Người được phong hàm tướng trong đêm giải phóng Sài Gòn

11:56 26/04/2014
Ông tên thật là Trần Văn Bá sinh tại Hóc Môn, lên 13 tuổi các cô chú tin tưởng giao nhiệm vụ rải truyền đơn kêu gọi ủng hộ Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 23/9/1945, Pháp quay trở lại, Bá gia nhập Đội trinh sát của Khu 7. Năm 1948, kết nạp vào Đảng Cộng sản, do yêu cầu bí mật của tổ chức, đổi tên thành Trần Văn Danh (bí danh Ba Trần).

Ông tham gia Thanh niên Cứu quốc, gia nhập trinh sát Khu 7, Phó Tư lệnh miền phụ trách tình báo, biệt động, trinh sát, đặc công. Ông từng làm Phó Đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam trong trại Davis - Sân bay Tân Sơn Nhất. Là người chỉ huy những trận đánh vang dội giải phóng Phước Long, Bà Đen, Bà Rá, đặc biệt chỉ huy các lực lượng tinh nhuệ tình báo, biệt động, đặc công, trinh sát bảo vệ 16 cây cầu trọng yếu của Sài Gòn, cùng các công trình quân sự, dân sự quan trọng khác trong ngày giải phóng Sài Gòn. Ngay trong đêm 30/4/1975, thay mặt Bộ Chính trị, Trung ương Cục miền Nam, đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam đã phong hàm Thiếu tướng đặc biệt cho ông. Ông là Thiếu tướng tình báo Trần Văn Danh (thường gọi là Ba Trần).

Ông tên thật là Trần Văn Bá sinh tại Hóc Môn, lên 13 tuổi các cô chú tin tưởng giao nhiệm vụ rải truyền đơn kêu gọi ủng hộ Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 23/9/1945, Pháp quay trở lại, Bá gia nhập Đội trinh sát của Khu 7. Năm 1948, kết nạp vào Đảng Cộng sản, do yêu cầu bí mật của tổ chức, đổi tên thành Trần Văn Danh (bí danh Ba Trần). Từ năm 1949-1954, Ba Trần là Phó Tham mưu, kiêm Trưởng ban Quân báo liên tỉnh Thủ -Biên, Phó Chính ủy, kiêm Bí thư Trung đoàn 556 - Đông Nam Bộ. Hiệp định Genève ký kết, Phó Chính ủy Ba Trần tập kết ra Bắc học Trường An ninh về nghiệp vụ tình báo để chuẩn bị về Nam chiến đấu.

Cuối năm 1960, Ba Trần nhận lệnh vượt Trường Sơn về Nam, thành lập Ban Quân sự Miền do đồng chí Trần Văn Quang làm Trưởng ban, Ba Trần làm Trưởng ban Tình báo chiến lược. Ông xây dựng lại ngành tình báo cách mạng, tuyển chọn cán bộ từ ban địch tình tan rã sau Hiệp định Genève. Lợi dụng mâu thuẫn nội bộ chính quyền và quân đội Sài Gòn, ông chỉ đạo giải cứu các cán bộ tình báo đang bị giam cầm, rồi bố trí hoạt động trở lại, tổ chức “cài cắm” sâu vào các cơ quan đầu não của Mỹ - ngụy như: Dinh Độc lập, Tòa Đại sứ Mỹ, Bộ Tổng tham mưu, Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tư lệnh Đệ nhất Hạm đội Hoa Kỳ...

Tướng Ba Trần lúc trẻ.

Theo thỏa thuận Hiệp định Paris, ngày 1/3/1973, trực thăng của Mỹ đáp xuống sân bay Lộc Ninh rước đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam về dự đàm phán bốn bên tại trại Davis - sân bay Tân Sơn Nhất. Trưởng đoàn là Tướng Trần Văn Trà (Tư Chi), các Phó Trưởng đoàn: Đại tá Võ Đông Giang, Đại tá Đặng Văn Thu (Đoàn Huyện), Đại tá Trần Quốc Minh (Ba Trần) cùng các ủy viên Nguyễn Văn Sĩ, Nguyễn Văn Hoàn, Dương Đình Thảo, Nguyễn Văn Tòng, Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Hữu Trí... Tình báo Mỹ hơi ngờ ngợ về Đại tá Trần Quốc Minh, Phó Trưởng đoàn với dáng người cao to, gây ấn tượng bất ngờ, sửng sốt cho đám quân cảnh Sài Gòn. Do bị tâm lý chiến tuyên truyền, xuyên tạc là Việt cộng ở rừng bị Mỹ ném bom Napan, bắn rốc két chết hết, còn lại vài tên ốm yếu, xanh xao... đến nỗi, 7 người leo lên lá đu đủ không gãy. Tại trại Davis, Ba Trần và “đại ca Tư Bốn” bị quân cảnh thị uy, làm khó dễ ông bình tĩnh nói: “Đồng chí ra hỏi coi bọn này muốn gì?”. Tướng người “bặm trợn” xuất thân là dân giang hồ Sài Gòn, “đại ca Tư Bốn” khệnh khạng bước lại tên thiếu tá chỉ huy quân cảnh hoảng hốt kêu lên như bị điện giật: “Ủa, anh Tư! Sao ở đây? Bộ anh là Việt... cộng hả?”. Tư Bốn nghiêm giọng: “Tao là... Trung tá tình báo Việt cộng đây!”. Tên thiếu tá và đám lính bỏ đi. Linh cảm của một cán bộ tình báo lão luyện mách cho Ba Trần biết là CIA đang ráo riết tra cứu lý lịch ông và gia đình, sớm muộn gì chúng cũng phát hiện, nên mật báo cho vợ con ở Hóc Môn cấp tốc vào căn cứ. Hôm sau mật vụ, cảnh sát chìm đã ập đến tận nhà...

Theo Frank Snepp - chuyên gia cao cấp phân tích tin tức tình báo của CIA ở Việt Nam đã đánh giá Ba Trần là một trong bốn nhà tình báo “gộc” của Việt Nam. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Ba Trần có nhiệm vụ chỉ huy lực lượng tình báo, đặc công, trinh sát và biệt động bí mật chiếm giữ trước và bảo vệ an toàn 16 cây cầu dẫn vào Sài Gòn để mở đường cho 5 cánh quân tiến vào. Bên cạnh đó, lực lượng đặc công và biệt động còn phải đảm nhận việc “lót ổ” đánh chiếm trước hoặc ngăn chặn không để cho địch phá hoại trước khi chúng hoàn toàn thất thủ tại các mục tiêu quan trọng như: kho xăng dầu, nhà máy điện, nước, đài phát thanh - truyền hình, kho quân lương, khu vực lưu trữ hồ sơ mật của phủ Đặc ủy trung ương tình báo ngụy, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân...

Ngay vào lúc gần 12h đêm 30/4/1975, trong niềm vui dâng trào, hân hoan mừng Sài Gòn giải phóng, có mặt của đồng chí Trần Văn Trà, Tư lệnh Miền và các đồng chí lãnh đạo, đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục đã trịnh trọng tuyên bố: “Bây giờ thắng lợi rồi, anh Trần Văn Danh đã hoàn thành nhiệm vụ. Thay mặt Bộ Chính trị, tôi công bố thăng đồng chí Trần Văn Danh hàm Thiếu tướng, nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố về an ninh và quốc phòng, kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Sài Gòn - Gia Định”. Ông là vị tướng tình báo duy nhất, được phong hàm tướng đầu tiên vào thời khắc giải phóng Sài Gòn.

Năm 1978, Thiếu tướng Ba Trần làm Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, ông phát hiện sơ đồ thiết kế công trình thủy điện Trị An nên mạnh dạn đề xuất, bàn bạc với lãnh đạo thành phố và người bạn thân chiến đấu của ông là Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt. Sau đó, ông được Trung ương, điều động làm Thứ trưởng Bộ Năng lượng, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng công trình thủy điện Trị An, Tổng Chỉ huy công trình. Ngày 13/9/1989 tổ máy số 4 phát điện. Có hai lần, bọn phản động âm mưu phá hoại công trình, nhưng Tướng tình báo Ba Trần đã chỉ đạo các lực lượng Công an, tình báo của ta phá tan âm mưu đen tối của kẻ địch. Năm 1990, Thiếu tướng Ba Trần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Thiếu tướng tình báo Ba Trần đã đi vào cõi vĩnh hằng trước ngày cả nước và TP Hồ Chí Minh chuẩn bị kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhưng ông đã để lại cho nhân dân và đất nước những chiến công vang lừng và một công trình thủy điện đầu tiên của miền Nam

Hoàng Châu

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文