Chuỵện xảy ra đã gần 60 năm nhưng bây giờ được nghe kể lại, vẫn thấy nóng hổi. Các chiến sĩ biệt động thành Nha Trang: Võ Đình Thu, Bùi Chạn, Huỳnh Văn Khoa giờ đã trên dưới tám mươi. Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tôi và các ông đã gặp Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文