Nhớ về anh, nguyên Đoàn trưởng Vũ Kỳ

07:55 20/04/2005
Chuyện đại sự mà mọi người chúng ta đều biết là anh Kỳ đã chứng kiến duy nhất từ đầu chí cuối và cũng là người duy nhất được Bác Hồ giao cho cất giữ 4 bản thảo "Tài liệu tuyệt đối bí mật" - bản di chúc của Bác.

Anh tuổi Dậu - Tân Dậu (1921). Tên thật Vũ Long Chuẩn, bí danh Nguyễn Cần. Kỳ là một trong 8 tên gọi: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi, được Bác Hồ đặt cho để giữ bí mật và nhắc nhau luôn nhớ nhiệm vụ, tin tưởng ở cuộc kháng chiến của dân tộc sẽ thành công. Đó là 8 anh em đi theo phục vụ Người trên đường từ Hà Nội lên chiến khu ATK Việt Bắc, dừng lại tại xã Cổ Tiết, Tam Nông, Phú Thọ ngày 6/3/1947.

Quê xã Mễ Sơn, Thường Tín, Hà Tây, anh học trường Bưởi, tham gia phong trào yêu nước, hoạt động trong Đoàn thanh niên phản đế từ năm 1936, trở thành đảng viên Cộng sản năm 1940. Bị địch bắt giam ở Hỏa Lò năm 1942. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945, anh kể, Chi bộ Đảng trong nhà tù tổ chức vượt ngục cùng các anh Trần Đăng Ninh, Đỗ Mười, Bùi Lâm...

Anh xin phép ra trước bằng cách lợi dụng khi anh em thường phạm đem cơm sang cho khu chính trị phạm, anh đánh tráo tấm vải màu đeo ở ngực, lót tiền cho cai ngục rồi trốn về quê. Ngày ngày, anh lấy lá cây cọc rào giã nát vắt nước bôi lên đầu cho tóc nhanh mọc, đề phòng lính Nhật lùng sục, lật mũ, thấy trọc bắt lại.

Tối 23/8/1945, Bác Hồ vừa từ Tân Trào về ở 48 Hàng Ngang, Hà Nội, thì bốn hôm sau, tối 27/8, đồng chí Trần Đăng Ninh đưa anh đến đây nhận giúp việc Người. Tổ chức chọn anh giúp việc Bác vì anh có "lợi thế": Thông  thuộc địa hình Hà Nội và giỏi tiếng Pháp.

Tổ trưởng Tổ bảo vệ Hoàng Hữu Kháng, sau này là Cục trưởng Cục Cảnh vệ Bộ Công an, có lần nói: May mà có anh Kỳ thông thuộc ngõ ngách phố xá, cùng anh em luôn đề xuất các kế hoạch đưa đón an toàn tuyệt đối cho lãnh tụ.

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới, Bác Hồ giao cho anh làm Đoàn trưởng Đoàn Thanh niên xung phong từ năm 1953 đến năm 1956. Ngày nghỉ hưu, anh Vũ Kỳ, nguyên Đoàn trưởng của chúng tôi (gồm hơn hai vạn cán bộ, đội viên, trong đó ngành Công an có trên một nghìn), gặp nhau anh vẫn nói: "Trước sau như một, anh em cứ gọi tôi bằng anh cho nó thân mật, trẻ trung với nhau như thời xưa...".

Pho sách sống về Bác Hồ

Là "quân" của anh, làm đường trong ATK và sau này về Hà Nội ở Bộ Ngoại giao, cứ tối thứ bảy tôi được sang Phủ Chủ tịch xem phim, văn công. Thời kỳ này, tôi chỉ biết chứ chưa được gặp anh. Sau sang Bình Nhưỡng, Moskva công tác ở Đại sứ quán, tôi mới có một vài dịp gặp anh và được giao đôi ba việc giúp phái đoàn của ta do Bác dẫn đầu. Nhiều năm nay, anh bị bệnh nặng, tôi mới thường xuyên được sang nhà giúp anh tập luyện dưỡng sinh chữa bệnh.

Anh kể: "Bệnh của mình không ai có tiền lệ sống được quá 5 năm”. Vậy mà anh tròn 8 năm. Anh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần lạc quan, kiên trì rèn luyện chống lại tật bệnh, một tấm lòng nhân ái, một nhân cách lớn. Vào bệnh viện nằm, trên giường bệnh, anh vẫn sẵn sàng tiếp xúc, kể chuyện về Bác Hồ với các nhà báo, đọc cho con cháu chép bài viết của mình. Tôi cũng được đọc cho anh nghe, viết để anh chữa.

Tôi thấy rõ ở anh như một kho báu chuyện hấp dẫn và bổ ích về Bác Hồ mà chúng ta chưa biết được bao nhiêu. Điều hết sức lạ lùng nữa, là qua anh kể, mọi việc lớn nhỏ ta làm, Bác Hồ đều đã chỉ dạy cặn kẽ. Chuyện quá nhỏ nhặt như khi tôi đề ngày chụp vào sau tấm ảnh, bút không ra mực, anh bảo: Trước khi viết, Bác Hồ thường lấy ngón tay quệt nhẹ chút nước cho hết lớp màng bóng trên mặt giấy ảnh đi rồi mới viết.

Vị “tiểu đồng”

Đầu tháng 4/2002, Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo thế giới tại quê Phật tổ Thích Ca Mâu Ni ở Lâm Tỳ Ni Nepal, Thượng tọa Thích Huyền Diệu về nước tới thăm anh. Khách tự giới thiệu mình là người làm vườn kiêm quét chùa. Chủ nhà cười, đáp lễ: "Thì người ta cũng gọi tôi là "tiểu đồng của Bác Hồ".

Về sau truy nguyên thì ra người đầu tiên tặng anh tên gọi "tiểu đồng" thân quý này là cố Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy. Bộ quần áo nâu sồng anh mặc, nhanh nhẹn đi theo sau Bác Hồ thuở nào, sau này anh vẫn mặc và sống giản dị như vậy.

Sáng 2/9 năm ngoái, Giám đốc Di tích Phủ Chủ tịch Bùi Kim Hồng vào thăm đem biếu 2 quả bưởi vườn Bác. Anh hỏi hái ở cây nào và bảo đặt một quả lên tủ cao để nhìn mà nhớ đến Bác. Anh lại hỏi, ngày 21/7 (theo lịch âm) có nhớ cúng giỗ Bác không?

Tổng biên tập một tờ báo đề nghị viết bài. Anh nói vui: "Thôi cho khất, để chuẩn bị bài đi nộp cho Bác Hồ luôn thể...".

... Anh ơi, anh đi thật rồi! Sáng sớm ngày 16/4/2005, anh vào cõi ngàn thu an lạc. Lại nhất định làm vị "tiểu đồng của Bác Hồ" mãi mãi

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文