Nhân giống cây trồng, góp phần bảo tồn nguồn dược liệu quý

07:51 17/04/2017
Anh Hà Văn Đại (36 tuổi) là một trong những gương tiêu biểu trong lập nghiệp ở xã Đăk Long, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Từ hai bàn tay trắng, đến nay, anh Đại đã có tổng diện tích ươm trồng gần 7ha các loại cây dược liệu như sâm dây, sâm đương quy và một số loại cây dược liệu khác, cho thu nhập trên 800 triệu đồng mỗi năm.


Năm 2002, anh Đại một mình từ Nghệ An vào Kon Tum tìm việc, trải qua nhiều nghề từ làm thuê đến bào chế thuốc cho cửa hàng thuốc Bắc Thái Hòa ở thành phố Kon Tum. Anh luôn mong muốn phát triển kinh tế từ cây dược liệu.

Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm và trau dồi thêm kiến thức về cây dược liệu, năm 2009, sau khi tích lũy được một số vốn, anh Đại đã quyết định kinh doanh cây dược liệu. Trong thời gian kinh doanh, anh Đại nhận thấy nếu người dân chỉ khai thác triệt để nguồn sâm dây, một loại cây dược liệu, chỉ vài năm nữa là không còn nguồn hàng để kinh doanh. Từ đó, anh nghĩ đến phương pháp nhân giống sâm dây.

Anh đã lên phía thượng nguồn vùng đất Kon Plong, tìm hiểu khí hậu, thổ nhưỡng và đầu tư mua 7ha đất rừng với giá 350 triệu đồng để thực hiện dự án nhân giống cây dược liệu của mình. Hiện, anh Đại đã trồng gối đầu gần 500.000 cây giống sâm dây và sâm đương quy mỗi năm nhưng vẫn không có đủ cây giống cung cấp cho bạn hàng.

Khi mới bắt đầu thực hiện việc nhân giống cây trồng, anh Đại lên huyện Tu Mơ Rông thu mua sâm dây đem về vừa để bán vừa để nhân giống cây trồng. Thế nhưng, do chưa đủ kỹ thuật cộng với cây giống khi vận chuyển bị trầy xước nên tỷ lệ giống sống thấp.

1kg sâm dây khoảng 60 củ, khi trồng chỉ phát triển được 20 củ, tỷ lệ cây sống mới đạt 20%. Thấy trồng bằng củ không hiệu quả, anh Đại chuyển hướng sang thu mua trái sâm dây về nhân giống. Tranh thủ thời điểm chuyển sang mùa mưa, anh gieo hạt đại trà xuống đất.

Tuy nhiên, cây không phát triển vì trời mưa nhiều dẫn đến cây bị úng và nhiễm bệnh. Để khắc phục, anh Đại tiếp tục tập trung cải tạo, xử lý đất, gieo hạt xong anh cho phủ lá thông lên bề mặt đất để giữ đủ độ ẩm cho cây sâm giống phát triển.

Thử nghiệm thành công, anh Đại nhân rộng ra hai sào cây giống sâm dây từ hạt. Được trồng theo mô hình khép kín, giống sâm dây khỏe hơn và ít sâu bệnh. Chỉ trong 2 năm, với hai sào sâm, anh Đại đã thu hoạch được một tấn củ sâm.

Toàn bộ số củ sâm được anh Đại đem ươm để lấy cây giống bán ra thị trường. Chưa có bạn hàng, anh Đại ngược xuôi khắp nơi trong tỉnh Kon Tum để tìm "đầu ra" cho cây giống.

Thành công với việc ươm giống sâm dây, đến năm 2014, anh Đại tiếp tục tìm hiểu và trồng thêm cây sâm đương quy. Lần này có kinh nghiệm hơn, anh Đại ra Viện Dược liệu Trung ương để mua giống sâm đương quy Nhật Bản về trồng.

Đợt đầu, anh mua thử nghiệm 1kg hạt với giá 3 triệu đồng. Sau khi làm đất kĩ lưỡng, anh ươm thử nghiệm 1/2kg hạt giống sâm đương quy Nhật Bản.

Anh Đại cho biết trong quá trình ươm trồng, cây sâm đương quy cũng bị chết một ít nhưng nhìn chung hiệu quả cao. Sau 12 tháng trồng cây sâm đương quy trên 2 sào đất, anh thu về 85 triệu đồng/ tấn củ sâm đương quy.

Anh Đại chia sẻ: Sau khi thử nghiệm thành công, anh mạnh dạn nhân rộng cây ra diện tích lớn hơn vừa trồng gối đầu. Có đợt, khi vừa xuống giống trồng cả sâm dây và sâm đương quy, trời mưa to khiến cây giống bị hư hỏng. Anh rất nản nhưng rồi lại nghĩ có thất bại mới thành công, anh lại tự động viên mình cố gắng.

Giờ đây, anh Đại không còn phải đi tìm bạn hàng, chất lượng cây giống vườn sâm của anh đã lan truyền trên địa bàn các huyện trong tỉnh Kon Tum, đến tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk.

Nhiều thời điểm "cháy hàng", anh phải nhân rộng thêm kịp thời để đáp ứng nguồn giống dược liệu cho khách hàng. Với nghề nhân giống cây dược liệu, anh Đại đã tạo việc làm ổn định cho 5 nhân công thường xuyên với mức lương 4-5 triệu đồng/tháng.

Hiện, anh Hà Văn Đại đang xây dựng đề án phát triển sản phẩm sâm dây và đương quy trên địa bàn huyện Kon Plông. Thời gian tới, anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất giống và hướng sang trồng lấy củ, chế biến dược liệu khô để phân phối rộng rãi trong cả nước.

Thời gian tới, anh Đại dự kiến nhân giống khoảng 500.000 giống cây dược liệu với 200.000 giống sâm đương quy trên diện tích 3 sào đất, 300.000 giống sâm dây trên diện tích 5 sào đất.

T.K

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文