Nhớ lời Bác Hồ dạy: Phải tôn trọng cử tri

18:31 22/05/2011
Có một kỷ niệm rất sâu sắc về Bác Hồ liên quan đến công tác bầu cử, đó là lần đồng chí được bảo vệ Bác Hồ đi bỏ phiếu bầu HĐND các cấp tại nhà thuyền (Hồ Tây) vào chiều 27/4/1969. Lần đó tuy bảo vệ Bác tuyệt đối an toàn, nhưng đã để lại cho bản thân ông và các chiến sỹ cận vệ bài học vô cùng quý giá, mỗi lần nghĩ đến lại thấy rất ân hận vì đã có lỗi với Bác...

Trong hơn hai mươi năm vinh dự được bảo vệ Bác Hồ từ tháng 5 năm 1945 đến khi Người qua đời, đồng chí Hoàng Hữu Kháng là một trong 8 người vinh dự được Bác Hồ đặt tên như khẩu hiệu sống: Trường - Kỳ - Kháng - Chiến -  Nhất - Định - Thắng - Lợi.

36 năm tham gia lực lượng cảnh vệ, trong đó có 28 năm là lãnh đạo cục, đồng chí Hoàng Hữu Kháng - nguyên Cục trưởng Cục Cảnh vệ (nay là Bộ Tư lệnh Cảnh vệ) có rất nhiều kỷ niệm về Bác Hồ. Nhưng có một kỷ niệm rất sâu sắc, đó là lần đồng chí được bảo vệ Bác Hồ đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân các cấp tại nhà thuyền (Hồ Tây) vào chiều 27/4/1969. Lần đó tuy bảo vệ Bác tuyệt đối an toàn, nhưng đã để lại cho bản thân ông và các chiến sỹ cận vệ bài học vô cùng quý giá, mỗi lần nghĩ đến lại thấy rất ân hận vì đã có lỗi với Bác.

Thời gian đó, sức khỏe của Bác không được tốt, việc đi lại rất khó khăn. Sắp đến ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, các đồng chí cận vệ rất lo lắng chuẩn bị kế hoạch bảo vệ và tìm chọn trước nơi bỏ phiếu thuận tiện nhất để Bác đến bỏ phiếu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của Người.

Trước tình hình đó, lãnh đạo Cục Cảnh vệ chỉ đạo một số đơn vị cử người đi khảo sát một số tổ bầu cử xung quanh khu vực quận Ba Đình thì thấy hòm phiếu số 6, tiểu khu I, khu phố Ba Đình đặt tại nhà thuyền (Hồ Tây) là thuận tiện hơn cả. Vì ở đây phố xá không đông đúc, đường đi từ nhà sàn (nơi ở và làm việc của Bác) đến nơi bỏ phiếu lại gần, đường đi vào nơi đặt hòm phiếu bằng phẳng không có các bậc lên xuống.

Sau khi đi khảo sát về, đơn vị bảo vệ Bác xây dựng kế hoạch và yên tâm triển khai phương án bảo vệ. Khi bàn về thời gian đưa Bác đi bỏ phiếu, có ý kiến đề nghị nên đưa Bác đến bỏ phiếu trước giờ khai mạc. Ý kiến này không được chấp thuận vì như vậy trái với thể lệ bầu cử.

Một ý kiến khác đề nghị bố trí Cảnh sát đứng sẵn, khi Bác đến thì đề nghị cử tri dừng lại để Bác bỏ phiếu trước. Ý kiến này cũng không được chấp thuận, làm như vậy Bác sẽ không hài lòng vì đã có nhiều lần Bác phê bình lực lượng Cảnh vệ để Người xa cách nhân dân.

Đồng chí Hoàng Hữu Kháng đưa ra ý kiến, đưa Bác đi bỏ phiếu vào buổi chiều, vì thời gian này Tổ bầu cử trên không đông người như buổi sáng. Phương án này khả thi hơn cả nên được đơn vị nhất trí và triển khai.

Buổi chiều 27/4/1969, trong không khí của ngày bầu cử Hội đồng nhân dân, trên các tuyến phố biểu ngữ và cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, các đồng chí cận vệ trịnh trọng lên mời Bác đi bỏ phiếu. Ngồi trên xe cùng với Bác có đồng chí Vũ Kỳ - thư ký của Bác, đồng chí Phạm Lê Ninh - cận vệ của Bác, đồng chí Hoàng Hữu Kháng đi xe sau để chỉ đạo công tác bảo vệ.

Xe Bác qua cổng Đỏ, vòng qua vườn hoa Mai Xuân Thưởng rồi dọc theo đường Thanh Niên đến hòm phiếu số 6, tiểu khu I đặt tại nhà thuyền Hồ Tây. Khi Bác đến, tổ bầu cử có ý cho cử tri dừng lại để Bác bầu cử trước. Thấy vậy, Người không đồng ý và gương mẫu chờ đến lượt mình mới lấy lá phiếu và bầu cử. Bác yêu cầu đưa lý lịch của những người ứng cử để Người cân nhắc lựa chọn.

Một nhà báo định chụp ảnh Bác đang bầu cử, Người đã lấy tay che lá phiếu và nói: "Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải tôn trọng cử tri. Phải tôn trọng tự do và bí mật của công dân!". Bỏ phiếu xong, Bác vui vẻ nói chuyện với mọi cử tri và hỏi thăm tình hình bầu cử ở đây, không khí thật vui vẻ và ấm cúng.

Sợ ảnh hưởng đến công việc của Bác, đồng chí Hoàng Hữu Kháng đến mời Bác ra về. Mọi việc tiến hành chu đáo, chặt chẽ theo đúng kế hoạch. Bác ra về không gặp trở ngại nào. Mọi người ai cũng phấn khởi đưa Bác về. Không ngờ về đến Phủ Chủ tịch, Bác xuống xe quay sang hỏi đồng chí Hoàng Hữu Kháng:

- Chú có biết vì sao Nguyễn Hải Thần bị nhân dân ta khinh ghét không?

Bị Bác hỏi bất ngờ, đồng chí Hoàng Hữu Kháng hơi lúng túng, nhưng cố trấn tĩnh. Đồng chí nhớ năm 1945, mỗi lần Nguyễn Hải Thần đi đâu bọn lính bảo vệ ông ta ngồi trên xe lăm lăm súng lưỡi lê tuốt trần và còn đặt khẩu đại liên "diễu võ giương oai". Nghĩ vậy, đồng chí Hoàng Hữu Kháng trả lời:

- Thưa Bác! Vì bọn bảo vệ Nguyễn Hải Thần lố lăng quá!

Bác hỏi tiếp:

- Chú có biết ai bảo vệ an toàn cho Bác không?

Trong thực tế công tác và được Bác dạy bảo nhiều lần, hiểu ý Bác, đồng chí Hoàng Hữu Kháng thưa:

- Thưa Bác! Nhân dân ạ!

Nghe Bác hỏi, đồng chí Hoàng Hữu Kháng thấy cuộc bảo vệ Bác hôm đó có điều gì sơ suất khiến Bác chưa hài lòng. Đồng chí tự kiểm tra lại kế hoạch và phương án bảo vệ vừa thực hiện nhưng chưa thấy gì sai sót lớn.

Sau này, đồng chí cận vệ ngồi cùng xe Bác cho biết, khi Bác đến nơi bỏ phiếu, nhìn thấy vắng cử tri, Người không vui. Khuyết điểm của các đồng chí cảnh vệ là còn suy nghĩ đơn giản, do quá lo về công tác bảo vệ mà thiếu lòng tin vào quần chúng nhân dân, chưa gắn chặt công tác bảo vệ với quan điểm quần chúng

Phương Thanh

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文