Ngư dân sát cánh trên biển

08:01 08/06/2017
Gần 7 năm đi vào hoạt động, mô hình “Tổ tự quản tàu thuyền giữ gìn ANTT” ở xã Hải An (Hải Lăng, Quảng Trị) đã thu hút hàng trăm ngư dân tham gia. Không những giúp ngư dân vươn khơi bám biển đạt hiệu quả kinh tế cao mà tổ tự quản còn góp phần vào công tác giữ gìn ANTT địa bàn.


Vùng biển Mỹ Thủy, xã Hải An được đánh giá là ngư trường giàu nguồn lợi hải sản, những chuyến ra khơi của ngư dân thường trở về với tàu, thuyền đầy ắp tôm cá.

Theo ông Nguyễn Đình Hùng, Trưởng Công an xã Hải An, những năm trước đây, do tranh giành ngư trường đánh bắt nên địa bàn xã đã xảy ra nhiều vụ mâu thuẫn, đánh nhau gây thương tích. Nhiều chủ thuyền bị trộm ngư lưới cụ, đục thuyền hay việc mất trộm tài sản trên thuyền thường diễn ra khiến ngư dân hoang mang, lo lắng, gây ảnh hưởng đến tình hình ANTT địa bàn.

Công an huyện Hải Lăng thường xuyên hỗ trợ Tổ tự quản tàu thuyền ở xã Hải An trong công tác giữ gìn ANTT địa bàn.

Trước tình hình đó, cuối năm 2010, Công an huyện Hải Lăng và Đồn Biên phòng Mỹ Thủy đã vận động UBND xã Hải An thành lập tổ tự quản tàu thuyền giữ gìn ANTT tại thôn Mỹ Thủy. Qua công tác tuyên truyền, vận động bước đầu có 87 chủ thuyền và 187 thuyền viên tự nguyện tham gia tổ tự quản.

Trung tá Trần Binh, Đội trưởng Đội Xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT Công an huyện Hải Lăng, cho biết: “Ngoài xây dựng quy chế hoạt động, tổ còn tổ chức ca trực luân phiên suốt ngày đêm để tuần tra, kiểm soát, quản lý tàu thuyền neo đậu ở bến bãi. Khi ra khơi, các thuyền viên còn giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để đánh bắt hải sản, đồng thời sẽ đấu tranh, ngăn chặn và trình báo UBND xã, Đồn Biên phòng về các hành vi vi phạm ANTT, chủ quyền biển, giúp nhau cứu hộ cứu nạn...”.

Trao đổi với chúng tôi, lão ngư Phan Thanh Phúng (66 tuổi, Tổ trưởng tổ tự quản tàu thuyền thôn Mỹ Thủy) cho hay, ông vừa có chuyến ra khơi đánh bắt trở về. Bằng chất giọng hào sảng của người miền biển, lão ngư chia sẻ rằng, cách đây khoảng một tháng, ở vùng biển địa phương liên tục có nhiều tàu giã cào số hiệu các tỉnh khác đến đánh bắt.

Ngoài tận diệt nguồn lợi thủy sản, hàng chục hộ ngư dân còn bị những tàu này kéo hoặc làm hư hỏng ngư lưới cụ, gây thiệt hại kinh tế nặng nề. “Mỗi lần phát hiện tàu giã cào xâm phạm ngư trường, chúng tôi liền gọi báo cho chính quyền địa phương, lực lượng Biên phòng để tổ chức đẩy đuổi.

Nhờ thế mà hiện tại trên vùng biển xã không còn thấy xuất hiện tàu giã cào như trước”, ông Phúng kể. Không những giữ gìn ANTT, bảo vệ ngư trường mà các thành viên trong tổ tự quản tàu thuyền còn đoàn kết, tham gia cứu hộ cứu nạn nhiều vụ trên biển.

Hướng ánh mắt ra khơi xa, ngư dân Phan Thanh Hiệp, thành viên tổ tự quản kể thêm, mới đây khi đang khai thác hải sản cách bờ biển chừng 4 hải lý thì ông cùng các thành viên trong tổ phát hiện một thuyền của ngư dân xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, bị hỏng máy trôi dạt, trên thuyền có 5 người kêu cứu. Bất chấp sóng to, gió lớn, các thành viên trong tổ đã ứng cứu kịp thời để đưa thuyền cùng các ngư dân vào bờ an toàn.

Trước đó, do gặp dông, lốc nên thuyền ông Trần Thọ (thôn 3, xã Triệu Lăng) cũng bị chết máy, trôi xa bờ 10 hải lý nhưng các thành viên trong tổ không ngại nguy hiểm, vật lộn trong dông tố để lai dắt thuyền ông Thọ vào đất liền an toàn... Ngoài ra, tổ tự quản đã nhiều lần cứu vớt nhiều du khách về tắm biển thoát chết không may bị sảy chân, đuối nước.

Ông Lê Bá Phước, Chủ tịch UBND xã Hải An cho biết, xã hiện có gần 500 hộ dân làm nghề biển, với 200 thuyền máy từ 8-24CV và gần 150 thuyền chèo. Sau sự cố môi trường biển, hiện hoạt động vươn khơi bám biển của người dân địa phương đã trở lại bình thường, thu nhập đánh bắt hải sản gần bờ mỗi thuyền trong một ngày có thể đạt mức từ 500.000 đến 1 triệu đồng, với các loại hải sản như tôm, cá, mực.

Đặc biệt, do mang lại nhiều hiệu quả thiết thực nên từ mô hình tổ tự quản tàu thuyền giữ gìn ANTT ở Mỹ Thủy, xã đã nhân rộng mô hình ra các thôn biển như Tây Tân An, Đông Tân An, Thuận Đầu với gần 550 thành viên là ngư dân tham gia.

Thượng tá Đào Văn Khâm, Phó trưởng Công an huyện Hải Lăng nhận định: “Tổ tự quản tàu thuyền bến bãi giữ gìn ANTT ở xã Hải An là một trong những mô hình điển hình về phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ được đơn vị phát động xây dựng trong thời gian qua. Thông qua mô hình này, bà con ngư dân đã biết đoàn kết vươn khơi bám biển để phát triển kinh tế và bảo vệ ngư trường, góp phần không nhỏ trong công tác đảm bảo ANTT địa phương”.

PV

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Ngày 28/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã tạm giữ hình sự đối với Phan Văn Tuấn, sinh năm 1983, trú ở xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng để điều tra hành vi cướp tài sản, bắt, giam giữ người trái pháp luật. Tuấn chính là đối tượng đã bắt cóc cháu Trần Thị Thảo T, 9 tuổi, ở thôn Mao Dộc, Phượng Mao, thị xã Quế Võ, khống chế cháu ở mái nhà để đòi yêu sách gây bức xúc trong dư luận. Đối tượng đã bị Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ sáng 27/3.

Liên quan đến vụ việc Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè bị "vỡ nợ" vào năm ngoái, ngày 28/3 bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra ngày 11/3/2025 của Thanh tra thành phố đối với những dấu hiệu sai phạm tại trường này…

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiệm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.