Người muốn ngăn sông Bến Hải để làm thuỷ nông

08:18 12/02/2006

Ở Vĩnh Sơn, Vĩnh Linh, Quảng Trị, có một nông dân đã táo bạo xây dựng đề án "Ngăn sông Bến Hải" để lấy nước tưới cho hơn 1.600ha lúa, hoa màu của nhân dân ba xã Lâm - Sơn - Thủy ở phía Tây - Nam huyện. Từ khi có ý tưởng, anh đã bắt tay vào xây dựng đề án, đi gõ cửa hết các cấp lãnh đạo từ xã lên đến tỉnh và anh vẫn hy vọng rằng, một ngày gần đây, cái đề án táo bạo đó của anh sẽ được phê duyệt. Anh là Trần Công Chức, 37 tuổi.

Dẫn chúng tôi ra ngay con sông, anh Chức chỉ về hướng thượng nguồn, nơi hàng ngàn mét khối nước chảy ngày đêm và nói: “Nhìn nước mênh mông là rứa mà quê tui hầu như năm nào cũng phải đối mặt với hạn hán”. Cứ đến vụ hè - thu là hơn 1.600 ha trồng lúa và hoa màu của nhân dân ba xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy thường chịu ảnh hưởng do hạn hán, có năm diện tích bị hạn hán chiếm tới 100% diện tích gieo trồng của cả vùng.

Không chỉ thiếu nước phục vụ cho nông nghiệp mà ngay cả nguồn nước để sinh hoạt ở đây cũng khan hiếm. Trong năm 2005, khi hạn hán đến đỉnh điểm, hồ chứa nước La Ngà cạn khô thì toàn bộ diện tích gieo trồng của vùng Lâm - Sơn - Thủy cũng bị bỏ hoang trong vụ hè - thu. Hơn 3.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, hàng ngàn gia súc không có nước uống. Theo tính toán của nhiều người thì thiệt hại do hạn hán gây ra cho 3 xã lên tới 20 tỷ đồng.

Là một người dân gắn bó với ruộng đồng từ nhỏ, hơn ai hết, Trần Công Chức thấu hiểu nỗi khổ cực của người nông dân khi phải đối mặt với cảnh hạn cháy đồng. Hình ảnh hàng chục hécta ruộng lúa nứt toác, gốc mạ cứ cháy vàng khi mùa hạ đến cứ bám riết lấy anh. Thương cho bà con một nắng hai sương, dầm mưa dãi nắng mà vẫn thất bát. Cứ đặt lưng xuống, trong đầu anh lại nghĩ đến việc "nước sông từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về biển tại sao không ngăn lại để lấy nước mà phải chịu hạn mất hàng chục tỷ đồng/năm". Rồi ý tưởng táo bạo là xây dựng đập ngăn sông Bến Hải đã bắt đầu hình thành.

Ngay sau khi có ý tưởng, anh Chức đã thuê người về khảo sát thực địa phía thượng nguồn sông và anh đã chọn vùng Bến Than cách cầu Tiên An 8km về thượng nguồn làm đập ngăn sông. Vị trí được anh Chức chọn để ngăn sông Bến Hải là nơi về mùa hạn độ sâu của lòng sông vẫn đạt hơn 1m và chiều rộng của sông khoảng 30m. Theo tính toán của các nhà chuyên môn thì việc ngăn đập dâng với cao trình 2m sẽ không làm ảnh hưởng tới dòng chảy của sông và không gây ngập lụt cho vùng thượng nguồn khi lũ về. Để làm được điều này, Trần Công Chức phải có một trạm bơm cùng đập chắn và hệ thống kênh, cống dẫn nước. Chi phí cho công trình này lên đến 3,2 tỷ đồng. Qua khảo sát cho thấy, nguồn nước về mùa hạn có thể cung cấp tưới đủ cho diện tích hơn 500ha lúa, hoa màu.

Anh Chức đã xây dựng 2 phương án đưa nước về đồng, đó là phương án làm đập dâng lấy nước tự chảy và phương án làm đập dâng, bơm đổ vào đồng. Cùng với việc xây dựng hệ thống đập dâng là hơn 9.200m kênh dẫn nước. Ông Hoàng Đức Hòa - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn cho hay: "Ý tưởng của anh Chức rất phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của nông dân. Nếu xây dựng được đập dâng sẽ góp phần đem lại hiệu quả kinh tế lớn". Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, hiện ý tưởng này của anh vẫn chưa được các ngành chức năng của tỉnh Quảng Trị trả lời.

Anh Chức cho biết: Khi đề án được xây dựng, anh đã trình lên ông Lê Hữu Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh. Ông Chủ tịch tỉnh đánh giá cao về tính khả thi của đề án này bởi nó sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân. Ông Chủ tịch đã trực tiếp gọi điện cho ông Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách về lĩnh vực thủy lợi yêu cầu xem xét, giúp đỡ anh Chức trong việc xây dựng đề án này. Vậy mà 6 tháng trôi qua, đến nay, anh Chức vẫn chưa nhận được một công văn chính thức nào của các ngành chức năng. Anh Chức cho biết, nguyện vọng duy nhất của anh là sớm có câu trả lời của các ngành chức năng tỉnh Quảng Trị để dự án của anh trở thành hiện thực

Quốc Lợi

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文