Kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ:

Người mang bức mật thư thay đổi phương châm tác chiến về ATK

08:30 08/05/2009
Hơn 5 thập kỷ trôi qua. Ông Nguyễn Công Dinh cũng rời quân ngũ 41 năm. Vì thế, cũng không nhiều người biết chuyện người sĩ quan năm xưa dũng cảm từ Điện Biên Phủ về ATK Thái Nguyên chuyển bức mật thư quan trọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới tay Bác Hồ: quyết định thay đổi phương châm tác chiến, để đi đến trận thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Qua ông Vũ Xuân Hưởng, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, chúng tôi đã gặp và biết được về ký ức đầy dấu ấn của người lính Điện Biên năm xưa. Với nỗi nhớ về một thời khói lửa hào hùng, ông Nguyễn Công Dinh đã đưa chúng tôi ngược miền ký ức…

Theo kế hoạch được thực hiện theo phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh", quân ta sẽ nổ súng đánh trận Điện Biên vào tối 26/1/1954. Nhưng với sự mưu lược của người chỉ huy tài ba, sáng 26/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã triệu tập hội nghị Đảng ủy Mặt trận, phân tích kỹ thực tế tình hình địch ta trên chiến trường lúc đó, để đi đến quyết định thay đổi phương châm tác chiến.

Tối 26/1, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết mật thư báo cáo với Bác và Bộ Chính trị và xin ý kiến về việc chuyển phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Đảng ủy Mặt trận đã có phương án cử người mang báo cáo về ATK để trao tận tay Bác Hồ. Người được vinh dự nhận nhiệm vụ này là ông Nguyễn Công Dinh, sĩ quan Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu.

Chỉ huy sở tiền phương đóng ở bản Nà Tấu, cách Điện Biên 15km. Ngày 27/1/1954, sau bữa trưa, Đại tướng Hoàng Văn Thái (lúc đó là Thiếu tướng), gặp ông Dinh: "Cậu có nhiệm vụ mới đấy, chuẩn bị mà đi. Giờ lên gặp anh Văn để nhận nhiệm vụ". Ngay lập tức, ông Dinh đến lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận lệnh.

Đại tướng ân cần bảo ông ngồi xuống rồi dặn dò: "Cậu mang lá thư của tôi về ATK để báo cáo Bác Hồ và Bộ Chính trị. Đây là tài liệu mật, nên cố gắng đi đến nơi về đến chốn!". Rồi Đại tướng lại hỏi: "Bao giờ cậu lên đường?". Nhận rõ cả trách nhiệm lớn lao lẫn niềm vinh dự vừa được trao, ông Dinh đáp: "Tôi đã chuẩn bị xong xuôi, chỉ khi sương xuống là đi!".

Thời gian đó, ở Điện Biên, cứ 4h chiều là sương xuống, 9-10h sáng hôm sau mới tan. Vì thế, bộ đội, dân công cứ chờ sương xuống là nối nhau hành quân, đến khi sương tan lại vào rừng nghỉ. Trước lúc ông Dinh rời khỏi lán, Đại tướng dặn thêm: "Về đến nơi là đăng ký gặp Bác ngay để chuyển thư đến Bác. Nếu không gặp được thì phải đưa tận tay anh Văn Tiến Dũng để sớm chuyển cho Bác".

Ông Dinh lên đường ngay khi sương mù vừa xuống. Con đường về ATK phải đi qua 3 trọng điểm máy bay địch hay bắn phá là đèo Pha Đin, ngã ba Cò Nòi và bến phà Âu Lâu, vì thế, xe của ông phải tranh thủ thời gian vượt qua. Nhiều đoạn đường, bom vừa nổ, khói lửa vẫn khét lẹt, xe chở ông vẫn dũng mãnh lao qua.

Nửa đêm 28/1, xe về đến bến phà Âu Lâu. Thấy xe con từ mặt trận về, người lái phà lập tức đưa qua sông. Đến giữa sông, bỗng một loạt pháo sáng nổ. Mọi người hết sức lo lắng vì đó là dấu hiệu của địch sắp ném bom. Ông Dinh càng lo hơn ai hết, bởi ông hiểu, mình đang mang theo cả một trọng trách.

Nếu phà trúng bom, ông chắc khó qua vì không biết bơi và chiếc xắc-cốt đựng bản báo cáo mật sẽ thất lạc. Nghĩ vậy, ông liền tháo dây lưng cột chặt chiếc xắc-cốt vào người, đề phòng sự cố. Phà chưa cập bờ, xe đã nổ máy sẵn, để chuẩn bị vọt đi. May sao, chiếc xe đã rời khỏi bến phà khi máy bay địch chưa kịp giội bom.

Sau 2 đêm thức trắng, trưa 30/1/1954, ông Dinh về đến Định Hóa. Ông xin phép gặp đông chí Văn Tiến Dũng (lúc đó là Thiếu tướng) để đăng ký gặp Bác Hồ và đưa thư. Nhưng đồng chí cho biết, Bác đang họp nên cứ chuyển thư cho ông. Nhớ lời dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Dinh trao bức thư mà ông đã quyết bảo vệ bằng cả sinh mạng của mình.

Sau đó, đồng chí Văn Tiến Dũng quay lại cho biết: Bác Hồ đã xem thư của anh Văn và dặn để cho cậu đưa thư trở lại Điện Biên, còn Bộ Chính trị sẽ liên lạc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng điện đài, không cần mang thư về. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ông Dinh quay lại mặt trận.

Ông nhớ lại: "Về đến nơi, tôi chạy ngay đến lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chưa kịp chào, Đại tướng đã thân mật: "Cậu Dinh, cậu về rồi đấy à?". Đại tướng cho biết đã nhận được điện trả lời của Bác Hồ. Sau khi khen tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đại tướng hỏi han tình hình đi lại trên đường, tinh thần bộ đội và dân công ra sao. Tôi vui mừng báo cáo với Đại tướng rằng, ai nấy ra trận đều náo nức tinh thần lạc quan cách mạng. Tôi như thấy niềm xúc động dâng trào và niềm tin chiến thắng trong mắt vị tướng tài ba!".

Niềm tự hào là người lính Điện Biên, nhất là vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đảng ủy Mặt trận tín nhiệm giao nhiệm vụ quan trọng vẫn luôn trong tim ông, là động lực cho ông luôn phấn đấu và cống hiến. Để rồi, sau khi rời quân ngũ, ông tiếp tục giữ nhiều cương vị khác nhau và là Phó Tổng giám đốc một công ty xây dựng lớn trước khi nghỉ hưu...

Thanh Hằng

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Những ngày qua có 4 tàu cá cùng 11 ngư dân của Quảng Bình bị nạn trên biển do lốc xoáy, sau 5 ngày nỗ lực liên lạc, tìm kiếm, 4 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn trong niềm vui vỡ oà của người thân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文