An ninh miền Nam thời chống Mỹ:

Những kỳ tích của sự mưu trí, lòng quả cảm

22:12 28/04/2015
Bốn mươi năm đã trôi qua, lịch sử đã bước sang những trang mới nhưng thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với Đại thắng mùa xuân 1975 mãi mãi là dấu ấn sâu đậm. Trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng an ninh miền Nam đã lập nên những chiến công huyền thoại, trở thành biểu tượng của khát vọng chiến thắng, chính nghĩa, nhân văn, được hun đúc bởi một tinh thần quả cảm, mưu trí và sự hy sinh vô bờ bến của lớp lớp các chiến sỹ an ninh miền Nam.

Đã có biết bao trang báo, trang sách viết về lực lượng an ninh miền Nam thời chống Mỹ, và có cả những công trình khoa học nghiên cứu về lực lượng này, nhưng đến giờ trong tâm khảm các chiến sỹ an ninh miền Nam vẫn còn vẹn nguyên những ký ức hào hùng của một thời máu lửa, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

An ninh miền Nam đã kiên trì bám trụ, dũng cảm mưu trí đấu tranh với các cơ quan tình báo, gián điệp của Mỹ và tay sai; cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân đập tan mọi âm mưu hiểm độc của tình báo địch như: “Chính sách chiêu hồi”, “Chiến dịch Phượng Hoàng”, “Kế hoạch bình định”.

Lực lượng an ninh miền Nam đã phát hiện và tiêu diệt nhiều vụ nội gián nguy hiểm; kết hợp với các lực lượng vũ trang chiến đấu bẻ gẫy nhiều trận càn quét, lấn chiếm của địch.

Trong những chiến dịch quân sự lớn của quân dân miền Nam, lực lượng an ninh luôn có sự chuẩn bị toàn diện, bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan lãnh đạo chỉ huy chiến dịch, bảo vệ bí mật các kế hoạch hành quân, các mũi tiến công, hợp đồng tác chiến chặt chẽ với quân giải phóng, đặt kẻ thù vào thế bị động, bất ngờ, làm cho chúng liên tiếp bị thất bại.

Lịch sử chiến đấu của lực lượng an ninh miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ còn mãi mãi ghi đậm chiến công về lòng quả cảm của cán bộ chiến sỹ Đoàn 80 thuộc Ban an ninh Trung ương cục phối hợp với quân giải phóng đập tan hai trận càn Johnsoncity năm 1966 – 1967 và trận càn Đông Dương năm 1970 của Mỹ - ngụy để bảo vệ Trung ương Cục miền Nam.

Đơn vị trinh sát vũ trang nghiên cứu phương án bảo vệ căn cứ, chống địch xâm nhập. (Ảnh do Viện Lịch sử Công an cung cấp).

Đầu năm 1970, dưới sự chỉ huy của đồng chí Cao Đăng Chiếm, lực lượng an ninh vũ trang đã tiêu diệt đồn Mi Mốt, mở ra một vùng rộng lớn trên biên giới giáp ranh giữa Tây Ninh và Campuchia, để khi tình hình đột biến, ta có thể di chuyển lực lượng và chiến đấu lâu dài.

Quyết định tiêu diệt đồn Mi Mốt của địch vào thời điểm đó là một quyết định đúng đắn và kịp thời, có tầm chiến lược về công tác bảo vệ cách mạng.

Đó còn là những chiến công của Tiểu đoàn 10 An ninh Khu 5, Ban an ninh T4, Ban an ninh Khu 6, Khu 8, Khu 9… góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sinh thời, Thiếu tướng Ngô Quang Nghĩa, nguyên Chánh Văn phòng An ninh Trung ương Cục miền Nam, nhiều lần xúc cảm mà viết rằng, sẽ khó có cuốn sách nào có thể lột tả được hết sự ra đời, trưởng thành, sự hy sinh dũng cảm vô bờ bến của lực lượng an ninh miền Nam cũng như những chiến công thầm lặng của họ.

Bằng sự trải nghiệm của một cán bộ an ninh dày dạn kinh nghiệm, ông từng cắt nghĩa vì sao chúng ta chiến thắng được giặc Mỹ khổng lồ cả về quân sự, kinh tế và tình báo. Đó là do lực lượng an ninh miền Nam đã ra đời đúng lúc, phục vụ kịp thời, bảo vệ phong trào đồng khởi ở khắp miền Nam, thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt, có tầm nhìn xa của Đảng, của Bác Hồ.

Ông viết: “Đến giữa năm 1960, phong trào đồng khởi ở miền Nam lên mạnh, đặc biệt là ở Nam Bộ, nhiều vùng giải phóng rộng lớn ở các tỉnh được mở rộng. Bọn Mỹ - Diệm hoảng sợ đẩy mạnh hoạt động tình báo, cho bọn do thám, biệt kích, thám báo, thọc sâu vào vùng giải phóng nắm tình hình ta, hành quân phản kích hòng chiếm lại những vùng bị mất.

Nhận thấy tình hình đó, Xứ ủy Nam Bộ ra chỉ thị uốn nắn và thành lập lại lực lượng Công an ở Nam bộ, năm 1963 thống nhất gọi là Ban An ninh. Thành lập Ban An ninh trong điều kiện lúc ấy chỉ có Đảng lãnh đạo, chưa có chính quyền, chưa có Mặt trận giải phóng miền Nam là một quyết định sáng tạo của Xứ ủy.

Không chỉ ra đời đúng lúc, sáng tạo, lực lượng an ninh miền Nam đã xây dựng được phong trào quần chúng bảo mật, phòng gian, giữ gìn an ninh, trật tự vùng giải phóng. Giai đoạn Mỹ - Diệm thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, lực lượng an ninh miền Nam đã được Đảng phân công ở lại tăng cường bám đất, bám dân, tăng cường vận động quần chúng, giáo dục nâng cao cảnh giác cách mạng cho nhân dân, từ đó xây dựng cơ sở cách mạng, hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân nổi dậy đồng khởi giành thắng lợi.

Cán bộ chiến sỹ an ninh miền Bắc lên đường chi viện lực lượng an ninh miền Nam đợt 2 (1965).

Khi đế quốc Mỹ triển khai chiến lược chiến tranh đặc biệt, lực lượng an ninh các cấp được thành lập. Từ sau phong trào đồng khởi, cách mạng miền Nam đã chuyển hướng sang một giai đoạn mới. Chiến tranh nhân dân đã phá rã từng mảng ấp chiến lược của địch, tấn công san bằng hàng trăm đồn bốt.

Lực lượng an ninh miền Nam được xây dựng có hệ thống tổ chức từ trên xuống dưới, đồng thời đẩy mạnh phong trào “bảo mật phòng gian” tạo thành một thế trận khép kín, làm thất bại âm mưu gom dân lập ấp chiến lược, bình định của địch, vô hiệu hóa các hoạt động gián điệp, tình báo của chúng.

Trong tình thế thất bại, Mỹ - ngụy càng ngoan cố thực hiện nhiều âm mưu thủ đoạn hòng giữ cho được chính quyền ngụy để chống phá cách mạng lâu dài, chuẩn bị cho “kế hoạch hậu chiến”.

Quán triệt chủ trương chỉ đạo của Đảng, của lực lượng CAND, an ninh miền Nam đã triển khai đồng bộ nhiều mặt hoạt động, phong trào “bảo mật phòng gian” tiếp tục được đẩy mạnh.

Cán bộ chiến sỹ an ninh đi sâu vào các tầng lớp nhân dân vận động, giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần cảnh giác cách mạng. Tổ chức nhân dân vào các hội đồng bảo vệ an ninh ấp, xã, phát hiện bọn gián điệp, tình báo cài lại, tổ chức quản lý an ninh, trật tự vùng ta kiểm soát, ở vùng đô thị an ninh miền Nam đi sâu vào vận động trong tầng lớp học sinh, sinh viên, công nhân, nhân sỹ, trí thức.

Nhờ đó mà phong trào đấu tranh của quần chúng ngày càng lên cao, đầy sức mạnh. Đó là cuộc biểu tình ngày 1/5/1969 của 10.000 người dân ở Sài Gòn đòi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đòi vãn hồi hòa bình; cuộc bãi khóa của sinh viên các trường ĐH ở miền Nam chống hành động khủng bố của kẻ địch; cuộc đấu tranh của công nhân 123 nghiệp đoàn vạch trần bộ mặt của Trần Văn Biểu tay sai của Mỹ - ngụy chui vào phá hoại phong trào công nhân. Những phong trào đó có sự chung tay, mưu trí của lực lượng an ninh miền Nam đã góp phần to lớn vào công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ hoạt động, bảo vệ an toàn khu căn cứ, kho tàng, nơi đóng quân của bộ đội…

Trở lại đánh giá, nghiên cứu về lực lượng an ninh miền Nam của cố Thiếu tướng Ngô Quang Nghĩa. Sự thành công với những chiến công hiển hách của an ninh miền Nam còn do sự chi viện của Bộ Công an và lực lượng CAND miền Bắc với an ninh miền Nam về mọi mặt, từ cán bộ lãnh đạo, cán bộ cốt cán đến vũ khí, khí tài, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ; đặc biệt là đội ngũ cán bộ qua huấn luyện chính quy, cán bộ khung nhà trường, đây thực sự là những “máy cái” sản xuất nhanh ra nhiều “máy con” đáp ứng kịp thời cuộc đấu tranh chống tình báo, gián điệp của địch.

Bên cạnh đó, lực lượng an ninh miền Nam còn chú trọng đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng lực lượng an ninh các cấp, hình thức huấn luyện không câu nệ, lấy các vụ án, trận đánh diệt ác phá tề, xã ấp, điển hình phá ấp chiến lược chống bình định nông thôn, lấn đất mở rộng vùng giải phóng để “học viên” tiếp thu, học tập…

Thu Phương

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文