Người thiếu niên xưa cùng mẹ Suốt chèo đò: Không chờ được tôn vinh

14:45 08/09/2011
Dòng sông Nhật Lệ gắn liền với những chuyến đò ngang của mẹ Suốt anh hùng đã tạc vào thơ ca như một biểu tượng về lòng yêu nước bất diệt của dân tộc Việt Nam. Trên dòng sông ấy, năm xưa có một người thiếu niên dũng cảm đã đồng hành với mẹ Suốt và chiếc đò ngang huyền thoại cùng đội mưa bom bão đạn, rẽ sóng nước đưa bộ đội sang sông…

Ngược về phía Tây TP Đồng Hới, chúng tôi theo con đường Lê Lợi đi đến Tiểu khu 9, phường Đồng Sơn (TP Đồng Hới - Quảng Bình) tìm gặp ông Lại Tấn Chuyên (66 tuổi), người năm xưa đã đồng hành với mẹ Suốt trên chuyến đò ngang huyền thoại.

Người lái đò năm ấy

Khá vất vả chúng tôi mới tìm được nhà của ông, đó là một quán nước nhỏ nép mình bên con đường Trường Sơn Đông. Tiếp chuyện chúng tôi, ông trầm ngâm kể lại một thời đã qua của mình cùng những chuyến đò ngang huyền thoại…

Ngày 5/8/1964, dựng nên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, đế quốc Mỹ đã dùng không quân và hải quân đánh phá ác liệt miền Bắc nước ta, với ý đồ đưa miền Bắc trở về “Thời kì đồ đá”. Do vị trí địa lí đặc biệt quan trọng nên Quảng Bình là một trong những điểm bị hải quân và không quân Mỹ đánh phá ác liệt nhất. Thị xã Đồng Hới và bến đò sông Nhật Lệ khi ấy trở thành “túi bom” của không lực Hoa Kỳ.

Trước tình hình đó, UBND xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới đã quyết định thành lập “tổ 3 phòng” (phòng gian, phòng hỏa, phòng tai nạn) nhằm triển khai nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu chống Mỹ.

Mẹ Suốt (Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Suốt) dù đã 60 tuổi nhưng không quản ngại nguy hiểm đã xung phong nhận việc chèo đò đưa bộ đội sang sông Nhật Lệ. Lúc đó, ông Lại Tấn Chuyên mới 14 tuổi, được “tổ 3 phòng” giao nhiệm vụ hỗ trợ mẹ Suốt lái đò: “Tui to khỏe nhất trong đám thiếu niên cùng trang lứa nên được Ủy ban phân công cùng phụ chèo đò với mẹ Suốt. Lúc đó còn trẻ lắm, có biết sợ là chi mô, thấy vui nữa là đằng khác! Mọi người đều sinh hoạt ở dưới hầm, mình được tự do ở trên sông, còn ai bằng mình nữa!”.

Ông kể tiếp, trên dòng sông Nhật Lệ năm ấy, hằng ngày, hải quân và không lực Hoa Kỳ đua nhau bắn phá điên cuồng, thế nhưng tay chèo của mẹ Suốt và ông vẫn không hề ngừng nghỉ. “Chúng phá thì mặc cho chúng phá. Việc tui chèo đò thì tui cứ chèo. Ai làm việc đó! Có chết thì tui chết vì nước, vì dân tộc, có gì đâu mà phải lo! Mẹ Suốt 60 tuổi còn không sợ, tui còn trẻ khỏe thì sợ gì!”.

Những năm tháng đó, ông chèo phách cùng mẹ Suốt chèo lái đã đưa hàng ngàn chuyến đò chuyên chở bộ đội, vũ khí sang sông an toàn.

Sau những năm cùng mẹ Suốt đội mưa bom trên dòng sông Nhật Lệ, tuổi 20, ông lên đường vào lực lượng Thanh niên xung phong, phục vụ cung đường 16 và 20 Quyết Thắng - thuộc tuyến đường Trường Sơn. Trong một lần làm nhiệm vụ, ông bị thương nặng do trúng phải đạn pháo của máy bay Mỹ. Ông được đơn vị cho lui về tuyến sau và chuyển ra Bắc điều trị. Vết thương tạm lành, ông về công tác tại Cục Xăng dầu, thuộc Đoàn 559.

Năm 1975, hoà bình lập lại, ông xuất ngũ và về lại với quê hương Bảo Ninh. Lúc này, mẹ Suốt đã không còn nữa.

Nhân chứng rơi vào quên lãng

Chiến tranh qua đi, mẹ Suốt cùng chuyến đò huyền thoại được Đảng và Nhà nước vinh danh, truy tặng danh hiệu Anh hùng. Còn ông lại lặng lẽ trở về với đời thường, sống một cuộc sống bình dị bên con đường Trường Sơn, nơi từng in dấu những năm tháng hào hùng của tuổi trẻ. “Khi đất nước cần thì tui tự nguyện ra đi, khi không cần nữa thì tui trở về. Trong chiến tranh, đã là người Việt Nam thì ai ai cũng đều như vậy cả!...” - ông nói.

Lật lại cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Bảo Ninh” (được Đảng bộ và nhân dân xã Bảo Ninh hoàn thành năm 2007), trong đó có đoạn viết: “Anh Lại Tấn Chuyên ở làng Trung Bính đã dũng cảm cùng mẹ Suốt chèo đò trên dòng sông Nhật Lệ để hoàn thành nhiệm vụ trong những ngày đầu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ…”. Âu, đây cũng là sự ghi nhận của nhân dân Bảo Ninh cho những chiến công thầm lặng của ông.

Trong cuốn phim “Mỹ muốn chơi với lửa, Mỹ sẽ thiêu thân” do các nhà làm phim Quân đội và Nhật Bản thực hiện năm 1965, vừa được Đài Truyền hình Việt Nam công chiếu, nhiều người (và cả chính tôi - một người con Quảng Bình) đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy trong cảnh mưa bom bão đạn của giặc Mỹ, bên cạnh tay chèo mẹ Suốt còn có một người thiếu niên dũng cảm giữ phách cho thuyền. Vâng, đó chính là ông, Lai Tấn Chuyên.

Lại Tấn Chuyên cùng mẹ Suốt trên chiếc đò ngang huyền thoại.

Trên khung ảnh kỷ niệm của gia đình mình, có bức ảnh chụp ông cùng mẹ Suốt (được các phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam gửi tặng) được ông xem như là một kỉ vật và đặt trang trọng ở ngay chính giữa gian nhà.

Bưng ra một chồng giấy tờ đã ngả màu vàng úa, ông nói rằng, đó là tất những tài liệu xác nhận công lao của ông suốt bao nhiêu năm chiến tranh đã qua. Trong những tài liệu xác nhận đó, có những giấy tờ do chính Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, và Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đích thân ký. Và trong hơn 10 năm qua, ông đã cầm trên tay tất cả các tài liệu xác nhận đó đến các nơi để xin làm chế độ, nhưng rồi vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà ông đành lặng lẽ trở về.

Với những cống hiến to lớn của tuổi thanh xuân trên dòng Nhật Lệ và trên cung đường Trường Sơn huyền thoại, đáng lẽ, công lao của ông phải được ghi nhận nhiều hơn nữa. Thế nhưng, cho đến nay, ngoài khoản trợ cấp 500 ngàn đồng/tháng dành cho thương binh hạng 4/4, ông không có thêm một khoản trợ cấp nào khác.

Nghiệm về cuộc đời mình, ông nói: “Tuổi trẻ tui hy sinh vì đất nước, vì dân tộc. Sau ni chết đi rồi tui không hối hận bất cứ điều gì nữa cả!”…

…Chia tay ông, chúng tôi rời TP Đồng Hới, để lại sau lưng dòng Nhật Lệ xanh ngắt vẫn từng ngày trôi đi lặng lờ, yên bình. Trên dòng sông ấy, có một con người đã lặng lẽ đi vào huyền thoại như là một nhân chứng sống cho một thời đại lịch sử hào hùng của dân tộc - ông là Lại Tấn Chuyên

Lãng Phong

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文