Những dịch vụ “không giống ai” ở bãi biển Sầm Sơn

12:59 04/07/2006
Người ta thường nói về những người làm "dịch vụ" tại bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa bằng hình ảnh "chín tháng mài dao - ba tháng chém". Không những vậy, việc bán vé du lịch ở đây cũng chẳng giống ai, du khách buộc phải mua khi thanh toán tiền khách sạn, nhà nghỉ.

Trên bãi biển, nhiều khách du lịch làu bàu mãi về việc một con cá mực bán tại bãi biển có giá đắt gấp đôi so với giá bán tại… Hà Nội. Hơn thế, trả lời cho những câu "làu bàu" của khách, những người bán hàng "thanh minh" rằng, "đến bãi biển ăn mực thì phải chấp nhận. Ngồi ăn tại đây thích hơn nên việc giá cả cao hơn là chuyện… đương nhiên".

Chuyện giá cả dù có đắt thì bây giờ người ta cũng không quan ngại nhiều, lo lắng hơn là sự an toàn, thoải mái. Bãi biển Sầm Sơn đoạn cạnh đền Độc Cước, chiều đông nghẹt người. Và ở giữa đám người đang say mê giỡn sóng ấy là… những chiếc thuyền đánh cá nhỏ đang rẽ sóng và … rẽ người để cập bến. Mũi thuyền tiến tới đâu, khách tắm biển cứ phải tản ra tới đó nếu không muốn bị… mái chèo hoặc mũi thuyền va phải.

Nguy hiểm hơn, những chiếc xe gắn máy chạy trên mặt nước lạng lách giữa đám đông người đang tắm rú ga quần thảo để kiếm khách du lịch. Nếu người khách nào có nhu cầu sẽ được người lái nhường tay lái để thỏa mãn cảm giác chạy tốc độ cao trên biển. Không thấy có bóng dáng nhắc nhở của cơ quan chức năng. Có chăng chỉ là tiếng tuýt còi nhắc nhở khách của một vài nhân viên Bảo Việt ngồi trên bãi đá cạnh đền Độc Cước. Cứ thế, chiếc xe quần thảo trong đám đông trên khắp bãi biển, mặc kệ nguy hiểm đối với người dân và cứ thế thả ra mùi khói xăng khét lẹt.

Một chuyện nữa gây phiền toái cho khách là việc tỉnh Thanh Hoá áp dụng thu phí du lịch với mức giá khá cao. Chuyện thu hay không là phụ thuộc vào chính sách thu hút khách và phát triển du lịch của mỗi địa phương. Nhưng điều đáng bàn là khách đến Sầm Sơn đã bị “đánh úp” khi địa phương không lập điểm thu vé thống nhất mà giao cho "các nhà nghỉ" thu với văn bản ủy nhiệm đóng dấu đỏ đàng hoàng. Chỉ đến khi khách làm thủ tục trả phòng khách sạn mới "bị thu" vé này mà không được báo trước câu nào đã khiến cho du khách rất bất bình, chuyện cãi vã giữa du khách và chủ khách sạn, nhà nghỉ xảy ra thường xuyên.

Điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ, dù ở đây có hẳn một Ban quản lý nhưng công việc của họ chỉ là "đi thu lại hoá đơn từ các nhà nghỉ, khách sạn trong khu vực". Thấy chúng tôi thắc mắc, chị chủ nhà nghỉ mau mắn gọi điện cho Ban quản lý.

Sau khoảng mười phút, các vị "cán bộ" có mặt với cả quyển vé du lịch, hoá đơn để "bắt những vị khách cứng đầu phải mua vé du lịch". Kèm theo đó là lời giải thích: "Cái này là chủ trương của tỉnh, các anh chị có thắc mắc thì cứ lên tỉnh mà hỏi…", đó là nguyên văn câu trả lời của ông Vũ Ngọc Dấn, Đội phó Đội thu phí du lịch Sầm Sơn.

Ông Dấn và các cộng sự không tỏ thái độ đồng tình hay phản đối với chủ trương này và nhất quyết cho rằng, không có chuyện thất thoát vé vì tất cả được làm công bằng. Nhưng trên thực tế, đoàn có 14 người thì nhà chủ bảo chỉ thu có 10 vé cho... nhanh. Trên thân vé có ghi "vé có bảo hiểm", nhưng giả sử nếu khách trong khi đang vui chơi ở đây mà gặp rủi ro thì lấy đâu ra vé mà trình khi họ chỉ bị buộc mua vé lúc ra về.

Trong thời buổi hội nhập như hiện nay thì rõ ràng chỉ bằng những chuyện "nhỏ" như trên thì Sầm Sơn đang mất dần đi lợi thế cạnh tranh với các bãi tắm như Cửa Lò (Nghệ An), Cát Bà (Hải Phòng), Hạ Long (Quảng Ninh)... Một lần đến mà không hẹn ngày quay lại là nhận xét chung của đông đảo du khách đến với Sầm Sơn hôm nay

Nhóm PVXH

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文