Nhà máy của 8 nông dân ở Kon Tum

15:01 17/03/2008
Cách thị xã Kon Tum hơn 5km về phía Tây, trên đỉnh lộ 671 đi về phía huyện biên giới Sa Thầy, có một nhà máy nằm trên địa bàn xã Vinh Quang đêm ngày nhộn nhịp, người xe hối hả với bộn bề công việc… Đó là Nhà máy Chế biến mủ cao su Vinh Quang được xây dựng trên một vùng đất hoang giữa ngút ngàn cao su đang vào mùa khai thác.

Từ nỗi lo chung của người dân

Ông Phạm Ngọc Dự, một trong 8 nông dân sáng lập ra nhà máy này cho biết, xã Vinh Quang có trên 400 ha cao su tiểu điền được bà con trồng từ năm 1998 đến năm 2000 theo Chương trình 327 của Chính phủ.

Đến năm 2004, một số diện tích đã cho khai thác nhưng sản phẩm mủ tiêu thụ khó hoặc bị tư thương ép giá. Sản phẩm mủ cao su càng nhiều thêm, bà con khai thác lại không tập trung, tiêu thụ trôi nổi trên thị trường, một số người dao động, chán nản không muốn dốc sức cho loại cây được xác định chiến lược ở vùng đất này nữa.

Nhưng là người tâm huyết với cây cao su, anh Nguyễn Thắng đã tìm đến Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật cao su Tây Nguyên ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai để tìm hiểu. Tại đây anh được các chuyên gia đầu ngành tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chuyển giao công nghệ chế biến mủ cao su.

Chưa yên tâm, anh còn lặn lội vào Bình Dương, tìm đến xí nghiệp chế biến mủ cao su để học cách quản lý, tổ chức sản xuất ở những nơi này.

Trở về Kon Tum, anh vận động thuyết phục được 4 thanh niên đã tốt nghiệp THPT đang làm nông tại quê nhà để đưa các em vào học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ chế biến. "vạn sự khởi đầu nan" mọi cái vô cùng gian khó lúc ban đầu, tưởng chừng những ý tưởng và ước vọng về một nhà máy sẽ không bao giờ thành hiện thực.

Gặp những người cùng ý tưởng

Không có vốn, Nguyễn Thắng đem ý tưởng muốn thành lập nhà máy thu mua sản phẩm của nông dân, tạo công ăn việc làm cho thanh niên trong xã, góp phần giải quyết vấn đề xã hội, thì nhiều người cho rằng "tay này không bình thường mất rồi". Từ trước đến nay, "nhà máy" chỉ có Nhà nước mới làm được chẳng có chuyện ngược đời, nông dân đi làm nhà máy. Nghĩ vậy, nên bàn vào thì ít mà tãi ra thì nhiều.

Nhưng Nguyễn Thắng không nản, anh rủ Phạm Ngọc Dự, đảng viên vừa nghỉ công tác tại xã. Anh Dự đồng ý ngay và thế là hai anh em vạch ra phương án, kế hoạch chi tiết, đồng thời thuyết phục thêm 6 nông dân nữa đều ở xã Vinh Quang.

Họ gom được tất cả khoảng 1 tỷ đồng, trong đó riêng ông Trần An góp một mảnh đất hơn 4.000m để xây dựng nhà máy với quyết tâm "thành công cùng hưởng, thất bại cùng chịu" và phân việc cụ thể cho mỗi người.

Đến giữa năm 2005, tiếng máy đã reo vui trên vùng đất của xã Vinh Quang, mảnh đất của nhà ông Trần An ngày trước hoang vu bây giờ nhộn nhịp, kẻ bán người mua tấp nập…

Ban chủ nhiệm tuyển 25 công nhân là thanh niên nam nữ trong xã vào làm việc tại nhà máy. Trong đó, có 4 công nhân kỹ thuật, 4 công nhân chuyên lo thu mua sản phẩm, một bộ phận lo tiêu thụ và còn lại là lao động phổ thông, trong đó có 4 người là đồng bào là dân tộc Ba Na ở làng Đăk Choả, xã Vinh Quang.

Lương bình quân của công nhân được trả từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng/ người/ tháng, các chế độ bảo  hiểm xã hội, hợp đồng lao động được thực hiện đầy đủ.

Bà Trần Thị Nhã, một trong 8 thành viên quản lý của nhà máy cho biết, hiện nay trên địa bàn xã Vinh Quang có trên 3.000 ha cao su của nông dân đã khai thác, trong đó có khoảng 60 ha của 90 hộ là bà con dân tộc Ba Na thuộc 2 làng Plei Chưm và Đăk Choả, bà con khai thác đến bán cho nhà máy.

Ngoài việc bà con xã Vinh Quang bán sản phẩm cho nhà máy thì còn rất nhiều hộ ở thị xã Kon Tum, huyện Sa Thầy và cả ở huyện Chư Pả của tỉnh Gia Lai cùng mang sản phẩm đến bán ở đây. Nhà máy mua với giá cả thị trường, trả tiền ngay rất sòng phẳng, nên đã hấp dẫn khách hàng.

Ông A Nhơn, già làng Đăk Choả phấn khởi: "Cảm ơn nhà máy đã giúp bà con tiêu thụ sản phẩm, không còn lo bị ép giá hoặc không có nơi tiêu thụ nữa".

Trao đổi với chúng tôi, ông Lý Tấn Bông, Chủ tịch UBND phường Ngô Mây (địa bàn nhà máy đứng chân) cho biết, đây là một mô hình làm ăn mới và hiệu quả, giải phóng sức sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Doanh nghiệp còn tích cực đóng góp vào công tác xã hội, từ thiện của phường. Chính quyền và các ngành của phường Ngô Mây đã và đang tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thương hiệu trên thương trường.

Ông Thắng xăng xái dẫn tôi đi xem cơ ngơi nhà máy. Từ khi đi vào sản xuất đến nay, những con người ở đây đã làm ra trên 600 tấn mủ khô, tương đương với gần 20.000 tấn mủ tươi, doanh thu đạt khoảng 25 tỷ đồng. Anh cho biết lợi nhuận của năm 2007 trên 200 triệu đồng nhưng anh em thống nhất chưa chia lợi tức mà tiếp tục đầu tư tái sản xuất, mở rộng nhà xưởng và quy mô của nhà máy.

Với việc đã xây dựng xong 16 hồ đánh đông, 3 lò sấy, 3 nhà phơi, 1 nhà xưởng bảo đảm đầy đủ với quy trình sản xuất khép kín, sản phẩm chất lượng cao. Từ một suy nghĩ đầy quyết tâm và táo bạo, 8 nông dân "ngược đời" này đã chung tay dựng nên một nhà máy. Dòng nhựa trắng từ Cao Nguyên xa xôi này đang tỏa đi khắp nơi

Nguyễn Văn Chiến

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Chúng tôi đến thăm Thư viện Tưởng niệm Các Mác và Trường Công nhân tại thủ đô London (Anh) vào một ngày nắng đẹp. Khám phá Thư viện, thấy nhiều điều thú vị về cuộc đời hoạt động của nhà tư tưởng cách mạng tiến bộ, lỗi lạc C. Mác. Có thể khẳng định đây là nơi một "kho báu" lưu giữ giá trị của Chủ nghĩa Mác giữa lòng Chủ nghĩa Tư bản.

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

Một quan chức cấp cao tại bang Baja California (Mexico) hôm 4/5 thông tin, các thi thể được tìm thấy dưới một đáy giếng ở khu vực Ensenada của bang này rất có thể là của các vận động viên lướt sóng quốc tịch Mỹ và Australia, vốn được thông báo mất tích hồi tuần trước. 

Giới chức Pháp hôm 4/5 cho biết, ít nhất một người đã thiệt mạng và sáu người khác bị thương trong vụ xả súng xảy ra ở ngoại ô phía Bắc Thủ đô Paris. Vụ xả súng này được cho là liên quan tới các băng nhóm buôn bán ma túy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文