Những người bám bản, “gieo chữ” vùng biên

00:09 05/05/2019
Ở vùng biên giới thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, hằng ngày các giáo viên vẫn bám bản, bám trường, bám lớp để dạy chữ cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Dù còn nhiều khó khăn, gian khổ, song với họ, niềm vui và hạnh phúc là con em đồng bào có được cái chữ để làm nền tảng cho việc học hành, sau này thành đạt, trở về cống hiến để phát triển bản làng nơi miền biên viễn này…


Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDT) tiểu học Gari, nằm ở vùng biên giới, bên này huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, còn bên kia là huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, nước bạn Lào. 

Thầy giáo Đỗ Quốc, Hiệu trưởng, cho chúng tôi biết, năm học này trường có 136 học sinh, chiếm hầu hết là con em đồng bào dân tộc thiểu số Cơ tu. Trường có 4 lớp đơn và 4 lớp ghép lớp 1 và 2; 14 giáo viên, trong đó có 5 giáo viên từ đồng bằng lên và 9 giáo viên người bản địa.

Giáo viên miền xuôi lên biên giới bám bản, dạy học cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Mặc dù trường ở vùng biên xa xôi, với nhiều khó khăn, thiếu thốn, song nhiều năm qua, tập thể giáo viên nhà trường đã nỗ lực, đoàn kết để thực hiện tốt công tác dạy và học, chăm lo cho các em học sinh bán trú không chỉ việc học hành mà còn từng miếng ăn, giấc ngủ. Ngoài điểm trường chính, Trường PTDT bán trú tiểu học Gari còn có 3 điểm trường thôn, mỗi điểm trường có 1 lớp ghép lớp 1 và 2.

“Nhờ sự nhiệt tình công tác của các thầy cô giáo nhà trường mà nhiều năm qua, bên cạnh việc giảng dạy tốt cho học sinh, chúng tôi còn tổ chức bữa ăn bán trú cho các em, đảm bảo bữa ăn nào cũng có cá, có thịt”, thầy Quốc chia sẻ.

Để công tác giảng dạy ở vùng biên giới đạt hiệu quả, vai trò của các giáo viên cắm bản là rất quan trọng. Tại Trường PTDT bán trú tiểu học Gari, các thầy, cô  giáo đều xem ngôi trường là nhà của mình. Thầy giáo Văn Quý Trường tâm sự, quê thầy dưới xuôi, bên dòng sông Vu Gia, huyện Đại Lộc (Quảng Nam). Mười năm trước, thầy Trường đã tình nguyện lên “gieo chữ” cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số ở xã biên giới Gari.

Thấy thầy Trường “thâm niên” công tác vùng biên đã quá lâu, rất nhiều lần, Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang có ý định chuyển thầy về giảng dạy tại trung tâm huyện Tây Giang để thuận lợi trong việc đi về Đại Lộc thăm vợ con. Nhưng, vì tình cảm gắn bó với đồng bào và các em học sinh vùng biên giới này, thầy Trường tình nguyện tiếp tục ở lại Gari để giảng dạy.

“Học sinh và phụ huynh ở đây thương yêu các thầy cô giáo lắm. Thi thoảng học sinh và phụ huynh lại ghé thăm các thầy cô, mang tặng một số sản vật tự gia đình trồng được như mía, chuối… Điều đó khiến thầy cô giáo chúng tôi rất xúc động và yêu quý mảnh đất này, yêu quý các em học sinh nơi đây hơn”, thầy Trường chia sẻ nguyên nhân vì sao mình ở lại vùng biên Gari.

Những giáo viên từ miền xuôi lên vùng biên Gari cắm bản, dạy chữ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, hình như ai cũng có chung tâm sự như thầy Trường.

Còn các giáo viên người bản địa thì họ gắn bó, vì núi rừng Gari là quê hương, nơi họ cất tiếng khóc chào đời. Cô giáo Arất Thị Ke, kể rằng, sau khi học sư phạm tốt nghiệp ra trường, cô đã trở về quê để giảng dạy cho con em bản làng mình. Thấm thoát, cũng đã 24 năm, cô gắn bó với nghề giáo trên vùng biên Gari…

Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tây Giang, cho biết, huyện vùng cao Tây Giang có các xã biên giới, gồm: Gari, Chơm, Axan, Trhy do đường sá xa xôi, cách trở nên việc dạy chữ cho các em học sinh còn rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, những năm qua, nhờ sự nhiệt huyết và tình yêu nghề sâu sắc các thầy, cô giáo đã không ngại gian khổ, thiếu thốn để bám bản, bám trường, bám lớp. Từ đó, công tác dạy và học ở vùng biên giới của huyện đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Điều này cũng đã giúp thay đổi căn bản nhận thức của người dân địa phương đối với việc học hành của con em mình…

NGỌC THI

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文