Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:

Người dân cần được hưởng thành quả của sự nghiệp đổi mới

20:56 01/09/2013
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thường xuyên nhắc nhở như một thông điệp: Cái gì mà có lợi cho nhân dân thì nhất định nhân dân sẽ ủng hộ và tích cực tham gia. Dựa vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước khơi gợi tinh thần mới mẻ, tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, mong muốn các doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển nông thôn mới, công tác đào tạo cán bộ phải trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực của các địa phương.

1. 68 năm qua, hai tiếng Việt Nam, con người Việt Nam được thế giới biết đến từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kể từ ngày đó, thế giới theo dõi bước đi của dân tộc chúng ta, con người Đất Việt trong các chặng đường lịch sử. Thực tế cũng cho thấy hai tiếng Việt Nam làm bừng sáng niềm tin và tự hào của mỗi người dân trong nước hay ở nước ngoài. Việt Nam thu hút sự chú ý của bạn bè quốc tế về con đường đổi mới, chấn hưng dân tộc. Chúng tôi, những nhà báo có may mắn được đi theo Chủ tịch nước trong những chuyến thăm và làm việc ở trong nước, hay ở nước ngoài đều được nghe lời khẳng định tâm huyết đó của Chủ tịch Trương Tấn Sang và được nhân dân ta cũng như bạn bè quốc tế ghi nhận, gửi gắm niềm tin yêu đó.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với người dân huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng. Ảnh: Nguyễn Khang.

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc muốn trường tồn và phát triển như Đảng ta, Nhà nước ta khẳng định là phải mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, phát huy truyền thống của các thế hệ cha anh đã hy sinh giữ vững nền độc lập và phát huy những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội. Đến thăm và làm việc ở nhiều địa phương, nhiều vùng đất, vùng sâu, vùng xa, nơi biên cương khó khăn, gian khổ nhất để cảm nhận cuộc sống đích thực, Chủ tịch Trương Tấn Sang bao giờ cũng quan tâm trước hết đến cuộc sống của người dân. Chủ tịch hỏi cặn kẽ ý kiến của người dân,  đồng bào  các dân tộc, lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền về những đổi thay của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và những "rào cản", hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở từng cơ sở, từng địa phương. Về với địa phương, đến các cơ sở là thời gian quý hiếm, Chủ tịch nước làm việc không mệt mỏi. Cán bộ các ngành, các địa phương đi theo phải nắm chắc tình hình để sẵn sàng cùng trao đổi, đề xuất ý kiến.

Làm việc với cán bộ lãnh đạo chủ chốt các tỉnh, thành phố, Chủ tịch Trương Tấn Sang nói rõ: Mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân, của đất nước. Vì vậy, phải quan tâm, luôn xem xét những chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của địa phương mình đã thi hành như thế nào, đời sống người dân có tốt, có khá hơn trước không? Nếu không làm được như vậy thì các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết đó như Bác Hồ đã nói: "Chỉ là lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước".

2. Tinh thần Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2-9 là biểu hiện sự đánh giá của Trung ương và Bác Hồ về vai trò và sức mạnh của quần chúng. Điều đó, hôm nay càng thêm sâu sắc. Đến thăm và làm việc ở các tỉnh vùng cao Tây Bắc, Việt Bắc, miền Trung, Nam Bộ, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã phân tích, nêu rõ sự chỉ đạo, những chủ trương, chính sách kịp thời, sát với cuộc sống của Đảng và Nhà nước càng thấm thía đối với cuộc sống hôm nay. Trên con đường hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng phải quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ tận tâm, tận lực, công tâm, sáng suốt để tập hợp sức mạnh quần chúng. Trong hành trình đi tìm cuộc sống no đủ và hạnh phúc, mỗi người đều phải gắn mình với đất nước và dựa vào nỗ lực của chính bản thân mình. Chủ tịch nước lộ rõ niềm vui khi tận mắt thấy những đổi mới ở các vùng đất khó khăn trước đây và cuộc sống của người dân được cải thiện tốt hơn.

Cách đây chưa lâu, Chủ tịch Trương Tấn Sang đến thăm xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ (Lai Châu) sát biên giới Việt - Trung. Chủ tịch UBND xã, ông Lý Theo Xuân cho biết, bây giờ Ma Li Pho nay đã thoát nghèo nhờ giống lúa mới tăng vụ, chăn nuôi phát triển, hơn 100 héc-ta cao su tiến đến phát triển, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Vui trong câu chuyện, Chủ tịch nước hỏi thăm cuộc sống của những gia đình gặp khó khăn và nhắn gửi lời động viên chắc chắn trong tương lai Ma Li Pho sẽ trở nên giầu có và đời sống của bà con các dân tộc nơi đây đều phát triển hơn.

Có thể nói ở nhiều địa bàn khó khăn gian khổ và phức tạp Chủ tịch nước đều có mặt. Ý thức về sự hệ trọng và trách nhiệm đối với biển đảo Tổ quốc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với bà con ngư dân ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Đó là những ngày tháng 4 nắng gắt, Chủ tịch nước đã gặp gỡ và ân cần trò chuyện với những ngư dân ngày đêm bám biển đảo Tổ quốc, đánh bắt cá xa bờ. Mỗi người ở góc độ khác nhau nhưng các anh đều có tiếng nói chung quyết tâm bám biển và mong muốn để khai thác và bảo vệ biển đảo quê  hương, Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ để bà con yên tâm làm ăn. Chủ tịch nước chăm chú lắng nghe và ghi chép những tiếng nói sốt sắng mà chân thành của bà con ngư dân nói về những bất cập, khó khăn của nghề đánh bắt hải sản. Chủ tịch đề nghị lãnh đạo các ngành, các địa phương trao đổi, làm rõ những ý kiến của bà con ngư dân và nêu rõ các chính sách và những thành quả của công cuộc đổi mới là tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất, làm ăn để có cuộc sống ngày càng tốt hơn v.v...

Ghi lại những chuyến thăm và làm việc ở các địa phương của Chủ tịch Trương Tấn Sang, chúng tôi thấy rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống của người nông dân, nhất là ở nơi vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến trước đây. Ở đâu, Chủ tịch nước cũng nhắc nhở rằng sự hy sinh to lớn, và những đóng góp tích cực của nông dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Khảo sát ở các xã xây dựng nông thôn mới như xã Tân Trào (Tuyên Quang), Khuôn Lùng (Hà Giang), Đại Trạch (Quảng Bình), Vĩnh Thạch (Quảng Trị) v.v... Chủ tịch nước thấy rõ sự chuyển động tích cực của các vùng quê. Cái chính là các cấp ủy và chính quyền các địa phương khơi dậy được niềm tin của nhân dân và thực sự làm chủ trong xây dựng nông thôn mới. Người dân được hưởng thụ trực tiếp những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thường xuyên nhắc nhở như một thông điệp: Cái gì mà có lợi cho nhân dân thì nhất định nhân dân sẽ ủng hộ và tích cực tham gia. Dựa vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước khơi gợi tinh thần mới mẻ, tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, mong muốn các doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển nông thôn mới, công tác đào tạo cán bộ phải trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực của các địa phương.

Chủ tịch nước khẳng định: Các cấp lãnh đạo  cần phải thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân dân là chủ thể, nguồn lực của xã hội, làm việc gì cũng xuất phát từ lợi ích của nhân dân, của xã hội như Bác Hồ đã căn dặn.

Dòng người đổ về các công viên để vui chơi, giải trí nhân dịp Tết Độc lập 2-9 tại Pleiku. Ảnh: Hồng Thi.

3. Quan tâm, chăm lo cuộc sống của nhân dân còn có ý nghĩa quan trọng trong việc hội tụ sức mạnh quần chúng, đoàn kết toàn dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo đảm an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Ngày nay, dòng chảy cuộc sống nghiệt ngã bởi mặt trái của cơ chế thị trường, những âm mưu đen tối của các thế lực thù địch với chế độ, với dân tộc và không ít lực cản hằng ngày vẫn tác động vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đến thăm các đơn vị bộ đội, công an trên biên giới, nơi vùng sâu, vùng xa, ven biển Chủ tịch nước Trương Tấn Sang luôn nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng "Thế trận lòng dân". Đó là truyền thống, là nét đặc sắc của các lực lượng vũ trang cách mạng. Muốn vậy, Chủ tịch nước nhắc nhở, các đồng chí phải trực tiếp giúp dân xóa đói thoát nghèo. Nhiều nơi, người dân, bà con các dân tộc vùng biên giới còn khó khăn, vất vả lắm. Cuộc sống của người dân có tốt hơn mới giữ được tấm lòng thành vững chắc, "phên giậu" đất nước mới yên được.

Ở các Đồn Biên phòng 219 (Hà Giang), Ma Lù Thàng (Lai Châu). Đồn Biên phòng 707 (Kon Tum), Đồn Biên phòng 723 (Gia Lai), gặp gỡ cán bộ chủ chốt công an các địa phương nơi đến làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đều nhắc lại tình cảm lắng đọng lòng son sắt thủy chung của bà con các dân tộc đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, luôn làm theo lời Bác dạy, tỏ rõ tinh thần đấu tranh bất khuất, sáng tạo nên đã tạo ra bao chiến công trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của bà con các dân tộc. Ở đâu cũng vậy, khi đời sống người dân được cải thiện, được thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới thì niềm tin và sự gắn bó mật thiết của quần chúng với bộ đội, công an ngày càng tốt hơn.

Lịch sử 68 năm qua cho thấy trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mọi sự chỉ đạo thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với lòng dân, tính toán chặt chẽ điều kiện khách quan, chủ quan trong thực hiện sẽ mang lại những hiệu quả to lớn, thiết thực, thậm chí đạt kết quả không ngờ. Sự nghiệp đổi mới đất nước được lòng dân là niềm tin của nhân dân,  mọi người dân được hưởng thụ thành quả đó sẽ tiếp tục khơi dậy sức mạnh và khả năng sáng tạo của quần chúng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Chúng tôi xin ghi lại lời nhắn gửi đó trong các chuyến thăm và làm việc ở các địa phương của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với tinh thần hào khí của Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2-9 thêm tin yêu đất nước, dân tộc mình

N.Đ.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文