Người Ba Rầu “giữ lửa” quê hương

09:32 09/04/2016
Hàng trăm năm nay, người Ba Rầu (xã Mò Ó, huyện miền núi Đakrông) sống hiền hòa như cây cỏ, như tiếng hót ngọt ngào của chim họa mi cất lên mỗi buổi sớm mai trên đỉnh Động Đơn của bản. Cốt cách ấy không chỉ sẵn có, nó được dưỡng dục, bồi đắp qua từng thế hệ, trở thành văn hóa truyền thống đặc sắc trên dãy Trường Sơn đại ngàn Quảng Trị…

Già Hing (80 tuổi) kể rằng, thời điểm trước Pháp xâm lược nước ta lần 2, Ba Rầu là bản làng đông đúc dân cư, trù phú bên dòng sông Ba Lòng thơ mộng. Nhưng rồi bom, đạn giặc đã nhiều lần cày đi, xới lại, làm cho bản làng trở thành đất chết. Bản sơ tán đến định cư ở bản Động Tranh, thuộc khu vực Cùa, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều thanh niên trai tráng của bản đã theo bộ đội lên chiến khu Ba Lòng (gần thôn Ba Rầu) để hoạt động cách mạng. Họ làm giao liên, vận chuyển lương thực, vũ khí, trực tiếp với bộ đội đánh giặc.

Trưởng họ Côn ở Ba Rầu, ông Hồ Văn Hing (phải) ra mắt, ký kết dòng họ không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.

Sau ngày đất nước hòa bình, người Ba Rầu trở lại quê hương, kiến tạo lại làng mạc, phát triển kinh tế - xã hội đến ngày nay... Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, người Ba Rầu vẫn luôn sống lạc quan, lấy tình yêu thương giữa con người với con người đặt lên hàng đầu. “Muốn mình hạnh phúc, trước hết những người xung quanh mình phải hạnh phúc. Muốn bản làng tồn vinh, trước hết tự mỗi cha mẹ phải dưỡng dục con cái sống hiếu đễ; ra bản làng sống thuận hòa, đoàn kết với mọi người; thẳng thắn, dũng cảm đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác; tôn vinh và nhân rộng cái đẹp”, già Hing tâm sự.

Ông Hồ Văn Do, Chủ tịch UBND xã Mò Ó bộc bạch, chính niềm lạc quan trong cuộc sống, sự đoàn kết, đồng thuận cao trong cộng đồng, mà người dân Ba Rầu thời gian qua đã phát triển kinh tế - xã hội đứng đầu xã và huyện Đakrông nói chung. Năm 1997, huyện Đakrông được tách ra từ huyện Hướng Hóa, Ba Rầu là thôn đầu tiên của huyện được hưởng chế độ 135 do đời sống kinh tế ở đây quá khó khăn. Nhưng chỉ 5 năm sau đó, thôn đã tình nguyện xin… rút ra khỏi 135!

Người cầm trịch trong định hướng phát triển kinh tế và thực hiện đến cùng kế hoạch đặt ra là già Hồ Văn Hing bây giờ. Ông cùng với bà con khai hoang, phục hóa, biến một vùng đất ngút ngàn cỏ tranh, chằng chịt hố bom, hố pháo, thành ruộng đồng trồng lúa nước tốt tươi. Đến nay, tổng diện tích gieo trồng lúa nước toàn thôn đã lên tới gần 40 héc-ta.

Bên cạnh đó, ông cùng với bà con chủ động đẩy mạnh việc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, rừng sản xuất; đầu tư xây dựng trang trại lồng ghép chăn nuôi gia súc, gia cầm với sản xuất nông, lâm nghiệp. Kết quả, người dân Ba Rầu không chỉ thoát nghèo, mà còn vươn lên làm giàu.

Hàng năm, bản đều có trên 60 nông dân sản xuất giỏi cấp xã, 30 nông dân sản xuất giỏi cấp huyện và 15 cấp tỉnh. Trong đó, những hộ gia đình như ông Hồ Văn Doi, Hồ Văn Hà, Hồ Văn Hing… đều có mức thu nhập bình quân hàng năm trên 500 triệu đồng. Thời điểm sau tách huyện, thôn có tới 98% hộ nghèo, nhưng đầu năm nay chỉ còn 3 hộ nghèo, chỉ chiếm 4,2%.

 Điều thú vị nữa, hiện thôn Ba Rầu có dòng họ Côn, vừa được tỉnh Quảng Trị công nhận dòng họ qua gần 20 năm liên tục không có tội phạm và tệ nạn xã hội. Trưởng dòng họ này thời kỳ chống Pháp và Mỹ, cứu nước là ông Côn Thừa. Ông là chiến sĩ cách mạng có nhiều thành tích trong kháng chiến, được Nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.

Ngoài ra, dòng họ Côn ở Ba Rầu còn có 12 người khác được Nhà nước trao tặng Huân chương, Huy chương về thành tích kháng chiến. Đặc biệt, họ có 2 người con đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh để bảo vệ khí tài, vũ khí của bộ đội, được phong tặng liệt sĩ… Hiện họ Côn chiếm hơn 70% dân số ở Ba Rầu. Nhiều người họ Côn còn tình nguyện mang họ của Bác Hồ...

Thượng tá Hồ Sĩ Nhung, Trưởng Công an huyện Đakrông phấn khởi, cho biết: “Người họ Côn ở Ba Rầu như một cái đầu tàu vững chãi, đã dẫn dắt bản làng tiến tới một cuộc sống bình yên và no đủ. Họ đạt được điều đó, bởi lẽ họ giữ được “ngọn lửa” truyền thống, giáo dục con cháu mình; chia sẻ và hun đúc cho cộng đồng với mong muốn nó ngày càng tốt đẹp thêm.

Dòng họ Côn ở Ba Rầu đã có nhiều đóng góp cho công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội của địa phương. Đồng thời gần 20 năm qua, dòng họ này đã không xảy ra vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội - tiêu chí khắt khe nhất để lựa chọn thí điểm mô hình dòng họ không có tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn. Đây cũng là dòng họ duy nhất trong các dân tộc thiểu số ở Quảng Trị được bình chọn và biểu dương”. 

Phan Thanh Bình

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

Do thiếu nguồn cung đất san lấp nên nhiều công trình, dự án tại Quảng Nam đang gặp khó khăn, thậm chí là trễ tiến độ. Trước thực tế đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm nhanh chóng tháo gỡ bài toán nguồn cung đất san lấp phục vụ công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng qua, cả nước xảy ra liên tiếp 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 1.000 người phải nhập viện. Các vụ ngộ độc này chủ yếu xảy ra sau khi sử dụng thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể. Theo Bộ Y tế, trong quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 673 người mắc và 6 người tử vong,

Nền nhiệt tại miền Bắc có xu hướng tăng trở lại trong ngày hôm nay, trời nắng về trưa chiều, chiều tối có khả năng mưa dông. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, nhiệt độ ở hầu khắp các khu vực đều ở mức từ 35 - 36 độ C.

Sau 3 lần tiếp cận Mano Polking, CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận bổ nhiệm HLV này. Chiến lược gia 48 tuổi người Brazil có những phẩm chất đặc biệt để trở thành mảnh ghép hoàn hảo cho đội bóng ngành Công an.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文