Những em nhỏ mồ côi ở làng biển Bình Minh

07:05 28/05/2016
“Ngày ấy, nếu mẹ để em ở nhà thì sẽ đỡ đần được mẹ phần nào. Nhưng mẹ đã không làm thế. Mẹ nuốt nước mắt chảy ngược vào trong, khi phải quyết định cho em ra đây; vì mẹ muốn em có một tương lai”. Tại Làng Hy vọng Đà Nẵng, em Đặng Thị Sáu, một trong hàng chục trẻ mồ côi 10  năm trước ở làng biển Bình Minh (Thăng Bình, Quảng Nam) tâm sự với tôi như vậy… 

Mười năm trước, siêu bão Chanchu bất ngờ đổi hướng, quay ngược ra biển, khiến gần 230 ngư dân của TP Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi gặp nạn. Hầu hết trong số họ vĩnh viễn nằm lại giữa biển khơi, không tìm thấy thi thể. 

Làng biển Bình Minh có 87 ngư dân xấu số như vậy; những người mẹ mất con, người vợ mất chồng, những đứa con thơ mất cha đã phải gạt đi những giọt nước mắt mặn chát để dìu nhau đứng dậy, tiếp tục hướng về phía biển, như tổ tiên bao đời xem biển là vườn nhà…

Em Đặng Thị Sáu (giữa) hướng dẫn các em mồ côi học tập tại Làng Hy vọng Đà Nẵng. 

Trong kí ức của bà Lê Thị Lộ, thôn Bình Tịnh, xã Bình Minh, cái ngày tiễn con vào trại trẻ mồ côi đau buồn không kém nỗi đau mất chồng trong bão dữ. “Sau bão dữ nhiều ngày, tui vẫn không tin nổi chồng mình đã mất; 7 mẹ con ra bờ biển ngồi chờ, nhưng chờ mãi vẫn không thấy ba nó về, rồi chúng tôi khóc đến cạn nước mắt, không còn chút sức lực để đứng vững. Mấy chú Công an huyện đã đưa cả mấy mẹ con trở về nhà, chăm sóc, động viên cho đến khi nổi đau tạm nguôi”.

Bà Lộ đôi mắt ngấn lệ nhớ lại cái ngày đau đớn nhất trong cuộc đời mình: “Chồng mất rồi, tui nghĩ không thể mãi đau buồn mà bỏ bê việc chăm nuôi các con. Tui nhìn lên ảnh thờ ba nó, càng dặn lòng phải vững vàng hơn, phải hy sinh hơn, nhất định không để đứa nào thất học.

Sau nhiều đêm thức trắng suy nghĩ, không còn cách nào khác, tui quyết định gửi một đứa vào Làng Hy vọng Đà Nẵng. Ngày đưa nó đi, nó cứ níu áo tui khóc rấm rức. Con cái là trái tim đập bên ngoài cơ thể cha mẹ, cho con đi khi nó mới mấy tuổi đầu, mẹ nào không đau, con khóc một thì ruột gan mẹ xót đến mười. Nhưng vì hoàn cuộc sống, tui biết mần răng hơn…”.

Mười năm đưa con đến trại trẻ, bà Lộ vẫn luôn dặn hai đứa con trai lớn mỗi lần tàu cập cảng Đà Nẵng thì ghé lại thăm em. Tranh thủ vài tháng bà lại lặn lội bắt xe đò ra để thăm con, dặn dò con rồi lại lặng lẽ nuốt nước mắt quay về.

Cháu Đặng Thị Sáu, con bà Lộ bây giờ đã khác, cháu không chỉ lớn nhanh nhờ sự chăm nuôi chu đáo của các mẹ ở Làng Hy vọng Đà Nẵng, mà còn học hành rất tốt. Cháu ước mơ thi đỗ vào ngành Sư phạm để sau này trở thành cô giáo… Và cũng như cháu Sáu, ở Làng Hy vọng còn có các cháu Nguyễn Văn Quân, Trần Thị Gái… bị mồ côi cha sau trận bão Chanchu, đang rất chăm ngoan học hành…

Ông Trần Công Bảy, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Minh, trầm ngâm cho biết: “Cả xã lúc đó có tới 157 em đang ở lứa tuổi cắp sách tới trường bị mồ côi cha, có đứa bị mồ côi thêm cả anh, vì hậu quả của cơn bão Chanchu. Trong đó có 27 em, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, phải rời xa mẹ và người thân còn lại để vào Làng Hy vọng Đà Nẵng, Trung tâm SOS TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Nuôi dạy trẻ khó khăn TP Tam Kỳ, Quảng Nam. Trong số 157 em mồ côi kể trên, hiện có 79 em học hành đạt kết quả giỏi, được nhận học bổng Chanchu; 10 em đã tốt nghiệp các trường đại học, 20 em đã tốt nghiệp các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, đã có công ăn việc làm ổn định.

Có được như vậy là nhờ sự quan tâm đặc biệt, sự chia sẻ sâu sắc của các cấp chính quyền và xã hội”. Ông Bảy phấn khởi cho biết thêm: “Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nên địa phương hiện nay đã thay đổi đi lên rất nhiều. Đặc biệt, bằng các nguồn vốn vay ưu đãi của các ngân hàng, bà con ngư dân đã mạnh dạn đầu tư đóng mới tàu công suất lớn, mua sắm các trang thiết bị hiện đại vươn khơi bám biển.

Hiện tại, Bình Minh đã có đội tàu đánh bắt xa bờ với 4 tàu vỏ thép, 147 tàu vỏ gỗ, trong đó tàu có công suất từ 90-1000CV có 91 chiếc, còn lại là dưới 90CV. Năm năm lại đây, lượng thủy hải sản đánh bắt được tăng bình quân hàng năm 1000 tấn, riêng năm 2015, sản lượng đạt 13.200 tấn, tăng  so với năm 2014 là 10.000 tấn...

Phan Thanh Bình

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Đảng ủy Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: đồng chí Đại tá Trần Đào, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông từ trần vào hồi 12h45’ ngày 1/5/2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.