Phá tan âm mưu của tình báo, gián điệp Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

10:41 17/04/2014
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, các cơ quan Phòng Nhì và SDECE (Tổng cục Tình báo - Phản gián) của Pháp rất tích cực phục vụ cho Nava, Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Đông Dương. Sau đây là hai trích đoạn từ hồi ký của hai sĩ quan tình báo Pháp đã viết:

Jean Ferrandi, quan ba Thường trực Phòng Nhì Bắc Đông Dương, trong cuốn “Sĩ quan Pháp đối mặt với Việt Minh (1) đã kể rằng: Ngày 15/9/1953, tôi được Đại tướng Tổng Tư lệnh Navarre triệu tập. Tôi lấy làm lạ vì chưa bao giờ Đại tướng triệu tập cấp dưới loại như tôi (2). Trên bàn làm việc của Đại tướng có bức ảnh lớn đề là “Điện Biên Phủ”. Đại tá Berteil, Tổng Tham mưu phó, bảo tôi: “Tôi biết Đại úy đã cùng Đại tướng Salanv đến Điện Biên Phủ ngày 11/11/1952, trước khi Việt Minh chiếm nơi đó. Yêu cầu ông tả lại phong cảnh Điện Biên thật rõ ràng”.

Sau khi nghe tôi tả xong, Đại tá nói thêm: “Chắc ông đoán được mục đích cuộc nghe báo cáo này, vậy ông không được nói với người khác, vì đây là việc rất bí mật”.

Tôi càng đoán được rằng, Tổng Tư lệnh Navarre đã chọn Điện Biên Phủ để đánh gãy xương sống Việt Minh.

Ferrandi viết tiếp:

…“Ngày 20/11/1953, lính dù của tướng Gilles chiếm được Điện Biên Phủ một cách dễ dàng… Tôi được Đại tá Berteil hỏi: “Theo Phòng Nhì, Việt Minh có bao nhiêu đạn để tấn công Điện Biên?”.

- Họ đã đưa đến Điện Biên Phủ 15.000 viên đạn, súng cối và đại bác. Tôi trả lời.

- Về mặt này chúng ta đã thắng, Berteil nhận định, vì chúng ta có 60.000 đạn đại bác.

Tôi cố tranh luận với Đại tá Tổng Tham mưu phó, vì Việt Minh vẫn hơn ta ở chỗ: Họ chỉ cần bắn tập trung vào một cứ điểm, còn ta phải bắn vào cả khu lòng chảo rộng hơn rất nhiều.

Berteil cãi: “Thế ta không biết phản pháo lại hay sao? Ông chẳng biết về pháo binh vì ông không phải là dân pháo thủ!”.

“Đây là sai lầm rất lớn, sai lầm lớn nhất của các tham mưu của Đại tướng Navarre, vì họ không ngờ được rằng Việt Minh lại có thể đưa được đại bác lên sườn núi để chĩa súng bắn thẳng vào các cứ điểm của ta. Sâu xa hơn, các quân sư của Đại tướng đều mắc phải bệnh coi thường đối phương”.

Ferrandi viết tiếp: “Vào tháng giêng năm 1954, Phòng Nhì đã nắm hoàn toàn kế hoạch tác chiến của Việt Minh: Họ đã bỏ ý đồ tiến qua Lào để tập trung lực lượng lớn về Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt quân chiến lược của ta. Trinh sát Việt Minh đã tiến hành điều tra rất tỉ mỉ địa bàn… Còn Bộ Tổng Tư lệnh của ta lại rất vui mừng vì đã buộc đối phương phải giao chiến để chúng ta tiêu diệt chúng theo kế hoạch của ta… Những người thân cận của Đại tướng Tổng Tư lệnh đều rất lạc quan, trừ Phòng Nhì bị họ coi là bọn phá đám.

“Phòng Nhì đã theo dõi Hậu cần của Việt Minh từ biên giới Việt – Trung đến Điện Biên Phủ thấy đội xe vận tải của họ từ 600 chiếc hồi đầu năm 1953, nay đã tăng vọt lên 2.000 xe; họ đã trữ lương thực đủ nuôi 7 vạn người trong 70 ngày (căn cứ vào tiêu chuẩn ăn hằng ngày của lính Việt Minh). Việt Minh đã điều ba đại đoàn có đủ vũ khí hạng nặng vào chiến trường này.

“Sau khi mất hai căn cứ Béatricte (Him Lam) và Gabrielle (Độc Lập) sáng 14/3/1954, Navarre gọi hỏi ý kiến tôi về tình hình mới nhất. Tôi báo cáo xong, Đại tướng tỉnh bơ nói: “Được, tối nay tôi sẽ tung tiểu đoàn dù Bigeard xuống và tôi sẽ duy trì cuộc chiến”.

Tôi phát biểu thêm: “Nếu Thiếu tá Bigeard chiếm lại được hai căn cứ đã mất và phát triển thêm được không gian thì mọi việc sẽ ổn thỏa”.

Đại tướng trả lời: “Nếu tình hình không diễn ra được như thế thì tôi chỉ còn việc phải xách va li về sáng ngày mai, phải không? Không, tôi sẽ duy trì trận chiến!”.

Ferrandi viết tiếp: “Sau này càng nghĩ về câu “Tôi sẽ duy trì trận chiến của Đại tướng, tôi mới hiểu thêm ý nghĩa câu đó. 50 ngày Đại tướng đã tung hết quân nhảy dù, không theo kế hoạch, chỉ nhằm “duy trì trận chiến”, chẳng còn tính tiến công; thật là bất ngờ về một vị tướng tư lệnh từ trước đến nay luôn luôn tỏ ra có tư tưởng tấn công”.

Quan ba Thường trực Phòng Nhì Bắc Đông Dương Ferrandi kết luận: “Navarre sai lầm, chẳng có sĩ quan tham mưu nào dám nói lên sự thật để giúp Đại tướng đừng sa vào thất bại, trừ Phòng Nhì”.

Nhưng về phần mình, Navarre viết trong hồi ký “Thời đại của sự thật” chê bai toàn bộ các cơ quan tình báo Pháp ở Đông Dương chẳng giúp cho ông được cái gì quan trọng, trừ bộ phận mã thám của SDECE cung cấp (qua theo dõi điện đài của Hậu cần Việt Nam – TG).

Vì SDECE Đông Dương có kế hoạch đánh tháo cho quân Pháp bị vây hãm ở Điện Biên: Trong hồi ký của quan hai gián điệp biệt kích E-Bergot và nhất là trong cuốn “Chiến tranh bí mật ở Đông Dương của Trung tá giảng viên Học viện Quân sự Michel David (3)  cho biết: Khi quân Pháp ở Điện Biên Phủ sắp thua, hai trùm gián điệp biệt kích GCMA của SDECE ở Lào là Tubi và Vàng Pao góp 400 quân vào tổng số 1.800 gián điệp biệt kích ở Lào đi phá vây cho quân Pháp ở thung lũng Mường Thanh, Điện Biên Phủ, nhưng đạo quân này vừa đến gần biên giới Lào – Việt thì Đờ Cát đã đầu hàng…

Trong cuốn hồi ký kể trên, bại tướng Navarre than phiền về mặt an ninh và tình báo của Pháp có hai điểm rất yếu: Thứ nhất là do Việt Minh biết giữ bí mật nghiêm ngặt nên tình báo Pháp không nắm được chắc ý đồ của đối thủ của mình; ngược lại ông rất ngạc nhiên phải thốt lên rằng, Việt Minh nắm chắc được kế hoạch của Pháp, đến mức ông vừa bàn xong kế hoạch thì Việt Minh sau vài ngày đã biết rõ nội dung kế hoạch của ông.

Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết trong cuốn “Điện Biên Phủ điểm hẹn của lịch sử” (4) có kể rằng: Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ QĐND Việt Nam Phạm Kiệt có kiến nghị với Đại tướng rằng, đại bác của ta đặt ở ngoài trời quanh Điện Biên Phủ là không an toàn vì sẽ bị phản pháo của Pháp bắn tan ngay sau khi ta nổ đại bác. Đây là căn cứ quan trọng để Đại tướng thay phương châm chiến dịch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc”. Và Đại tướng kể thêm rằng, Trung Quốc có cung cấp cho ta toàn bộ kế hoạch Navarre kèm theo bản đồ.

Cuối cùng phải nêu lên công tích quan trọng của Công an và Quân đội đã quét sạch hàng nghìn tên gián điệp biệt kích vùng Tây Bắc đảm bảo hậu phương Điện Biên Phủ sạch bóng tai mắt của Navarre

(1) NXB Paris 1966
(2) “Những anh hùng bị bỏ quên”, NXB Grasset, Paris (1975)
(3) NXB Lavanjelle (2005)
(4) NXB QĐND 2001, trang 17 và trang 99
T.V.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文