Người nữ đảng viên dân tộc Dao Đỏ

16:55 13/07/2007

Đầu năm 1960, bà Triệu Mùi Pham, dân tộc Dao Đỏ ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, Lào Cai được vinh dự kết nạp Đảng tại Chi bộ xã Nậm Lúc. Từ nhà bà đến nơi họp chi bộ cách 16 cây số dù nắng mưa bà không bỏ một buổi sinh hoạt nào và bà tiếp tục làm công tác phụ nữ ở xã Nậm Đét. Năm 1963, Chi bộ xã Nậm Đét thành lập, bà được bầu làm Bí thư.

Tôi đến thăm bà Triệu Mùi Pham, dân tộc Dao Đỏ ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai vào một ngày gần đây. Qua lời giới thiệu của đồng chí Thiếu tá Truyền, Công an huyện, biết tôi là cán bộ Công an từ năm 1947 (nay đã nghỉ hưu), có thời gian cùng công tác với đồng chí Lê Cam, Phó ban Cán sự Đảng, Trưởng Công an huyện Bắc Hà trong kháng chiến chống Pháp, bà mừng rỡ như gặp lại người quen.

Chúng tôi ôn lại chuyện ngày xưa. Rồi bà kể: "Tôi năm nay 84 tuổi, sinh ra và lớn lên ở quê. Dưới thời Pháp cai trị, tôi cũng như bao phụ nữ người Dao khác quanh năm chỉ biết lên núi làm nương, vào rừng lấy măng, kiếm củi mà vẫn đói cơm, thèm muối. Cuộc sống lạc hậu nên chưa đầy 30 tuổi mà tôi đã có 4 đứa con: 3 gái, 1 trai. Thằng út Lí Tờ Xỉ 4 tuổi đã chết vì bệnh sốt rét"

 Bà kể tiếp: "Vào một đêm cuối năm 1949, cán bộ và bộ đội ta bí mật về nhà tôi. Thời gian này tuy thiếu đói nhưng nghĩ tới gian khổ, khó khăn của bộ đội, gia đình đã ủng hộ 120kg gạo và 300kg thóc. Cuối năm 1950, Lào Cai được giải phóng. Cán bộ về, cử tôi làm cán bộ phụ nữ xã".

Từ năm 1952 đến 1954, quân Pháp dùng máy bay thả hàng trăm tên gián điệp biệt kích, đặc vụ cùng hàng chục tấn vũ khí, đạn dược, lương thực xuống các vùng xa xôi, hẻo lánh ở hầu hết các huyện trong tỉnh, cùng bọn phản động tại chỗ tiến hành các hoạt động chống phá ta. Ngày 3/10/1953, phối hợp với không quân, bọn gián điệp, biệt kích cùng bọn phỉ đã tập kích vào thị xã Lào Cai.

Tính đến tháng 7/1954, bọn phỉ đã lên tới 5.380 tên. Riêng huyện Bắc Hà, phỉ đã xuất hiện ở 33 xã gồm 1.341 tên. Cầm đầu là tên Tải Chín Củi, dân tộc Nùng, người xã Na Hối, cùng các tên Vàng Pồ Lem, Xếp Chảo dân tộc Tày, Lý Kim Quẩy dân tộc Dao. Bọn này đều là những tên tay sai đắc lực của quân Pháp, được đào tạo kỹ về các thủ đoạn tiến hành hoạt động gián điệp, biệt kích.

Bà Triệu Mùi Pham kể tiếp: "Vào một đêm cuối năm 1954, bọn phỉ ùa về khu vực huyện Bắc Hà. Sau khi bắn chết Thư ký Ủy ban xã Nậm Lúc, bắt một số người, chúng kéo quân về xã Nậm Đét và tuyên bố: "Tỉnh Lào Cai và các huyện đã bị "quan Tây" chiếm hết rồi, nếu ai không theo sẽ bị giết cả nhà, và gọi máy bay về thả bom giết hết". Chúng bắt Chủ tịch xã Triệu Phùng Ngan, người dân tộc Dao, bắt dân quân và thanh niên trong xã phải theo chúng lên rừng nhận vũ khí, chống lại cách mạng. Tôi mang con trốn tại khu rừng già gần nhà. Hôm sau, thấy bộ đội ta về, có cả cán bộ Công an huyện, tôi thấy họ dọn dẹp nhà cửa, quét nhà, quét sân, cho lợn cho gà ăn, tôi mạnh dạn đem con về nhà".

Bà Pham kể tiếp: "Giữa lúc đó, cán bộ Cam về xã, giao nhiệm vụ cho tôi triệu tập ngay số chị em được tôi vận động để họp, cuộc họp bắt đầu từ chập tối cho tới sáng. Cán bộ Cam giải thích chính sách dân tộc, chính sách đoàn kết và nhất là chính sách khoan hồng của Đảng và Chính phủ, nói rõ âm mưu gây phỉ của địch. Đồng chí gợi lại những nỗi khổ của chị em phụ nữ người Dao, rồi giao nhiệm vụ cho chị em lên rừng vận động chồng con mang súng về hàng. Tất cả đều lặng im, nét mặt lo lắng". Thấy cán bộ Cam nói rất đúng cái lý người Dao, bà Pham gặp ông, nói: "Đề nghị cho cán bộ và bộ đội về huyện, tôi sẽ bàn với chị em, gọi chồng con về". Đồng chí Cam hội ý với Ban Chỉ huy đại đội thống nhất lùi về tuyến sau, dặn bà Pham phải hết sức thận trọng và cảnh giác…

Ngày hôm sau, bà Pham đi từng bản, đến từng nhà, nói với chị em về âm mưu của bọn phỉ Tải Chín Củi, chính sách khoan hồng của Chính phủ và dặn chị em: "Từ từ nói, nếu ai không nghe thì chờ lúc khác, không gây căng thẳng, nhớ bảo chồng con về cắt lúa, lúa trên nương sắp chín rồi không thì chết đói đấy".

Một hôm, lợi dụng lúc bọn Tải Chín Củi và tay chân không có mặt ở nơi lẩn trốn, ông Páo, chồng bà Pham về nhà lấy lương thực, bà nấu cơm cho ông ăn. Trong lúc ông Páo ăn cơm, bà từ từ nói: "Các ông còn trốn trên rừng bao lâu nữa? Mấy tháng rồi, lúa trên nương sắp chín, gạo chỉ còn vài bữa thôi, ông nghĩ sao? Những ngày sau đó, bà Pham kiên trì vận động chồng và những người khác từ rừng trở về. Bà giải thích cụ thể chính sách khoan hồng của Đảng, của Chính phủ cho họ nghe.

Ba hôm sau, có 2 người theo phỉ về nhà bà, hỏi: "Chúng tôi về ai đứng ra bảo đảm?". Thấy tình hình có nhiều chuyển biến tốt, lúc này bà nói một cách cương quyết: "Cán bộ trên huyện và tôi lấy tính mạng bảo đảm cho các ông, không bắt, không giết, cho về nhà với vợ con; nhưng các ông phải mang đầy đủ vũ khí và đồ dùng về hết, phải làm giấy cam đoan không theo phỉ". Hai người uống nước xong lại lên rừng.

Ngay đêm đó, 17 người trong đó có ông Lý Thừa Páo, chồng bà Pham mang 27 khẩu súng, 300 quả lựu đạn về trước. Tới nhà bà Pham, đồng chí Cam kiểm danh kiểm diện 137 người cùng vũ khí. Sau đó nhân danh Phó ban Cán sự huyện, Trưởng Công an huyện Bắc Hà, đồng chí tuyên bố khoan hồng cho tất cả về nhà làm ăn...

Tháng 5/1955, tổng kết công tác tiễu phỉ miền đông tỉnh Lào Cai tại huyện Bắc Hà, bà Triệu Mùi Pham được Ban Chỉ huy Mặt trận tiễu phỉ miền Đông tặng giấy khen và một chiếc khăn mặt.

Đầu năm 1960, bà Triệu Mùi Pham được vinh dự kết nạp Đảng tại Chi bộ xã Nậm Lúc. Từ nhà bà đến nơi họp chi bộ cách 16 cây số dù nắng mưa bà không bỏ một buổi sinh hoạt nào và bà tiếp tục làm công tác phụ nữ ở xã Nậm Đét. Năm 1963, Chi bộ xã Nậm Đét thành lập, bà được bầu làm Bí thư.

Bà kể tiếp: "Trong thời gian làm Bí thư, tôi được huyện cho đi học trường chính trị của tỉnh, được cán bộ huyện và cán bộ tăng cường hướng dẫn giúp đỡ tôi cố gắng học tập, mọi việc làm tôi đều chủ động suy nghĩ kỹ càng chuẩn bị rồi đưa ra tập thể bàn, đưa về vận động nhân dân thực hiện; việc khó, tôi lên huyện xin ý kiến cấp ủy, do đó tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, các đoàn thể quần chúng và chính quyền đều hoạt động tốt, Chi bộ xã Nậm Đét nhiều năm đạt danh hiệu chi bộ 4 tốt".

Năm 1965, bà được đi tham quan huyện Kiến Thụy, huyện Nguyên Dương Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Năm 1966, bà còn được huyện, được tỉnh cử đi họp hội nghị "Đại biểu các bí thư chi bộ miền núi giỏi" tại Thủ đô Hà Nội 10 ngày, được gặp Bác Hồ và cùng các đại biểu chụp ảnh chung với Bác

Phạm Ngọc Minh

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文