Những già làng vì cuộc sống bình yên nhân dân

15:41 24/02/2016
Uy tín của các già làng không phải tự phong hay xin, cho, chạy chọt theo kiểu mua bán, mà uy tín có được là do sự cống hiến thực tế của những người sinh sống trong cộng đồng làng. Các già làng, những người giữ “hồn” của buôn làngđã góp công lớn cho công cuộc giữ làng, giữ nước, đánh giặc ngoại xâm và kiến thiết đất nước ở các buôn làng Tây Nguyên...


Già làng Tút (70 tuổi) ở làng Chuét 1, phường Thắng Lợi, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai là người có công tuyên truyền, giáo dục, đưa chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đi vào cuộc sống trong đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương. Già làng Tút chia sẻ, Đảng và Nhà nước có nhiều Nghị quyết, chính sách pháp luật đúng đắn nhưng để cụ thể hóa đi vào đời sống người dânkhông hề đơn giản. 

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên còn nhiều khó khăn về đời sống, sự “hấp thụ” kiến thức pháp luật, khoa học kỹ thuật cũng không dễ. Để giúp cho bà con mình hiểu, làm theo thì già làng phải là người gương mẫu đi đầu, nói đi đôi với làm, khi nhận thấy đúng, hay bà con mới nghe và làm theo...

Già làng Y Mlui ở làng Dơng, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa (Gia Lai) tâm sự: “Mình còn làm già làng thực sự khi lòng dân thực sự ủng hộ, tin yêu, chia sẻ... và tự mất đi khi uy tín của mình với dân làng không còn nữa. Mà làm việc gì cũng vậy, phải có lòng dân đùm bọc, che chở thì mới bền lâu...”.

Để có được niềm tin yêu của dân làng, gần như cả cuộc đời già làng Mlui gắn với dân làng. Lúc bình yên, ông đến từng nhà giúp đồng bào biết cách trồng, chăm sóc cà phê, làm lúa nước... Khi dân làng bị kẻ xấu xúi giục làm điều sai trái, bỏ trốn vào rừng, vượt biên trái phép... 

Già làng Mlui đã đến từng nhà phân giải điều hay, lẽ phải, rồi ông vào rừng kêu gọi thanh niên bỏ trốn về lại làng trình diện chính quyền để lo làm ăn. Nhờ tiếng nói, hành động có uy tín của già làng Mlui, nhiều người lầm lỗi đã nhận ra lẽ phải, trở về buôn làng chăm lo lao động sản xuất, ổn định cuộc sống.

Già làng Tút cùng với Công an Gia Lai giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Còn già làng Siu Plim ở làng Bloi, xã Ia Ly, Chư Păh, Gia Lai được mệnh danh là người thầy trong việc tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. “Để dân nghe, trước hết mình và gia đình phải là người đi đầu trong việc thực hiện nếp sống mới, sống gương mẫu và thường xuyên giúp đỡ mọi người phát triển kinh tế, hòa giải xích mích trong cộng đồng, giáo dục con cháu chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước”, già làng Plim nói.

Già làng Rơ Châm Rich ở làng Yang 2, xã Ia Phí, Chư Păh, Gia Lai là người làm kinh tế giỏi của làng và tích cực giúp đỡ bà con trong làng cùng nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Già làng Hnhơt của plei Piơm, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lailà người giỏi trong việchoà giải, góp nhiều công sức vun đắp cho bao mái ấm gia đình, tình đoàn kết dân tộc. Không kể hết đời làm già làng, Hnhơtđã hóa giải bao nhiêu chuyện khó cho dân làng nhưng ở đâu có việc lớn nhỏ từ trong làng hay ngoài địa phương khác cần ông đến giúp thì sẽ thành công… Già làng Hnhơt có tài nói hay và thông thạo nhiều thứ tiếng dân tộc thiểu số nên ông đã hóa giải được nhiều mâu thuẫn mà người khác khó làm thay...

Địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có hơn 8.100 già làng và người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Họ là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò cầu nối trực tiếp giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân trong làng, góp nhiều công sức thiết thực trong phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, giữ vai trò quan trọng trong tập hợp dân làng, thực hiện chính sách đại đoàn kết các dân tộc, phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp phần giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân ở các buôn làng Tây Nguyên.

Ngọc Như

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Từ ngày 16 đến 19/5, Đoàn CLB Công an hưu trí khối Xây dựng lực lượng (XDLL) CAND; đoàn CAND tham gia Lễ duyệt binh ngày Quốc khánh năm 1975; Ban liên lạc Nữ Công an hưu trí Bộ Công an thực hiện hành trình về nguồn ý nghĩa tại các khu di tích lịch sử cách mạng dọc miền Trung đất nước.

Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng về tăng trưởng, hội nhập quốc tế và cải cách thể chế. Tuy nhiên, đi cùng với đó là những vấn đề phức tạp, nổi lên rõ nét là tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả – một nguy cơ hiện hữu gây tổn hại đến sức khỏe cộng đồng, làm méo mó thị trường, cản trở sự phát triển kinh tế bền vững và xói mòn lòng tin xã hội.

Chính phủ kiến nghị điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư toàn bộ dự án tăng từ 17.837 tỷ đồng lên 21.551 tỷ đồng (tăng 3.714 tỷ đồng); điều chỉnh nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 17.124 tỷ đồng (tăng 2.854 tỷ đồng), ngân sách trung ương giai đoạn 2026 - 2030 là 4.427 tỷ đồng (tăng 860 tỷ đồng).

Sáng 19/5, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Vĩnh Phúc nhận được tin báo từ quần chúng nhân dân về việc xảy ra cháy tại khu nhà xưởng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tam Dương đang được Công ty TNHH Nexus Foarm Solution ở xã Duy Phiên, Tam Dương thuê để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đế giày.

Theo thông báo của Văn phòng Thủ tướng Israel, nước này “sẽ cho phép một lượng thực phẩm cơ bản được cung cấp cho người dân để đảm bảo rằng cuộc khủng hoảng nạn đói không xảy ra ở Dải Gaza”.

Ngày 19/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin, đơn vị đã có văn bản yêu cầu Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Gia Định (số 425-427-429 đường Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh) tạm ngưng phẫu thuật hút mỡ bụng cho đến khi làm rõ nguyên nhân về một trường hợp bị biến chứng nặng sau khi hút mỡ bụng tại BV này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.