“Ông Bụt” của trẻ em nghèo vùng cát Quảng Bình

15:35 22/09/2008

Trong hai năm qua, vợ chồng ông bà Phan Hải đã xây dựng 2 ngôi trường học, trạm xá, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Ly Hòa, Bố Trạch, Quảng Bình với số tiền gần 15 tỷ đồng.

Ông bà Phan Hải sinh ra ở vùng cát nghèo Quảng Bình, tuổi thơ đong đầy những khó khăn, vất vả nên hai ông bà đã cố gắng học thành tài để thoát nghèo. Giờ đây khi đã bước gần tuổi 70, hai vợ chồng họ lại thu vén của cải cả đời chắt bóp để quay lại quê hương làm việc thiện.

Thủy thủ số 1 Việt Nam

Sinh năm 1943, năm nay đã gần 70 tuổi, nhưng cuộc đời làm thủy thủ đã tôi luyện cho ông Hải vẻ rắn chắc và khỏe khoắn lạ thường. Tôi đến khi ông đang cùng nhóm thợ hoàn thiện những công đoạn cuối cùng của Trường  Tiểu học Ly Hòa.

Sinh ra trong gia đình làm nghề biển có 8 anh chị em, quê nghèo nên cả nhà chẳng ai được học đến nơi đến chốn, chỉ có cậu con út Phan Hải được đến trường. Học để thoát nghèo, Hải nghĩ vậy. Học hết phổ thông, Phan Hải được chọn vào học trường Hàng hải, luôn giữ quán quân về điểm số học tập nên vừa ra trường, ông được phân công về làm thủy thủ, rồi Thuyền trưởng tàu Hòa Bình, con tàu thủy lớn nhất của nước ta lúc bấy giờ.

Dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù, thuyền trưởng Phan Hải cùng thủy thủ đoàn của mình đã vượt biển đi hàng ngàn chuyến hàng an toàn. Lúc đó ông được xem là thuỷ thủ số 1 Việt Nam. Vì vậy đến năm 1966, Ba Lan tặng cho nước ta chiếc tàu Việt - Ba với trọng tải hơn 4.500 tấn, loại tàu thủy chở hàng lớn nhất Đông Nam Á lúc đó, Phan Hải lại được phân công làm thuyền trưởng tàu Việt - Ba.

Vinh dự nhưng trách nhiệm cực kỳ lớn lao, ông Hải biết vậy và lao vào học, nghiên cứu các tài liệu về đường thủy trên biển với suy nghĩ; phải tính toán làm sao để những chuyến tàu đi luôn được an toàn. Những sáng kiến của ông Hải về vận chuyển hàng hóa trên biển được ngành giao thông phổ biến áp dụng cho tất cả các tàu thủy của nước ta.

Cuối năm 1966, Phan Hải là thủy thủ đầu tiên của nước ta được chọn gửi sang Ba Lan học về hàng hải 6 năm. Miệt mài đèn sách bên nước bạn, ra trường ông Hải được nước bạn giữ lại để tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy. Nhưng "đất nước còn chiến tranh, còn rất cần những người như mình, phải về để phụng sự Tổ quốc", ông Hải nghĩ vậy và  đã khăn gói trở về. Ông được giao nhiệm vụ làm thuyền trưởng một lúc 2 con tàu lớn nhất của Việt Nam là Cửu Long 1 và Cửu Long 2. Phan Hải lại tiếp tục thực hiện những chuyến vượt biển để vận chuyển hàng hóa phục vụ cho cuộc chiến giành độc lập, tự do của dân tộc. Chỉ cần phát hiện ra tàu chở hàng, thì địch biến nơi đó thành tọa độ lửa. Vì vậy có thủy thủ đánh chìm tàu, chấp nhận hy sinh để tàu khỏi rơi vào tay giặc, còn Phan Hải lại nghĩ khác: Dứt khoát không để tàu chìm, không để địch phát hiện bởi nước ta lúc đó còn nghèo, hàng hóa trên tàu là khối tài sản lớn của quốc gia. Và ông đã chiến thắng, tất cả các chuyến đi đều an toàn.

Trường làng đầu tiên xây dựng theo chuẩn quốc tế

Cuộc đời thủy thủ luôn lênh đênh cùng sóng nước, nên mỗi khi tàu cập cảng lên đất liền Phan Hải tự thấy mình yêu đất đến kỳ lạ. Sau mỗi chuyến đi tàu, khi nhận được tiền thưởng, chế độ, anh em trong đoàn thường cùng gia đình chi tiêu cho kỳ hết. Còn Phan Hải lại khác, ông mua đất. Ông tâm sự: "Nhiều khi tôi chẳng biết mình mua để làm gì nữa, về cảng Sài Gòn, nghỉ để tàu sửa chữa, tôi lại lang thang đường phố và khi bắt gặp ngôi nhà đẹp đang bán thì tôi quyết tâm mua". Thú mua nhà đã giúp ông trở nên giàu có trong những năm gần đây.

Cách đây mấy năm khi về quê thấy thầy trò Trường THCS Ly Hòa gồng mình chống chọi với nỗi lo trường sập trong mùa mưa bão, ông đã quyết định bán một căn nhà, vun vén tiền bạc về quê xây dựng ngôi trường khang trang hơn 4 tỷ đồng tặng nhà trường.

Tiếp đó ông xây dựng trường tiểu học hơn 3 tỷ đồng. "Mình trưởng thành từ mái trường quê, giờ là lúc mình phải báo hiếu, làm trường cho các cháu học hành", ông tâm sự. Con em trong làng đau ốm thường phải đưa đi bệnh viện tuyến xa, trang thiết bị y tế của xã lại quá nghèo nàn, nên ông bà Phan Hải xây dựng trạm y tế xã, mua đầy đủ dụng cụ y tế thiết yếu tặng xã.

Mỗi công trình ông làm không chỉ đóng góp tiền bạc mà tự ông đứng ra làm, ông thuê nhân công, giám sát công trình cho đến ngày công trình hoàn thiện. 3 tiêu chí xây dựng trường học của Nhật Bản được ông áp dụng để xây dựng trường học ở Ly Hòa là: Chống được động đất; chống được bão cấp 12 và chống được lụt theo mức lụt cao nhất ở Quảng Bình trong lịch sử. Hệ thống ánh sáng, bàn ghế, nhiệt độ trong phòng học đều đạt chuẩn quốc tế. Mỗi học sinh có một bàn, ghế và tủ đựng sách vở riêng. Trong phòng học có treo quốc kỳ, bản đồ Việt Nam và ảnh Bác Hồ quàng khăn đỏ cho học trò.

Sau khi xây dựng xong các công trình phúc lợi xã hội trên, hiện ông bà Phan Hải đang xây dựng đài tượng niệm các anh hùng liệt sĩ, bảo tàng, đình làng cho xã Hải Trạch với số tiền dự kiến hơn 8 tỷ đồng.

Chia tay tôi, ông tâm sự: "Bốn đứa con của tôi đều đã trưởng thành, các cháu học hành đến nơi đến chốn và có công ăn việc làm và quý nhất là các cháu luôn động viên ba mẹ làm việc thiện"

Dương Sông Lam

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文