Những hệ lụy nuôi tôm trên cát tự phát

07:05 04/06/2016
Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát một thời được xem là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương ven biển Thừa Thiên - Huế. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, các hồ nuôi tôm tự phát, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, khiến nhiều hộ nuôi tôm phải gánh nợ nần chồng chất...

Từ hiệu quả của phong trào nuôi tôm, nhiều hộ dân vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tự ý mở rộng diện tích ao nuôi ồ ạt, dẫn đến ô nhiễm môi trường, tôm nuôi thường xuyên xảy ra dịch bệnh, chết hàng loạt. Bên cạnh, người nuôi còn sử dụng kháng sinh, hóa chất vượt quá giới hạn ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, nên chủ yếu tiêu thụ nội địa…

Trước vấn nạn trên, chính quyền các địa phương ven biển tổ chức nhiều cuộc đối thoại với người nuôi tôm tìm nguyên nhân để có giải pháp khắc phục. Nguyên nhân tôm nuôi bị dịch bệnh được khẳng định là do người nuôi tôm sử dụng kháng sinh, men vi sinh mua trên thị trường để xử lý ao hồ khiến môi trường nước ô nhiễm gây tác hại là tôm nuôi nhiễm dịch bệnh…

Chai lọ, bao bì đựng thức ăn, hóa chất, thuốc kháng sinh do người nuôi tôm thải ra gây ô nhiễm môi trường.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, xét về khía cạnh môi trường chung của các vùng nuôi tôm hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Thực trạng nuôi tôm tự phát, thiếu quy hoạch, không tuân thủ quy định sản xuất an toàn là điều không thể yên tâm và khó tránh khỏi nguy cơ dịch bệnh.

Ông Văn Thanh Liêm, ở xã Điền Hòa, thừa nhận: “Hầu hết các hộ nuôi tôm trên cát hiện nay đều không có bể lắng, xử lý môi trường nước trước khi cấp vào ao nuôi. Các hộ đều lấy nguồn nước biển, bơm trực tiếp vào ao nuôi, hoặc xả trực tiếp ra biển mà không qua xử lý môi trường theo quy định”.

Quan sát của chúng tôi, hầu hết các đường ống cấp, thoát nước đều được người dân đấu nối trực tiếp từ ao nuôi dẫn đến biển... Ông Liêm lý giải: “Quỹ đất xây dựng ao lắng hiện nay rất hiếm. Việc xử lý môi trường nước trước khi cấp vào ao nuôi và thải ra biển sẽ qua nhiều khâu, làm tăng chi phí đầu tư (tiền điện, hóa chất), có thể đến vài chục triệu đồng cho mỗi vụ tôm(!?).

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Hòa, Nguyễn Đăng Phúc, giãi bày: “Chính quyền địa phương đã khuyến cáo, yêu cầu người dân tuân thủ quy trình sản xuất an toàn; 3-4 hồ nuôi phải có một ao lắng để xử lý môi trường, nhưng hầu hết các hộ nuôi không chấp hành”.

Đi dọc các vùng nuôi tôm từ xã Điền Hương đến Phong Hải, huyện Phong Điền, chúng tôi chứng kiến các chai lọ, bao bì thuốc kháng sinh vứt bỏ tràn lan, quanh các ao hồ, trên các mương thoát nước thải. Điều này không chỉ hạn chế năng suất, chất lượng, hiệu quả nuôi tôm mà còn ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn, gây ô nhiễm môi trường.

Ông Phan Khánh, Chủ tịch UBND xã Phong Hải, nói rằng, hằng tuần, chính quyền địa phương đều yêu cầu người dân xử lý, thu dọn vệ sinh tại các khu vực ao hồ. Nhưng lượng chất thải, chai lọ, bao bì… đựng thức ăn, hóa chất, thuốc kháng sinh do người dân sử dụng hằng ngày quá lớn nên không thể xử lý triệt để…

Tuy nhiên, ông Khánh cũng khuyến cáo, trước những khó khăn của người nuôi tôm, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có chủ trương đầu tư trên 100 tỷ đồng để xây dựng hệ thống trạm bơm, kênh mương cấp, thoát nước cho các vùng nuôi tôm trên cát. Trong khi chờ triển khai xây dựng, yêu cầu các hộ nuôi tôm phải tuân thủ quy hoạch, quy định nuôi tôm an toàn nhằm tránh rủi ro và mang lại hiệu quả…

Chiến Hữu

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文