“Ông Bụt” của trẻ em nghèo vùng cát Quảng Bình

15:35 22/09/2008

Trong hai năm qua, vợ chồng ông bà Phan Hải đã xây dựng 2 ngôi trường học, trạm xá, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Ly Hòa, Bố Trạch, Quảng Bình với số tiền gần 15 tỷ đồng.

Ông bà Phan Hải sinh ra ở vùng cát nghèo Quảng Bình, tuổi thơ đong đầy những khó khăn, vất vả nên hai ông bà đã cố gắng học thành tài để thoát nghèo. Giờ đây khi đã bước gần tuổi 70, hai vợ chồng họ lại thu vén của cải cả đời chắt bóp để quay lại quê hương làm việc thiện.

Thủy thủ số 1 Việt Nam

Sinh năm 1943, năm nay đã gần 70 tuổi, nhưng cuộc đời làm thủy thủ đã tôi luyện cho ông Hải vẻ rắn chắc và khỏe khoắn lạ thường. Tôi đến khi ông đang cùng nhóm thợ hoàn thiện những công đoạn cuối cùng của Trường  Tiểu học Ly Hòa.

Sinh ra trong gia đình làm nghề biển có 8 anh chị em, quê nghèo nên cả nhà chẳng ai được học đến nơi đến chốn, chỉ có cậu con út Phan Hải được đến trường. Học để thoát nghèo, Hải nghĩ vậy. Học hết phổ thông, Phan Hải được chọn vào học trường Hàng hải, luôn giữ quán quân về điểm số học tập nên vừa ra trường, ông được phân công về làm thủy thủ, rồi Thuyền trưởng tàu Hòa Bình, con tàu thủy lớn nhất của nước ta lúc bấy giờ.

Dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù, thuyền trưởng Phan Hải cùng thủy thủ đoàn của mình đã vượt biển đi hàng ngàn chuyến hàng an toàn. Lúc đó ông được xem là thuỷ thủ số 1 Việt Nam. Vì vậy đến năm 1966, Ba Lan tặng cho nước ta chiếc tàu Việt - Ba với trọng tải hơn 4.500 tấn, loại tàu thủy chở hàng lớn nhất Đông Nam Á lúc đó, Phan Hải lại được phân công làm thuyền trưởng tàu Việt - Ba.

Vinh dự nhưng trách nhiệm cực kỳ lớn lao, ông Hải biết vậy và lao vào học, nghiên cứu các tài liệu về đường thủy trên biển với suy nghĩ; phải tính toán làm sao để những chuyến tàu đi luôn được an toàn. Những sáng kiến của ông Hải về vận chuyển hàng hóa trên biển được ngành giao thông phổ biến áp dụng cho tất cả các tàu thủy của nước ta.

Cuối năm 1966, Phan Hải là thủy thủ đầu tiên của nước ta được chọn gửi sang Ba Lan học về hàng hải 6 năm. Miệt mài đèn sách bên nước bạn, ra trường ông Hải được nước bạn giữ lại để tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy. Nhưng "đất nước còn chiến tranh, còn rất cần những người như mình, phải về để phụng sự Tổ quốc", ông Hải nghĩ vậy và  đã khăn gói trở về. Ông được giao nhiệm vụ làm thuyền trưởng một lúc 2 con tàu lớn nhất của Việt Nam là Cửu Long 1 và Cửu Long 2. Phan Hải lại tiếp tục thực hiện những chuyến vượt biển để vận chuyển hàng hóa phục vụ cho cuộc chiến giành độc lập, tự do của dân tộc. Chỉ cần phát hiện ra tàu chở hàng, thì địch biến nơi đó thành tọa độ lửa. Vì vậy có thủy thủ đánh chìm tàu, chấp nhận hy sinh để tàu khỏi rơi vào tay giặc, còn Phan Hải lại nghĩ khác: Dứt khoát không để tàu chìm, không để địch phát hiện bởi nước ta lúc đó còn nghèo, hàng hóa trên tàu là khối tài sản lớn của quốc gia. Và ông đã chiến thắng, tất cả các chuyến đi đều an toàn.

Trường làng đầu tiên xây dựng theo chuẩn quốc tế

Cuộc đời thủy thủ luôn lênh đênh cùng sóng nước, nên mỗi khi tàu cập cảng lên đất liền Phan Hải tự thấy mình yêu đất đến kỳ lạ. Sau mỗi chuyến đi tàu, khi nhận được tiền thưởng, chế độ, anh em trong đoàn thường cùng gia đình chi tiêu cho kỳ hết. Còn Phan Hải lại khác, ông mua đất. Ông tâm sự: "Nhiều khi tôi chẳng biết mình mua để làm gì nữa, về cảng Sài Gòn, nghỉ để tàu sửa chữa, tôi lại lang thang đường phố và khi bắt gặp ngôi nhà đẹp đang bán thì tôi quyết tâm mua". Thú mua nhà đã giúp ông trở nên giàu có trong những năm gần đây.

Cách đây mấy năm khi về quê thấy thầy trò Trường THCS Ly Hòa gồng mình chống chọi với nỗi lo trường sập trong mùa mưa bão, ông đã quyết định bán một căn nhà, vun vén tiền bạc về quê xây dựng ngôi trường khang trang hơn 4 tỷ đồng tặng nhà trường.

Tiếp đó ông xây dựng trường tiểu học hơn 3 tỷ đồng. "Mình trưởng thành từ mái trường quê, giờ là lúc mình phải báo hiếu, làm trường cho các cháu học hành", ông tâm sự. Con em trong làng đau ốm thường phải đưa đi bệnh viện tuyến xa, trang thiết bị y tế của xã lại quá nghèo nàn, nên ông bà Phan Hải xây dựng trạm y tế xã, mua đầy đủ dụng cụ y tế thiết yếu tặng xã.

Mỗi công trình ông làm không chỉ đóng góp tiền bạc mà tự ông đứng ra làm, ông thuê nhân công, giám sát công trình cho đến ngày công trình hoàn thiện. 3 tiêu chí xây dựng trường học của Nhật Bản được ông áp dụng để xây dựng trường học ở Ly Hòa là: Chống được động đất; chống được bão cấp 12 và chống được lụt theo mức lụt cao nhất ở Quảng Bình trong lịch sử. Hệ thống ánh sáng, bàn ghế, nhiệt độ trong phòng học đều đạt chuẩn quốc tế. Mỗi học sinh có một bàn, ghế và tủ đựng sách vở riêng. Trong phòng học có treo quốc kỳ, bản đồ Việt Nam và ảnh Bác Hồ quàng khăn đỏ cho học trò.

Sau khi xây dựng xong các công trình phúc lợi xã hội trên, hiện ông bà Phan Hải đang xây dựng đài tượng niệm các anh hùng liệt sĩ, bảo tàng, đình làng cho xã Hải Trạch với số tiền dự kiến hơn 8 tỷ đồng.

Chia tay tôi, ông tâm sự: "Bốn đứa con của tôi đều đã trưởng thành, các cháu học hành đến nơi đến chốn và có công ăn việc làm và quý nhất là các cháu luôn động viên ba mẹ làm việc thiện"

Dương Sông Lam

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

Một loạt ca khúc cách mạng, thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ như “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”, “Khát vọng tuổi trẻ”, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”... đang tạo “cơn sốt” trong đời sống âm nhạc. Nhiều độc giả trẻ xếp hàng hào hứng nhận những ấn phẩm đặc biệt về chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng lịch sử 30/4... do Báo Nhân dân ấn hành.

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhìn đoàn quân rầm rập tiến bước dưới quân kỳ, lòng tôi vô cùng xúc động, xen lẫn tự hào. Bởi những gì có được của ngày hôm nay, là sự hy sinh, mất mát của biết bao đồng bào, đồng chí, biết bao dòng họ, làng quê trên đất nước Việt Nam. Trong đó có gia đình tôi, bố mẹ và các anh chị em chúng tôi.

Sáng 1/5, các Trại tạm giam thuộc Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an công bố Quyết định đặc của Chủ tịch nước cho các phạm nhân đã có nhiều tiến bộ trong quá trình học tập, cải tạo, rèn luyện khi chấp hành án.

Sáng 1/5, Thượng tá Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trưởng Công an phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết, sau khi VKSND tỉnh phê chuẩn các quyết định tố tụng hình sự của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Công an phường đã tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bị can Phạm Thị Kim (SN 1979; thường trú tại TDP Phần Thất, phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ) về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Trời Hà Nội mờ sương, những tia nắng đầu ngày len lỏi qua hàng cây cổ thụ quanh Quảng trường Ba Đình. Giữa không gian tĩnh lặng ấy, bóng dáng những chiến sĩ Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ lặng lẽ tuần tra, đôi mắt sắc bén quét qua từng góc nhỏ, đảm bảo an ninh tuyệt đối cho khu vực thiêng liêng này.

Ngày 30/4, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện kịp thời ngăn chặn 2 nhóm gồm 20 thanh, thiếu niên độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi ở huyện Đắk R’lấp hẹn nhau tụ tập chuẩn bị tổ chức đua xe trái phép, gây mất ANTT trên địa bàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.