Người mẹ hiên ngang trong 'Bài ca Phú Yên'

08:06 11/03/2015
Trên đường đến ấp Rượu, xã Hòa Đồng, anh Mai Ne – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Tây Hòa, Phú Yên tâm sự: “Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, địch mở chiến dịch “Hải Yến” dồn dân, lập ấp chiến lược, xây dựng mạng lưới liên gia, ấp trưởng, mật vụ… để kiểm soát gắt gao, tạo vành đai trắng ngăn chặn mối quan hệ giữa người dân với cách mạng. Thế nhưng, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Tuy Hòa 1 lúc bấy giờ, người dân ấp Rượu đã nổi dậy phá ấp chiến lược từ cuối năm 1963, làm chủ quê hương”.
Từ đầu xuân 1964, địch mở nhiều cuộc phản kích với quy mô lớn nên Huyện ủy Tuy Hòa 1 ra nghị quyết giữ nguyên, điều cán bộ chủ chốt ở Hòa Đồng rời núi, về làng chỉ đạo phong trào đấu tranh chính trị và binh vận, hỗ trợ bộ đội đánh địch theo phương châm “Đảng bám dân, dân bám đất, bộ đội và du kích bám địch để đánh”.

Ngày 26/7/1964, một cuộc càn quét lớn với sự yểm trợ của máy bay, xe tăng và pháo binh được phía địch triển khai từ sáng sớm. Bom đạn giội xuống xóm làng đổ nát tan hoang, nhưng một trung đội đi đầu cuộc càn quét đã bị Đại đội 377, Huyện đội Tuy Hòa 1 tiêu diệt tại thôn Phú Phong. Hôm sau, địch huy động máy bay, xe tăng M.113 càn phá các xã phía Tây huyện Tuy Hòa 1.

Di ảnh cụ Ngô Thị Kính - Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và cũng là “Mẹ Hòa Đồng chặn xe tăng” năm xưa.

Sáng 28/7/1964, sáu chiếc xe tăng M.113 lầm lì tiến vào ấp Rượu. Nhìn đồng ruộng đang xanh mướt bị xe tăng cày nát, người dân uất ức căm thù. Một phụ nữ tóc điểm bạc là bà Ngô Thị Kính – sinh năm 1901, bước xuống ruộng chặn đoàn xe tăng đang tiến tới, nhiều người trong làng bám theo hỗ trợ đấu tranh. Xe tăng gầm rú đe dọa tinh thần mẹ Kính bất thành, địch nã đạn xuống ruộng để mở đường, nhưng đội quân tóc dài vẫn kiên cường vây chặn. Một sĩ quan chỉ huy lớn tiếng hỏi: “Bà muốn chết hay Việt cộng xúi bà chặn xe tăng?”.

Mẹ Kính điềm tĩnh trả lời: “Không có Việt cộng nào xúi cả. Tại sao các ông để xe tăng giẫm nát lúa của đồng bào?”. Gã sĩ quan cố vặn vẹo: “Bà không theo Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa, mà ở lại làng để tiếp tay Việt cộng phải không?”. Mẹ Kính kiên trì đấu tranh mềm dẻo: “Tui già rồi còn liên lạc, tiếp tế cho ai được nữa. Bỏ nhà cửa ở đây theo các ông vô ấp, bị nhốt như con heo, con bò làm sao sống nổi”.

Bất ngờ gã sĩ quan chỉ huy chắp tay lạy mẹ Kính và nói: “Con lạy bà ngoại, bà về đi, tụi con làm theo lệnh cấp trên. Việt cộng đánh dữ quá, tụi con phải băng đồng để tiếp viện”. Biết địch thất lý, mẹ Kính tiếp tục đấu tranh: “Xe pháo có đường đi. Ruộng lúa của đồng bào không được phá. Các ông có giỏi cứ đạp lên thân già này mà đi”.

Biểu tượng đội quân tóc dài ở xã Hòa Đồng.

Thấy bất lợi, gã sĩ quan chỉ huy ra hiệu đoàn xe tăng rút lui theo lối mòn đã cày phá. Trong điều kiện thiếu vũ khí, sự kiện “Bà mẹ Hòa Đồng chặn xe tăng” của địch đã là một “lời giải” cho cuộc đấu tranh chính trị và là bài học kinh nghiệm của huyện Tuy Hòa 1. Từ đó đến cuối tháng 8/1964, phụ nữ ba xã Hòa Đồng, Hòa Mỹ, Hòa Thịnh đã 28 lần chặn đứng các cuộc càn quét của địch bằng xe tăng M.113.

Cụ Ngô Thị Kính mất giữa năm 1971, hưởng thọ 70 tuổi.

Sau ngày đất nước thống nhất, trong chuyến đi thực tế ở Phú Yên, nhạc sĩ Văn Chừng sáng tác ca khúc “Bài ca Phú Yên”. Hình ảnh cụ Ngô Thị Kính đối đầu với địch bừng sáng thành những ca từ: “Bùng lên ánh đuốc thắp sáng những đêm đồng khởi từ Hòa Thịnh. Mẹ Hòa Đồng chặn xe tăng, góp phần nên chiến thắng. Quân ta náo nức tiến về giải phóng quê hương…”.

Bên đài tưởng niệm liệt sĩ xã Hòa Đồng có bức tượng người phụ nữ đưa cánh tay lên thể hiện khí phách kiên cường. Nguyên mẫu của bức tượng chính là cụ Ngô Thị Kính, bà mẹ Hòa Đông chặn xe tăng Mỹ năm xưa.

Phan Thế Hữu Toàn

Sáng 20/5, TAND tỉnh Lào Cai mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai), bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) cùng 15 bị cáo khác trong vụ án: “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến hành vi khai thác trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng Apatit .

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa song Người để lại cho hậu thế những di sản vô cùng quý giá. Di sản Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng, là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Di sản ấy là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do chính Người sáng tạo, để lại cho Đảng, dân tộc Việt Nam.

Với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) theo kiểu “bò ngang”, các chuyên gia cho rằng mục tiêu nâng dư nợ TPDN đạt tối thiểu khoảng 20% GDP đến năm 2025, và đạt 25% đến năm 2030 là rất thách thức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo luật Nhà giáo để lấy ý kiến dư luận. Một trong những nội dung được quan tâm trong Dự thảo luật Nhà giáo là quy định: "Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp".

TAND tỉnh Bình Dương vừa mở phiên tòa xét xử vụ án mua bán người dưới 16 tuổi và làm giả, sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Các bị cáo phần đông là những bà mẹ vì nhiều hoàn cảnh, lý do đã bán chính đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau.

Đêm 19/5, vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh mùa 2023/2024 đã diễn ra,  Man City đã đánh bại West Ham 3-1 trên sân Etihad. Ba điểm có được giú đoàn quân HLV Pep Guardiola đoạt chức vô địch lần thứ 4 liên tiếp.

Mặc dù chưa có “Chấp thuận chủ trương đầu tư” của cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng nhiều năm qua, cơ sở băm dăm của chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt tại xã Xuân Hoà, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp quy định pháp luật.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文