Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước (28-1-1941 - 28-1-2011):

Những kỷ niệm không bao giờ quên

11:29 28/01/2011
Sau 30 năm xa Tổ quốc bôn ba đi tìm đường cứu nước, đúng vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc (xuân Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về nước, Người cúi xuống cầm nắm đất lên hôn và vui vẻ bắt tay chúc Tết mọi người.

Cuối tháng 2/1940, được tin lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới từ Moskva vừa đến Côn Minh (thủ phủ của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), Trung ương Đảng đã cử một số cán bộ như đồng chí Phạm Văn Đồng (bí danh là Lâm Bá Kiệt), đồng chí Võ Nguyên Giáp (bí danh là Dương Hoài Nam), đồng chí Đặng Văn Cáp (bí danh là Đặng Văn Linh), đồng chí Hoàng Văn Lộc và một số đồng chí khác sang Trung Quốc để tìm gặp Người, báo cáo tình hình trong nước và xin chỉ thị của Người.

Sau gần 3 tháng, đến tháng 5/1940 đồng chí Phùng Chí Kiên dẫn đồng chí Đặng Văn Cáp đến Côn Minh gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Qua cuộc gặp, Người cho biết ý định về nước bằng đường Côn Minh - Lào Cai qua huyện Khai Viễn nếu không có đường nào thuận lợi hơn. Người phái đồng chí Bùi Thanh Bình về Hồ Kiều (một thị trấn của tỉnh Vân Nam sát địa phận tỉnh Lào Cai nước ta) để nắm tình hình nhất là về đường sá và cử đồng chí Hoàng Văn Lộc cùng đi theo.

Bảo vệ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong suốt thời gian chuẩn bị về nước là đồng chí Phùng Thế Tài (sau này đồng chí Phùng Thế Tài là Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam).

Bức họa bảo vệ Bác về đến cột mốc 108, ngày 28/1/1941 tại Pác Bó (Cao Bằng).

Về kỷ niệm ngày đầu được giao nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ, Thượng tướng Phùng Thế Tài nhớ lại: Một buổi sáng tôi đang làm ở hãng dầu cù là Nhị Thiên Đường thì có một ông già dáng cao cao, người gầy, đôi mắt rất sáng đến hỏi thăm về đồng chí Vũ Anh (bí danh là Trịnh Đông Hải). Sau khi tiếp chuyện, đồng chí Vũ Anh đi theo ông già đó rất lâu. Sau lần đó đồng chí Vũ Anh giao cho tôi: - Đó là ông cụ Trần. Ông cụ này rất nhiệt tình giúp đỡ cách mạng Việt Nam mình. Kể từ chiều tối hôm nay, chú có nhiệm vụ bảo vệ cụ thật an toàn. Rồi đồng chí Vũ Anh cho tôi tiếp xúc với ông cụ tại một quán nước vắng. Đồng chí Vũ Anh nói bằng tiếng Trung Quốc: - Đây là chú Nghĩa, là một đảng viên, người tin cẩn, tôi đã dặn kỹ mọi điều, xin tiên sinh yên tâm. Ông cụ nhìn tôi tỏ ý hài lòng. Do nguyên tắc hoạt động bí mật, cả ông cụ và tôi làm như không hề quen biết nhau. Sau này tôi mới biết ông cụ Trần chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc mới từ Moskva về Trung Quốc.  

Nhưng bất ngờ cuối tháng 6/1940 vì đường giao thông Côn Minh - Lào Cai bị "tắc nghẽn" nên kế hoạch về nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bằng đường Lào Cai phải bãi bỏ. Người chỉ thị cho đồng chí Hoàng Văn Lộc phải trở lại ngay Côn Minh.

Ngày 5/1/1941, đồng chí Hoàng Văn Thụ, Thường vụ Trung ương Đảng từ Việt Nam sang Tân Khư (Tĩnh Tây - Quảng Tây - Trung Quốc) gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc để báo cáo kết quả thực hiện chủ trương của Trung ương về xây dựng và củng cố an toàn khu Cao Bằng và việc tổ chức thành lập Ban Công tác đội cũng như phong trào cách mạng ở đây, đồng thời sau khi báo cáo kết quả công tác chuẩn bị Hội nghị Trung ương lần thứ 8, đồng chí Hoàng Văn Thụ nêu nguyện vọng của Trung ương Đảng đề nghị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Đồng chí nêu lên ý kiến việc về nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nên đi bằng đường Cao Bằng, vì tinh thần giác ngộ cách mạng của nhân dân dọc biên giới vùng này tương đối cao và cán bộ ở đây khá vững vàng. Sau khi nghe tình hình, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đồng ý với đề nghị của Trung ương, Người rất phấn khởi vì nguyện vọng mong muốn trở về nước nay đã có điều kiện thuận lợi.

Ngày 6/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng với các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đặng Văn Cáp, Phùng Chí Kiên… được đồng chí Hoàng Sâm dẫn đường đi qua Nậm Bo xuống Nậm Quang, ở đây lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp học và trực tiếp huấn luyện chính trị cho 43 đồng chí trong Ban Công tác đội do Trung ương cử đi. Nội dung chủ yếu của lớp học là giảng về tình hình cách mạng thế giới và trong nước, cách tổ chức đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt minh, cách điều tra, tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện và đấu tranh cách mạng… Thời gian lớp học kéo dài khoảng 20 ngày, kết thúc vào dịp gần Tết âm lịch năm 1941 (Tết Tân Tỵ).

Ngày 27/1/1941 (tức ngày mùng một Tết năm Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng đoàn cán bộ đi chúc Tết nhân dân hai làng Nậm Quang và Ngằm Tẩy (Tĩnh Tây - Trung Quốc). Người thăm hỏi từng gia đình nói chuyện với người già bằng tiếng dân tộc. Theo phong tục người Nùng ở đây, Người tặng mỗi nhà một tờ giấy hồng điều, trên đó Người viết dòng chữ Hán "Cung chúc tân niên" (chúc mừng năm mới). Các cháu nhỏ được Người mừng tuổi bằng một đồng xu.

Sau khi kết thúc lớp học, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nghe các đội viên Ban Công tác đội báo cáo kết quả công việc đã làm ở trong nước. Người quyết định về nước qua cột mốc 108 về Pác Bó.

Toàn bộ kế hoạch về nước lần này do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo. Đoàn về nước được chia làm 3 nhóm: nhóm thứ nhất do đồng chí Hoàng Sâm phụ trách đi về nước bằng đường Xuyên Sơn tới Pác Bó; nhóm thứ hai do đồng chí Phùng Chí Kiên phụ trách đi qua cột mốc 108 theo đường 203 về Pác Bó, hai nhóm này về trước nắm tình hình hoạt động của địch, đồng thời giao nhiệm vụ đường dây liên lạc báo cáo lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc để Người quyết định ngày giờ về nước; nhóm thứ ba trực tiếp bảo vệ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gồm có đồng chí Phùng Thế Tài là người được đào tạo tại Trường Sỹ quan Hoàng Phố của quân đội Tưởng, đồng chí Hoàng Văn Lộc - người dân tộc Tày có nhiều kinh nghiệm hoạt động bí mật ở vùng Cao Bằng, đồng chí Đặng Văn Cáp là thanh niên rất khỏe, bắn súng và võ giỏi, đồng thời biết chữa bệnh bằng thuốc nam, đồng chí Thế An là người dân tộc Tày, thông thạo các lối đi tắt trong rừng, có kinh nghiệm đưa cán bộ cách mạng đến nơi an toàn, tránh sự lùng sục, truy đuổi của địch, đồng chí Lê Quảng Ba là người dân tộc Tày, rất am hiểu phong tục của đồng bào dân tộc, thông thạo tiếng Dao, Mán, Nùng và tiếng Quan Hoả (Trung Quốc). Nhóm này do đồng chí Lê Quảng Ba phụ trách.

Khi nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai xuất phát về nước thì nhóm thứ ba bảo vệ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về bản Nậm Tẩy (Quảng Tây - Trung Quốc) để chờ tin trong nước. Hành lý của Người chỉ có một chiếc vali nhỏ đựng mấy bộ quần áo cũ và chiếc máy chữ xách tay nhãn hiệu "Ba Bi". Đây là tài sản quý giá nhất nên Người luôn giữ bên mình.

Trong khi chờ tin trong nước báo sang, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất kế hoạch hóa trang và phân công nhiệm vụ cho từng người. Vùng này có phong tục cứ ngày Tết là các chàng rể (già cũng như trẻ) đều phải mang đồ lễ về "cúng ma" ở nhà mẹ vợ, chính vì vậy cả nhóm ăn mặc như đồng bào dân tộc Nùng. Lần đó lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mặc bộ quần áo chàm của dân tộc Nùng, đầu đội mũ kiểu bê-rê có núm may bằng vải màu chàm, chân đi đôi giày vải màu đen, quàng khăn ấm cốt để che kín bộ râu.

Sáng sớm ngày 28/1/1941 tức ngày mùng 2 Tết (Tân Tỵ), nhận được tin từ trong nước báo sang, đoàn cán bộ bảo vệ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xuất phát từ làng Nậm Quang trở về nước. Sau 8 giờ đi đường, khoảng 12h trưa thì cả đoàn đi đến dãy núi Phia Sum Khảo, nơi có cột mốc 108 trên biên giới Việt - Trung thuộc xã Trường Hà, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Nhóm đồng chí Hoàng Sâm lên đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc theo kế hoạch cũng có mặt. Tất cả đều xúc động khi thấy Người đứng lặng đi bên cột mốc 108, mặt hướng về Tổ quốc, ngắm nhìn núi rừng trùng điệp Cao Bằng - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc. Sau 30 năm xa Tổ quốc bôn ba đi tìm đường cứu nước, đúng vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc (xuân Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về nước, Người cúi xuống cầm nắm đất lên hôn và vui vẻ bắt tay chúc Tết mọi người.

Rời cột mốc, các đội viên Ban Công tác đội bảo vệ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc theo con đường mòn xuống thung lũng Pác Bó rồi bố trí Người nghỉ tại gia đình cụ Máy Lỳ, dân tộc Nùng, một cơ sở cách mạng tin cậy. Gia đình cụ Máy Lỳ có vợ chồng cụ Máy Lỳ và cô con gái tên là Máy Ly rất nhiệt tình ủng hộ cách mạng. Cụ Máy Lỳ cho gọi vợ con lên làm cơm thết khách. Bên mâm cỗ Tết, mọi người râm ran trò chuyện, riêng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ từ ngồi xuống theo lời mời nhiệt tình của chủ nhà. Sau 30 năm xa Tổ quốc đi khắp năm châu bốn bể tìm đường cứu nước, nay Người về nước đúng vào ngày Tết cổ truyền dân tộc, Người rất xúc động.

Đến ngày 8/2/1941, đoàn cán bộ bảo vệ đã đưa Người vào ở và làm việc trong hang Cốc Bó. Trước tình hình cách mạng và thời cơ mới, tháng 4/1945 Người quyết định trở về căn cứ Tân Trào (Tuyên Quang) để lãnh đạo nhân dân cả nước vùng lên giành chính quyền từ tay thực dân Pháp làm nên Cách mạng Tháng Tám lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á

Nguyễn Đức Quý (Theo Tư liệu lịch sử của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an)

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文