Mặt trái của thủy điện - những bài học đắt giá (Bài 2)

Những công trình “sai lầm thế kỷ”

09:05 04/07/2016
Theo ông Huỳnh Thành, khi làm Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cho rằng, Thủy điện An Khê - Ka Nak, chặn sông Ba ở đầu nguồn Gia Lai rồi cho nước chảy về tỉnh Bình Định là “công trình sai lầm thế kỷ”. Cách làm thủy điện trái ngược, ngang tàng này đã làm hủy hoại môi trường, gây khô kiệt, hạn hán vào mùa khô và ngập lụt nghiêm trọng vào mùa lũ.

Người dân Tây Nguyên ví con sông Ba và sông Sê San là những con sông cha, sông mẹ của các con sông ở Tây Nguyên và mang theo sức mạnh tâm linh huyền bí với buôn làng. Là sông cha, sông mẹ thì phải bảo vệ, tôn trọng quy luật tự nhiên của dòng sông để giữ cho buôn làng sinh sống, phát triển... Bởi thực tế tự nhiên từ bao đời nay, hai con sông lớn ở Bắc Tây Nguyên này đã mang lại nhiều nguồn lợi cho cuộc sống người dân bản địa. Thế nhưng gần đây, thủy điện đã và đang tận diệt sức sống từng ngày của những dòng sông lớn nhất Tây Nguyên...

Hòa mình thành những người dân sống trong mùa khô ở vùng hạ lưu sông Ba tôi đã thấy cuộc sống của họ đau đớn khôn cùng. Sự thiếu nước sinh hoạt hàng ngày với mùi ô nhiễm bốc lên từ sông Ba cạn kiệt thật khó tả hết bằng ngôn từ. 

Theo ông Huỳnh Thành, khi làm Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cho rằng, Thủy điện An Khê - Ka Nak, chặn sông Ba ở đầu nguồn Gia Lai rồi cho nước chảy về tỉnh Bình Định là “công trình sai lầm thế kỷ”. Cách làm thủy điện trái ngược, ngang tàng này đã làm hủy hoại môi trường, gây khô kiệt, hạn hán vào mùa khô và ngập lụt nghiêm trọng vào mùa lũ, làm đảo lộn nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người dân ở hai tỉnh Gia Lai và Phú Yên ở phía hạ lưu thủy điện trên dòng sông Ba. 

Thủy điện Thượng Kon Tum và Thủy điện An Khê- Ka Nak ngăn dòng cho nước chảy về Quảng Ngãi và Bình Định đã giết chết những dòng sông lớn ở Tây Nguyên.

Sở dĩ đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai) từng đưa ra trước Quốc hội câu chuyện về thủy điện An Khê - Ka Nak - “công trình sai lầm thế kỷ” là xuất phát vì cùng mang tâm tư và nỗi bức xúc của hàng triệu người dân đang sống trong vùng hạ lưu do thủy điện chặn dòng trái quy luật tự nhiên.

Làm phóng viên ở Tây Nguyên gần nửa đời người tôi cảm nhận cái chết của dòng sông Ba như một sự bức tử đối với con người. Mùa khô về vùng hạ lưu sông Ba, cả hàng trăm ngàn dân chạy dọc sông Ba không sống nổi với mùi hôi thối bốc lên từ dòng sông chết. Nước sinh hoạt thiếu, ăn ngủ trong ô nhiễm kéo dài nhiều tháng ngày, hết năm này sang năm khác. Mùa lũ, đùng một cái thì nước ngập hàng mét kéo dài trên Quốc lộ 19 qua thị xã An Khê... 

Tiếng thét gào của dòng sông, của muôn dân đã vang lên tận nghị trường Quốc hội, đến Thủ tướng Chính phủ... yêu cầu Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo, giải trình vấn đề này. Câu chuyện kéo dài suốt 11 năm qua, kể từ khi dự án Thủy điện An Khê - Ka Nak đi vào hoạt động, cũng đồng nghĩa chừng đó thời gian gây nên bao phiền toái, hệ lụy khổ đau cho người dân vùng hạ lưu sông Ba. 

Theo ông Trần Việt Hùng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, qua kiểm tra vùng hạ lưu Thủy điện An Khê - Ka Nak hiện nay cho thấy, toàn bộ dòng sông Ba đang chết. Đau xót là dân cư ở lưu vực và hạ lưu sông Ba không có nước sinh hoạt và tưới tiêu hoa màu. Ông Trần Việt Hùng đề nghị Chính phủ có thể dừng hoạt động của Nhà máy thủy điện An Khê - Ka Nak trong mùa khô để trả lại nước cho dòng sông Ba, đem lại cuộc sống cho người dân trong lưu vực hạ lưu sông Ba...

Cũng từ câu chuyện thủy điện làm ngược đầy phiền phức, trong chuyến thị sát mới đây của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ, cùng các Bộ, ngành liên quan đã đến tận công trình nhà máy Thủy điện An Khê - Ka Nak kiểm tra thực tế và chỉ đạo xử lý khắc phục hạn chế của thủy điện này. 

Phó Thủ tướng ghi nhận từ báo cáo của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Võ Ngọc Thành về sự thật đau lòng của dự án thủy điện kể từ khi đi vào hoạt động đã gây thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng ở hạ lưu sông Ba, ảnh hưởng cuộc sống của người dân 7 huyện với 450.000 người. Vụ Đông Xuân năm nay đã thiếu hụt nguồn nước làm 6.530 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, gần 7.000ha cây trồng bị hạn, gây bức xúc cho nhân dân...

Về lý thuyết, phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công thương cho rằng Nhà máy Thủy điện An Khê - Ka Nak xây dựng và vận hành trong thời gian qua là đúng quy trình... Tuy nhiên, cũng tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng, lãnh đạo Bộ Tài nguyên - Môi trường đã báo cáo ngay với Phó Thủ tướng, qua kiểm tra một đợt của Bộ Tài nguyên - Môi trường đã phát hiện có 5 ngày thủy điện xả nước không đúng quy trình nên bị xử phạt theo quy định...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chia sẻ khó khăn với người dân Gia Lai về những hạn hán, thiên tai, những bất cập còn tồn tại ở vùng hạ lưu của Thủy điện An Khê - Ka Nak và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng các bộ ngành liên quan phối hợp với tỉnh Gia Lai chỉ đạo nhà máy thực hiện đúng quy trình vận hành, chủ động nghiên cứu giải pháp khắc phục như xả thêm nước vào mùa hạn, xây dựng hồ chứa tích nước phía hạ lưu... nhằm đáp ứng các yêu cầu về cuộc sống dân sinh vùng hạ lưu sông Ba, không để ảnh hưởng môi trường sinh thái, ảnh hưởng cuộc sống nhân dân. 

Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định, việc xây dựng nhà máy thủy điện là cần thiết để phát triển đất nước nhưng phải đảm bảo các quy định về môi trường sinh thái, làm sao nhà máy hoạt động mà đáp ứng hài hòa lợi ích của nhà máy với lợi ích cho nhân dân.

Ngoài Thủy điện An Khê - Ka Nak thì một thủy điện lớn khác của Tây Nguyên cũng thiết kế chặn dòng và chuyển nước từ Kon Tum đi về Quảng Ngãi, đó là Thủy điện Thượng Kon Tum trên sông Sê San. Theo thiết kế, lượng nước sau khi qua nhà máy chuyển sang lưu vực sông Trà Khúc, cung cấp cho vùng hạ lưu ở Quảng Ngãi mà không trả lại nước cho dòng sông chính nó. 

Tương tự với Thủy điện An Khê - Ka Nak, cách làm này cũng sẽ dẫn đến nguy cơ giết chết vùng hạ lưu sông Sê San, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái vùng hạ lưu sông Sê San. Không chỉ thế, hàng loạt nhà máy thủy điện ở hạ lưu như Yaly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4... cũng chịu cảnh thiếu nước là một tất yếu.

Về lý thuyết, dự án Thủy điện Thượng Kon Tum gồm 2 tổ máy, tổng công suất lắp máy 220 MW, sản lượng điện bình quân trên 1.094 triệu KWh/năm, tổng vốn đầu tư ban đầu 5.744 tỉ đồng nhưng đến nay đã phát sinh thêm nhiều tỷ đồng. Bởi kế hoạch đề ra dự án sẽ phát điện tổ máy thứ nhất vào năm 2013 và đưa vào vận hành cả 2 tổ máy vào năm 2014 nhưng đến nay (2016) mới bắt đầu thi công lại sau một thời gian nhà thầu Trung Quốc bỏ cuộc.

Những ngày này đến vùng dự án thủy điện Thượng Kon Tum, tôi thấy nước sông Đăk Nghé nghẹn dòng bởi thủy điện. Sông Đăk Nghé thuộc hệ thống sông Sê San, một nhánh của sông Đắk Bla (nhánh cấp 1 của sông Sê San) đang phải gồng mình chịu trận bởi sự tàn phá của thủy điện. 

Trong khi đó, phía cụm công trình đầu mối và hồ chứa thuộc địa bàn 2 xã Đắk Kôi (Kon Rẫy) và xã Đắk Tăng (Kon Plông), tỉnh Kon Tum thì người dân đã chuyển làng về vùng tái định cư nhưng chưa có đất sản xuất. 

Toàn vùng lòng hồ thủy điện này có 82 hộ gia đình đồng bào với gần 350 nhân khẩu phải di dời. Những hộ thuộc diện tái định cư được nhà đầu tư cam kết tạo mọi điều kiện để có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn so với nơi ở cũ nhưng thực tế viễn cảnh ấy vẫn còn xa vời khi người dân ở các làng tái định cư vẫn đói nghèo.

Đặng Ngọc Như

Mùa tuyển sinh năm 2025, cùng với việc bỏ xét tuyển sớm thì một thay đổi lớn là các trường đại học (ĐH) phải quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển, các tổ hợp xét tuyển về thang chung. Mục tiêu của việc quy đổi này, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là để đảm bảo minh bạch và công bằng trong xét tuyển.

Ngày 7/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đắt Vũ (SN 1987, pháp danh Thích Nguyên Huy, Thích Vạn Chánh, thường trú tại phường 8, TP Đà Lạt) về hành vi xâm hại tình dục nhiều chú tiểu tại một cơ sở tự phát ở đường Kim Đồng, phường 6, TP Đà Lạt.

Sáng 7/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, dù được các bác sĩ Bệnh viện nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhân Nguyễn T. P (SN 1972, trú ở huyện Quảng Điền, TP Huế) đã tử vong do vỡ phình mạch não khi tham gia giải chạy Marathon.

Sau bài viết "Thanh tra tỉnh Bình Dương nói gì về hướng giải quyết dứt điểm vướng mắc Dự án Roxana Plaza", Báo CAND đã nhận được một số ý kiến phản hồi của bạn đọc xưng danh là người mua nhà tại dự án này và cho rằng mình bị lừa, phải khổ sở chờ đợi trong nhiều năm hoặc bị ép trả thêm tiền mua nhà… Để rộng đường dư luận, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu, thông tin thêm xung quanh vụ việc này.

Phán quyết phế truất Tổng thống Yoon Suk-yeol hôm 4/4 không chỉ khép lại một chương đầy tranh cãi trong lịch sử chính trị Hàn Quốc, mà còn mở ra một giai đoạn mới đầy bất định. Quyết định này đánh dấu lần thứ hai trong lịch sử hiện đại, một tổng thống dân cử bị phế truất thông qua luận tội (trước đó là bà Park Geun-hye năm 2017).

Ngày 6/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thông tin thêm về những sai phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt và Công ty cổ phần Asia life liên quan sản phẩm kẹo Kera. Đáng lưu ý, nguyên vật liệu là rau phải được thu mua từ các nông trại của các nhà sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng lại mua sẵn bột rau có các hàm lượng dưới mức tiêu chuẩn.

Chiến thắng trước U17 Hàn Quốc của U17 Indonesia tại VCK U17 châu Á 2025 không phải tự dưng mà có. “Trái ngọt” ấy hình thành từ một hệ thống giải trẻ được thực hiện bài bản và quy củ tại đất nước vạn đảo, ngay từ cấp độ 17 tuổi. Đó có thể xem là chuẩn mực để U17 Việt Nam hay rộng hơn là bóng đá trẻ Việt Nam nhìn vào.

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Gặp Đại uý Lê Quang Thành, cán bộ Đội phòng ngừa, điều tra tội phạm lĩnh vực sản xuất trái phép chất ma tuý (Đội 5), Phòng CSĐT tội phạm về ma túy - Gương điển hình tiên tiến Công an TP Hà Nội năm 2024; "Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu" năm 2024, tôi vừa thấy quen vừa thấy lạ.

Giữa Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, người phụ nữ dáng gầy, tóc bạc trắng, lặng lẽ đặt bó hoa cúc vàng lên phần mộ, trên bia chỉ vỏn vẹn mấy dòng: "Liệt sĩ chưa biết tên, hy sinh năm 1972". Bà đứng lặng rất lâu, rồi khe khẽ gọi: "Có phải con không, Hưng?!".

Những ngày này, khuôn viên Trường THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị rộn ràng hơn bao giờ hết. Cờ, hoa được giăng khắp các dãy nhà, âm thanh của những buổi tổng duyệt văn nghệ chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường vang lên khắp nơi.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được Công an tỉnh Thanh Hoá ví như "liều vaccine" quan trọng, giúp trẻ vị thành niên tăng sức đề kháng mạnh mẽ trước tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật phát sinh trong đời sống xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文