Người thầy giáo hơn 20 năm nuôi chữ nơi miền ngược

08:25 02/06/2016
Tôi hỏi thầy Trọng bao giờ về lại miền xuôi? Thầy khẽ bảo, đã “lỡ” gắn bó với nơi này rồi! Trên suốt chặng đường về, tôi tự hỏi, sao hơn 20 năm qua có rất nhiều cơ hội, nhưng thầy Trọng vẫn không về xuôi? Có lẽ với người thầy giáo ấy, tình yêu có lối đi riêng…

Nắng giữa trưa ở miền Tây Quảng Trị như xối lửa, thế mà ngôi trường cấp 1 Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa vẫn rất dịu mát. Thầy giáo Nguyễn Mai Trọng dẫn tôi dạo một vòng quanh sân, khoe những “công trình xanh” được thầy cô và học trò tự mày mò làm nên. Đó là những bức tường xanh mướt hoa lá, bể hoa súng, vườn treo hoa phong lan…

Giữa không gian xanh ấy được đặt những chiếc bàn cờ vua, vẽ trò chơi ô ăn quan lên nền gạch để học sinh giải trí giờ ra chơi; cảm giác thật gần gũi, thân thiện như đang sống trong ngôi nhà của mình.

Độc đáo tấm bản đồ Việt Nam được ghép bằng đá cuội ở Trường cấp 2 Hướng Phùng.

Sân trường còn có bản đồ Việt Nam với đầy đủ các quần đảo của Tổ quốc, bức tranh Thánh Gióng và nhà sàn Bác Hồ… Tất cả được ghép bằng đá cuội lượm từ các con suối, rất tỉ mỉ, công phu. Cột mốc chủ quyền biển đảo Trường Sa được xây dựng bằng nhựa mica ngay trước lối chính của dãy trường học.

Thầy Trọng bộc bạch: “Việc dạy học cho các em bằng kiến thức từ sách vở, nguồn tài liệu khác là chưa đủ. Đặc biệt, đối với học sinh bậc tiểu học chưa có điều kiện học nhiều từ thực tế, người thầy giáo vì thế cần phải xây dựng nên những mô hình dạy học trực quan sinh động để có thể nâng cao hiệu quả giáo dục một cách cao nhất. Từ ý nghĩ đó, tôi cùng giáo viên nhà trường phác thảo ý tưởng, thực hiện các mô hình này”.

Để hoàn thành các mô hình, từ giữa năm 2014, vào những ngày nghỉ, các thầy, cô giáo và học sinh cùng nhau ra con suối cách trường 5 cây số để nhặt đá cuội mang về. Mô hình được cô Lê Thị Niềm, giáo viên nhà trường phác thảo bằng máy tính rồi phóng kích cỡ ra thực tế. Có được mô hình chuẩn, thầy, trò dường như quên ăn, quên ngủ gắn đá cuội, trồng cây xanh hai bên bản đồ…

“Nếu mình cứ dạy học trò trên sách vở mà không tạo điều kiện cho các em hình dung về thực tế thì những bài học dù căn bản đến đâu cũng khó đọng lại trong trí nhớ các em. Cách làm của tôi cùng đồng nghiệp cốt để cho các em có cái nhìn thấu đáo, sâu rõ về cội nguồn của mình. Tình yêu Tổ quốc phải bắt nguồn từ sự tường tận về lịch sử của mình”, thầy Trọng chia sẻ.

Thầy Trọng và học sinh tại nhà sàn truyền thống của nhà trường.

Trong khuôn viên sân trường, ngoài những điểm nhấn đầy thu hút ấy còn có một ngôi nhà sàn đậm chất nhà sàn truyền thống của đồng bào vùng cao.

Thầy Trọng kể: “Hơn 20 năm gắn bó với đồng bào, chứng kiến bao sự đổi thay, tôi quyết định phục dựng ngôi nhà sàn này với gần 40 hiện vật mang đậm nét văn hóa đặc trưng của đồng bào, nhằm lưu giữ cho chúng khỏi sự mai một; nữa là tôi muốn làm điều gì đó tri ân bà con đồng bào nơi đây đã giúp tôi và các đồng nghiệp “cắm bản” hàng chục năm qua, miệt mài nuôi con chữ ở những vùng cao này”.

Hôm thầy Trọng cùng đồng nghiệp làm lễ khánh thành nhà sàn, rất đông bà con Bru - Vân Kiều có mặt từ sớm. Nhiều người mang theo hiện vật đến tặng. Già làng Hồ A Rỉa, thôn Xa Ry, tặng chiếc tẩu thuốc nặn bằng đất sét đã lưu giữ hơn 40 năm; già Côn Lơn cùng bản thì tặng chiếc khèn A Man từ đời cố mình để lại…

Hôm tôi đến trường, thầy Trọng đang trăn trở mô hình dẫn nước suối về sân trường, tạo cảnh quan với các dòng chảy đổ xuống khu vực một hồ nước. Chính giữa hồ là mô hình đảo Gạc Ma với các chiến sĩ đang tạo thành vòng tròn bất tử để bảo vệ Tổ quốc.

Thầy bảo, với mô hình này mình sẽ đưa vào giờ học ngoại khóa về giá trị tài nguyên nước và bài học lịch sử về trận hải chiến Gạc Ma năm 1988 cho các thế hệ học trò. Cùng với đó, thầy đang tiến hành làm nhà chờ cho phụ huynh.

Thầy bảo: “Cứ mỗi ngày tan trường, phụ huynh đến đón con phải đội nắng, mưa ngoài cổng trường nên tôi quyết tâm dựng một cái nhà chờ, đồng thời đặt ở đó kệ để sách báo và các văn bản liên quan cho phụ huynh đọc trong khi đợi con”. Hỏi kinh phí ở đâu?

Thầy Trọng cười hiền: “Ở tấm lòng các mạnh thường quân. Đến như phòng máy tính, vận động chưa đủ, tôi còn nợ cửa hàng 10 triệu đồng, mình làm được cái gì cho học sinh thì cứ làm, làm một cách minh bạch và hiệu quả thì các nhà hảo tâm họ sẽ ủng hộ!”, thầy nói. Tôi hỏi, thầy cạn ý tưởng chưa? Thầy khẽ bảo, còn nhiều lắm, ngôi trường như chính mảnh vườn nhà mình, có siêng năng, tận tình chăm chút mới có vườn cây trái tươi ngon”.

Nhắc tới hơn 20 năm “bám bản” dạy học, rồi cũng chỉ làm Hiệu trưởng một ngôi trường vùng cao như bây giờ, thầy Trọng thoáng chút suy tư: “Hồi đầu tiên tôi nhận công tác dạy học ở xã Thanh, được một tuần là bị sốt rét, phải chống gậy đi với sự hỗ trợ của đồng nghiệp...

Ngày đó đường sá không thuận tiện như bây giờ, mỗi lần ra Khe Sanh họp, xa tới mấy chục cây số; mùa mưa lụt phải bơi qua khe Bản Giai, xã Thuận; mình không sợ lũ cuốn mà chỉ sợ... mất con dấu nhà trường! Mưa hè thì đi bộ rồi đến đi xe đạp, mãi tới năm 1998 mới có xe thồ”. Điều gì đọng lại sau những tháng năm ấy?

Thầy Trọng bộc bạch từ tận đáy lòng: “Đó là các em học sinh, là con chữ Bác Hồ sáng lạn giữa đại ngàn Trường Sơn này!”.

Phan Thanh Bình

Công an tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Cảnh sát giao thông, Cục An ninh điều tra và các cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, khởi tố, bắt tạm giam 12 đối tượng có hành vi vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp với quy mô đặc biệt lớn, xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước, với số tiền giao dịch hàng nghìn tỷ đồng; liên quan trực tiếp hơn 9.000 người, trong đó có hơn 7.000 người Việt Nam và hơn 2.000 người Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia.

Ngày 21/5, Thiếu tướng Đặng Trọng Cường, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La cùng đoàn công tác Công an tỉnh đã tới thăm hỏi, động viên gia đình, người thân đồng chí Lò Văn Tân (SN 1984, là Tổ trưởng tổ bảo vệ ANTT cơ sở tại tiểu khu Ít Bon, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ.

Ngày 21/5, tại Hà Nội, nhiều hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 96 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025) và hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025 trong CAND đã được Cục Công tác Chính trị Bộ Công an chỉ đạo Ban Công đoàn CAND triển khai tổ chức.

Vào khoảng 10h30 ngày 21/5, do mâu thuẫn cá nhân, Võ Thế Hùng (SN 1982, trú thôn Tân Trại 1, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã dùng dao đâm vào vùng ngực ông Nguyễn Trung T (SN 1962, ở cùng thôn) khiến nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu.

Chiều nay 21/5, Công an tỉnh Phú Yên nhận được bức thư của chị Đoàn Thị Diễm N (SN 1992, trú ở xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) cảm ơn Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên và Công an xã Suối Bạc đã nỗ lực truy tìm, giải cứu chị gái của mình thoát khỏi bẫy lừa “việc nhẹ, lương cao”.

Ngày 21/5, Công an TP Hồ Chí Minh đã đến thăm hỏi, động viên và trao 50 triệu đồng tặng gia đình Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Công an đã anh dũng hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ tham gia phá chuyên án ma túy đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 21/5, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành phương án tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại các khu vực biển ven bờ và sông Hàn, áp dụng từ năm 2025 đến năm 2030 nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và du khách, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường và giữ gìn ANTT trên địa bàn.

Chiều nay (21/5), UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) cho biết, vừa xảy ra vụ nổ tại Công ty SGI Vina chuyên sản xuất nam châm vĩnh cửu Nd-Fe-B (đóng tại KCN Bắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành) làm 12 người bị bỏng, bị thương.

Ngày 21/5, Sở An toàn Thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Z.B, đơn vị chịu trách nhiệm công bố sản phẩm giảm cân X1000 do DJ Ngân 98 quảng cáo. Địa chỉ công ty được ghi nhận tại đường Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.

Trong những ngày vừa qua, mưa lớn đã xảy ra ở khu vực miền núi phía Bắc, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại một số địa phương. Dự báo, từ đêm 22/5 đến ngày 24/5, khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 250mm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.