Nông dân điêu đứng vì… xoài keo nhập lậu

01:54 08/04/2018
Thời gian gần đây, giống xoài keo của Campuchia được vận chuyển tấp nập qua hai bên “cánh gà” cửa khẩu các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang để đưa vào nội địa tiêu thụ. Đa phần xoài được nhập lậu bằng các đường tiểu ngạch, gây khó cho lực lượng chống buôn lậu. 

Khi bị phát hiện, các đối tượng chỉ xuất trình được hóa đơn bán hàng, không có chứng từ nhập khẩu, không có giấy kiểm dịch các lô hàng… Việc xoài nhập lậu ngày càng nhiều, khiến nông dân trồng xoài vùng biên điêu đứng và “kêu cứu” tới các cơ quan chức năng.

Nhà vườn kêu cứu

Theo Công văn số 1328/BTVT–KD ngày 25-7-2016 của Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT thông báo về kết quả họp chuyên đề về kiểm dịch thực vật (KDTV) thì các vật thể thuộc diện KDTV chưa nằm trong danh sách các mặt hàng được cấp Giấy phép KDTV nhập khẩu (các loại quả tươi, giống cây trồng, cỏ và hạt cỏ) vào Việt Nam không được cho phép nhập khẩu theo quy định. 

Theo thông báo nêu trên, mặt hàng xoài tươi (xoài keo – PV) có xuất xứ từ Campuchia là vật thể không có trong danh mục phải phân tích nguy cơ dịch hại nên cơ quan kiểm dịch tại cửa khẩu không làm thủ tục kiểm dịch theo chuyên ngành mặt hàng này để Cơ quan Hải quan thực hiện thủ tục nhập khẩu tiếp theo cho mặt hàng này ở tất cả các loại hình nhập khẩu kinh doanh của doanh nghiệp, nhập khẩu trao đổi, mua bán cư dân biên giới.

Cán bộ Hải quan đang kiểm đếm tang vật trong một vụ vận chuyển xoài lậu.

Được biết, cư dân vùng biên giới Campuchia giáp Việt Nam đang mở rộng diện tích trồng xoài, sản lượng ngày càng tăng và cư dân biên giới có nhu cầu mang về Việt Nam mua bán, trao đổi rất lớn. Việc này khiến cho nông dân trồng xoài ở vùng biên giới phải “méo mặt” vì các giống xoài trong nước không cạnh tranh lại về mặt giá cả so với xoài nhập lậu. 

Thương lái thậm chí không tìm đến vườn thu mua, vì lượng xoài keo ở các chợ đầu mối ngày càng nhiều, giá thành thấp. Ông Nguyễn Văn Dễ (ngụ ấp Ba Xoài, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cho biết, gia đình có 11 công đất trồng xoài. 

Giá bán của vụ xoài đầu tháng vừa qua, giảm 50% so với năm ngoái. “Giá xoài vốn dĩ đã thấp, nhưng gần đây, thương lái thu mua lại ép giá nhà vườn, vì ra chợ đầu mối xoài keo rất nhiều. Giá xoài keo thấp vì sự chênh lệnh giá thành của 2 nước, đồng thời khi nhập qua Việt Nam theo các đường tiểu ngạch không tốn thuế, còn chi phí sản xuất xoài trong nước khá cao nên nông dân trồng xoài chúng tôi không an tâm sản xuất”, ông Dễ cho biết.

Theo tìm hiểu của PV Báo CAND, xoài keo sau khi nhập lậu qua Việt Nam, ngoài việc cung ứng cho thị trường tiêu thụ trong nước, còn vận chuyển lên các thành phố lớn, đưa xuất khẩu sang Trung Quốc, khiến xoài Việt “mất chỗ đứng”. 

Có 2 ha xoài bưởi, ông Võ Văn Hằng (ngụ ấp Sóc Tức, xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) than: “Hiện xoài bán chỉ được giá từ 4.000 – 5.000 đồng/kg thay vì 9.000 – 10.000 ngàn đồng/kg so với cùng thời điểm năm trước. Giá này lỗ tiền thuốc sâu và thuê nhân công thu hoạch. Xoài năm nay không có giá bởi xoài keo Campuchia chở qua đây quá nhiều.

Khó xử lý

Nhập khẩu bằng đường chính ngạch không được do vướng quy định KDTV, xoài keo đang qua Việt Nam bằng con đường vận chuyển lậu đã làm tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa khu vực biên giới vốn đã phức tạp càng phức tạp hơn. 

Các đối tượng vận chuyển xoài lậu, chọn thời điểm lực lượng chức năng nghỉ trưa, giao ca hoặc đêm tối, họ đi thành từng đoàn nhỏ, vận chuyển bằng xe máy, chạy với tốc độ cao. Đặc biệt, các nhóm đối tượng sẵn sàng chống trả để giành giật tang vật khi bị bắt giữ... 

Điển hình, vào tháng 4-2017, nhận được tin báo có đoàn xe vận chuyển xoài đi đường cánh gà nên Chi cục Hải quan cửa khẩu (HQCK) Vĩnh Xương (tỉnh An Giang) phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Sông Tiền truy đuổi 25 chiếc xe máy đang chở xoài vượt biên trái phép. Khi đến khu vực đường vành đai biên giới thuộc ấp 5 (xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu), Tổ công tác đã bắt được toàn bộ số xe trên.

Lúc bắt giữ, các “cửu vạn” đã la hét, kích động tụ tập hơn 40 người nhằm uy hiếp tinh thần, giành giật lại tang vật. Đáng nói hơn là có những đối tượng cầm gậy gộc chuẩn bị tấn công, nhưng trước sự kiên quyết giữ tang vật của lực lượng làm nhiệm vụ, các đối tượng đã chấp hành giao nộp. Trong lúc đưa tang vật về trụ sở, các cửu vạn đã lợi dụng thời cơ “bỏ của chạy lấy người”. Sau đó Chi cục HQCK Vĩnh Xương ra quyết định tạm giữ phương tiện và tịch thu hàng hoá để xử lý theo quy định.

Còn tại Kiên Giang, trong năm 2017, Chi cục HQCK Hà Tiên phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan, Công an xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên phát hiện và bắt giữ hàng chục vụ nhập lậu xoài qua biên giới, với tang vật gần 70 tấn. Vụ thứ nhất do tài xế Nguyễn Thành Quân (ngụ tỉnh Kiên Giang) vận chuyển trên 10 tấn qua biên giới bằng xe tải BKS:68C-02847; vụ thứ hai do Trương Thành Lộc (ngụ tỉnh Tiền Giang) vận chuyển gần 4 tấn trên xe tải BKS: 63C-072.13; vụ thứ ba do Đỗ Thanh Lâm (ngụ tỉnh An Giang) vận chuyển trên 10 tấn xoài trên xe tải mang BKS: 63C-085.30… 

Khi bị phát hiện, các đối tượng chỉ xuất trình được hoá đơn bán hàng chứ không có chứng từ nhập khẩu, không giấy kiểm dịch. Các đối tượng khai nhận số xoài trên là hàng gom từ Campuchia để vận chuyển trái phép qua Việt Nam tiêu thụ.

Ông Lý Việt Thái, Trưởng phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm Cục Hải quan tỉnh An Giang cho biết, từ đầu năm đến nay, các đối tượng vận chuyển xoài lậu chủ yếu nhỏ lẻ, sử dụng bằng xe máy. Nếu không có biện pháp tháo gỡ, mặt hàng này sẽ tiếp tục nhập lậu do nhu cầu trong nước cao. 

Từ đó đã gây rất nhiều bất lợi cho các cơ quan ban, ngành phụ trách cửa khẩu trong việc kiểm soát dịch hại có thể lây lan trên cây trồng, gây thất thu thuế, phí kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước.

Trần Lĩnh

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Chương trình nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Trước ngày khởi công Dự án đường Vành đai 3 (18/6/2023) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến trước ngày 31/12/2023 sẽ bàn giao 100% mặt bằng phục vụ dự án. Nhưng thực tế việc giải phóng mặt bằng và thi công các gói thầu diễn ra rất chậm…

Bộ Xây dựng thống kê, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Điển hình như tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Mặt bằng giá dự án mới quý III/2024 đã tăng từ 4-6% theo quý và từ 22-25% theo năm. Đặc biệt, có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.

Ngày 17/11, thông tin từ Công an tỉnh Bình Phước cho biết đang tạm giữ 14 đối tượng về các hành vi mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ hơn 6kg ma túy, 1 khẩu súng và nhiều phương tiện pha trộn, đóng gói ma túy.

Ngày 17/11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Tháp đang tạm giữ hình sự Phạm Hải Đức (SN 1990, ngụ phường 1, Quận 4, TP Hồ Chí Minh) và Tăng Hạ Quốc Huy (Việt kiều Canada, SN 1988, tạm trú phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh)  để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong bối cảnh thị trường nhà ở đang mất cân đối cung - cầu nghiêm trọng, giá nhà ngày càng tăng cao ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, việc cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận về nhận quyền sử dụng đất sẽ giải quyết được một số tồn tại của thị trường bất động sản hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文