Nhọc nhằn trẻ "săn"...rác

11:02 21/06/2010

Những thân hình gầy còm đen đúa, quần áo lấm lem, tay cầm móc sắt lủng lẳng sau lưng chiếc bao tải ùn ùn kéo vào bãi Nam Sơn nhặt rác. Dù dưới cái nắng hè chói chang, nhưng chúng vẫn không nản tới đây thu gom những thứ mà người ta bỏ đi.

Lấm lem phận đời nhặt rác

Khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội) được xem là khu xử lý rác thải lớn nhất nhì TP Hà Nội. Hàng nghìn tấn chất thải "hổ lốn" của người dân thành phố vẫn được chở tới đây để xử lý. Những "núi rác" hôi thối nồng nặc bốc lên mùi xú uế gai mũi người. Những đàn ruồi, nhặng như bầy ong vỡ tổ vo ve bám đen kìn kịt lấy rác...  Nhưng với lũ trẻ làm "nghề" nhặt rác thì đây quả như một "bãi vàng"... màu mỡ.

5h chiều, trong bộ đồng phục nhàu nhĩ, lem luốc của "đội quân" nhặt rác, tôi vào bãi rác Nam Sơn. Lúc này, trước cổng bãi rác Nam Sơn đã lố nhố những thân hình còm cõi đang "rình" để được... nhặt rác. Em Trần Minh Đức (Văn Giang - Hưng Yên), mới 14 tuổi đầu nhưng đã có thâm niên 7 năm trong "nghề" nhặt rác, nhanh nhảu cho biết: "Bọn em phải tới sớm một chút, nếu đến muộn bảo vệ đóng cửa không cho vào. Ở đây có nhiều người đến nhặt rác lắm".

Theo những "lão làng" trong nghề nhặt rác ở bãi Nam Sơn cho biết, cậu bé Đức tới đây nhặt rác khi còn bé tí. Chiều chiều cùng cha từ Hưng Yên đạp xe lên bãi rác để kiếm sống. Sau dần, tuổi nhỉnh hơn, bố đi thợ xây, Đức dắt thêm cô em gái tên Phương "con cóc đèo con nhái" lên Nam Sơn "hành nghề". "Anh em thằng Đức cũng giỏi, cứ thứ bảy, chủ nhật được nghỉ học thì chẳng vắng mặt buổi nào. Bây giờ chúng nghỉ hè, tháng 30 ngày thì cả 30 ngày có mặt ở đây" - cô Hải (Sóc Sơn - Hà Nội), người có thâm niên 15 năm trong nghề nhặt rác ở đây cho biết.

Trẻ em mưu sinh trên bãi rác Nam Sơn.

3h, thời điểm mà người ta mở cửa cho người dân nhặt rác vào "đào bới" cho tới tận sáng, thì lúc ấy cũng là giờ cao điểm dành cho trẻ em nhặt rác nhất. Bọn trẻ có những thân hình đen cháy, độ tuổi xấp xỉ nhau. Dụng cụ của chúng rất đơn giản chỉ là cây móc sắt, một bao tải rộng hay một chiếc rổ xảo cùng những đôi găng tay mỏng dính cáu lại đen xì đã thủng hết các đầu ngón tay do đào bới chất thải. Định, một đứa trẻ ở xã Nam Sơn (Sóc Sơn) cho biết: "Những người vào nhặt rác chủ yếu đến từ các xã gần bãi rác Nam Sơn như ở bên Bắc Sơn, Hồng Kỳ và ở một số tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Nhưng vào bãi cũng phải tuân theo "luật" hết. Nếu lấn sân, chết ngay".

Theo như lời Định, những đứa trẻ nhặt rác ở đây cũng có vùng khoanh lãnh thổ riêng cho thật rõ ràng, của ai người nấy tuỳ ý sử dụng. Nếu kẻ lạ mặt đột nhập không phép thì rất dễ xảy ra ẩu đả, sứt đầu mẻ chán. Bởi theo chúng, ở đâu cũng vậy thôi, đấy là "luật rừng" vì đã động chạm đến miếng cơm, manh áo hàng ngày của những "đội quân" nhặt rác kia. "Mấy hôm trước đấy, nhóm thằng Minh "gù" tí nữa choảng nhau với nhóm bọn thằng Khải "lưỡi chai" vì bọn thằng Khải có người "lấn sân" tuỳ tiện. May thằng Khải trưởng nhóm kịp thời đến xin lỗi đấy" - Định thở phào kể lại.

Mỗi ngày bới rác như thế, bọn trẻ cũng kiếm được từ 20 đến 30 nghìn đồng. Với tuổi của chúng, số tiền ấy là rất lớn. Em Nguyễn Văn Sáu (Vĩnh Phúc) khoe với chúng tôi: "Năm nay em học lớp 8 rồi, nhưng từ ngày đi bới rác tới bây giờ tiền sách, vở và tiền học đều tự em kiếm được hết đấy". Rồi Sáu nở nụ cười hiền hậu lánh mắt ra cổng hất hàm có vẻ tự đắc: "Cả chiếc xe đạp em đang đi nữa". Hầu hết những đứa trẻ nhặt rác như Đức, Phương, Định... nhà đều nghèo, học hành không đến nơi đến chốn. Phần lớn các em có đi học cũng chỉ lấy lệ, biết thêm mặt chữ, biết cách tính đếm, chứ suốt ngày vùi đầu vào nhặt rác thì lấy đâu ra thời gian mà học tập.

Nỗi lo dịch bệnh

Với giá 3.000 đồng/kg nhựa, 4.300 đồng/kg sắt, 1.000 đồng/kg bìa carton và túi nilon. Cả buổi nhặt rác, lũ trẻ cũng có thể kiếm cho mình được hai tới ba chục nghìn đồng. Nhưng để đổi lại, ngày ngày, chúng phải sống chung với rác thải và hàng nghìn thứ dịch bệnh trên những đống rác như thế. Hơn nữa, việc học hành bị bỏ bê. Hầu hết không có đứa trẻ nào học cao hơn lớp 9. Những đứa trẻ nơi bãi rác này, nhìn đứa nào cũng mặt mày đen đúa, cáu bẩn và hôi hám vì cả ngày dầm mình cùng rác thải. Đứa nào cũng gầy còm vì hàng ngày chúng phải hít thở cùng cả một bầu không khí ô nhiễm nặng nề mà không hề có bảo hộ gì ngay cả chiếc khẩu trang.

Nhìn những bàn tay trần bới bới, móc móc những khối rác, rồi nhặt những ống kim tiêm bỏ vào bao. Chúng tôi rùng mình khi nghĩ, nhỡ đâu đấy là đồ dùng của bọn nghiện hút, tiêm chính vứt, "thất lạc" đến đây thì biết đâu đấy... Tội nghiệp. Hay hình ảnh trẻ sẵn đôi bàn tay dính đầy chất bẩn đưa lên lau mồ hôi, mở nắp chai nước ra uống một cách ngon lành… làm chúng tôi phải lợm giọng, muốn ói. "Cái này bọn em chẳng quan tâm lắm. Họ cho vào nhặt là may mắn rồi, sợ có mà chết đói cả lút" - Kỳ (14 tuổi) hồn nhiên trả lời khi chúng tôi hỏi: "Làm thế này không sợ bị mắc bệnh à?".

Tuy đã có lệnh cấm trẻ em dưới 16 tuổi không được vào đây nhặt rác. Nhưng nghèo đói, thất học, đường cùng gia cảnh... đã đưa đẩy những mảnh đời trẻ thơ đến Nam Sơn nhặt rác, kiếm sống. Không biết chúng sẽ vào đời như thế nào khi đường học hành dang dở và hiểm họa về bệnh tật luôn rình rập từng giây (!). Âu đó cũng chỉ vì miếng cơm, manh áo qua ngày mà thôi.

"Không được học hành là bất hạnh lớn nhất của tuổi thơ"

Đó là ý kiến đánh giá của bà Trần Thị Mai Hương, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam. "Các em phải được phát triển, trước tiên về mặt tri thức. Không có tri thức thì không có gì đảm bảo được cho tương lai của các em. Ngay cả với các em sống trong gia đình có đầy đủ về vật chất mà nghèo về tri thức thì cũng không thể coi là một con người giàu có trong thời đại ngày nay... Đối với các em bị tước đoạt quyền được chăm lo ở mức tối thiểu thì khó có thể có một tương lai tốt đẹp" - bà Hương nhấn mạnh.

Nguyễn Hải Sơn

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại của QĐND Việt Nam đã được trưng bày, nổi bật là vũ khí lục quân đã thu hút sự quan tâm của các đoàn khách quốc tế và đông đảo người dân.

Sáng 22/12, cầu thủ Văn Toàn đã được đưa đi kiểm tra y tế sau chấn thương gặp phải trong trận đấu với đội tuyển Myanmar. Kết quả kiểm tra cho thấy cầu thủ này có thể phải ngồi ngoài sân trong các trận đấu còn lại của ASEAN Cup 2024.

Sau 12 năm kể từ ngày được khởi công và 17 năm kể từ ngày dự án được phê duyệt, lúc 10h sáng ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) của TP Hồ Chí Minh đã chính thức vận hành thương mại để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân…

Sau cơn lũ dữ, làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) đang dần hồi sinh với những đổi thay tích cực. Trong khung cảnh núi rừng xanh thẳm, tiếng cười nói hồn nhiên của trẻ thơ vang lên từ những điểm trường nhỏ, như khúc nhạc vui thổi bừng sức sống mới. Những mái trường giản dị nay trở thành nơi khơi dậy hy vọng, nơi ươm mầm tri thức cho thế hệ tương lai của làng Nủ – một biểu tượng cho sự kiên cường và tinh thần vượt khó của bà con nơi đây.

Thời tiết tại các tỉnh thành miền Bắc tiếp tục duy trì giá rét với nền nhiệt đêm và sáng sớm ở mức thấp 11-13 độ C, trong ngày tăng lên mức 18-22 độ. Một số nơi có thể có mưa bất chợt.

Quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến phiến quân Houthi tại thủ đô Sanaa của Yemen, bao gồm một cơ sở lưu trữ tên lửa và một địa điểm "chỉ huy và kiểm soát".

Máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công các tòa nhà dân cư tại thành phố Kazan của Nga, cách tiền tuyến hơn 1.000 km, đồng nghĩa với việc Kiev đưa cuộc chiến vào sâu trong lãnh thổ của Nga.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文