Nhịp sống Trường Sa

15:57 20/03/2017
Trường Sa- quần đảo nơi tuyến đầu Tổ quốc, ở đó, từng phiến đá, don cát, ngọn cỏ, ngọn sóng đều mang hình hài dân tộc. Ở đó, mỗi người lính là cột mốc sống, mỗi đảo nhỏ là một pháo đài, mỗi cây phong ba là một lá chắn canh biển từ phía chân trời.


Sau 42 năm  xây dựng chiến đấu và trưởng thành, Trường Sa đang từng ngày thay da đổi thịt, khoác lên mình màu áo mới. Cái mới của Trường Sa hôm nay, không chỉ những ngôi nhà mới vững chãi trước bạt ngàn nắng gió, những cột điện thẳng tắp lung linh soi bóng xuống triền biển lúc đêm về, sự vững vàng tay súng của cán bộ chiến sĩ; mà mới về sức sống sinh sôi mãnh liệt của một thị tứ lung linh giữa biển Đông.

Vào đảo Sinh Tồn

Ai đã từng đi chân trần trên cát Trường Sa? Ai đã từng đứng trên sân băng Trường Sa bên cột mốc chủ quyền hát vang “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước”? Và ai đã cầm đóa hoa cúc vàng thả xuống biển Cô Lin viếng 64 liệt sĩ đã ngã xuống nơi này trong trận hải chiến Trường Sa 1988? Chắc hẳn, trong tim mỗi người không thể nào quên cảm giác tự hào về Tổ quốc mình.

Tuần tra trên biển

Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam, đó là mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc được kiến tạo từ giữa thế kỷ XVII. Ở “bãi cát vàng giữa” ngàn khơi ấy, từng viên sỏi, hạt cát; mỗi ngọn sóng, cỏ cây; mỗi phiến đá, lớp san hô tận đáy đại dương đều mang hình hài dân tộc. 

Chở quà vào đảo Sơn Ca
Ca sĩ Mai Khôi (phải) song hành cùng chiến sĩ đảo Sinh Tồn

Sóng biển Trường Sa hôm qua hòa máu đào chiến sĩ, sóng biển Trường Sa hôm nay có triệu giọt mồ hôi. Tất cả sự hi sinh của ngày hôm qua, sự hiện diện hôm nay là biểu hiện của ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam, mà những người lính Trường Sa là hiện thân của ý chí sắt thép kiên cường ấy.

Trường Sa đang từng ngày thay da đổi thịt. Ở nơi đầu sóng ngọn gió ấy, những người lính “áo vằn cánh sóng” đang ngày đêm vững vàng tay súng, canh đảo, nhưng cũng hòa cùng nhịp sống đất liền.

Bên cột mốc chủ quyền Sơn Ca
Chia nhau từng vốc nước ngọt
Ca sĩ Thanh Thúy hát cùng lính Sơn Ca
Tiến bước dưới quân kỳ
Những đứa trẻ Trường Sa lớn
Phút giải lao, điện thoại về đất liền thăm người thân
Nhóm MTV cùng ca sĩ Mai Khôi hát cùng lính đảo Sơn Ca
Chiến sĩ tín hiệu đảo Nam Yết ra tín hiệu cho tàu cặp cảng
Hát ở đảo chìm Cô Lin
“Chú khuyển” mến khách đất liền
Trường Sa  lớn chào đón đất liền
Tạm biệt đảo Sinh Tồn
Lê Đình

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Đảng ủy Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: đồng chí Đại tá Trần Đào, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông từ trần vào hồi 12h45’ ngày 1/5/2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.