Người dân, chính quyền địa phương:

Phản đối dự án “phá rừng” của Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận

08:41 26/07/2005

"…Trong quá trình lập và duyệt dự án, không có đơn vị nào trao đổi với chúng tôi. Hiện trạng mà dự án xác định là đất trống và rừng Ic là không thực tế, vì rừng chồi gì mà lắm gỗ to thế? Bà con chúng tôi phản đối dự án này…" - Những bức xúc của Chủ tịch UBND xã La Dạ, B'Rông Tẻm trong cuộc trao đổi với chúng tôi chiều 23/7.

Thời gian vừa qua, sau khi Báo CAND phanh phui hành vi triệt phá rừng phòng hộ đầu nguồn của Xí nghiệp Lâm - nông - công nghiệp Hàm Thuận Bắc (XNL-N-CN.HTB) tại xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, chúng tôi đã nhận được rất nhiều thông tin của quần chúng cấp báo việc XNL-N-CN.HTB ngày đêm cho vận chuyển hết số lượng gỗ quý đã khai thác để phi tang. Họ còn huy động lực lượng, ngày đêm tranh thủ đào bới cả những gốc cây gỗ quý thuộc nhóm I và II, vận chuyển theo đường "tiểu ngạch" để phi tang, xóa sạch tang chứng, vật chứng trước khi đoàn kiểm tra do UBND tỉnh được thành lập.

Sáng 23/7, chúng tôi trở lại cánh rừng bạt ngàn bị triệt phá trước đây, và thực tế những gì quần chúng phản ánh quả không sai. Tại bãi gỗ của XNL-N-CN.HTB, lần trước chúng tôi chứng kiến có khoảng 2.000m3 gỗ, trong đó có rất nhiều gỗ bằng lăng, dầu… vậy mà chỉ nửa tháng qua, số sỗ ở đây đã được vận chuyển đi gần hết. Số gỗ ít ỏi còn lại chỉ là gỗ tạp và những cây hư hỏng.

Đặc biệt, hơn 100 gốc cây cổ thụ thuộc các loại gỗ nhóm I và II như giáng hương, gõ, căm xe và sao, có đường kính từ 1m trở lên, có gốc nặng khoảng 2 tấn cũng đã được XNL-N-CN.HTB chở đi gần hết. Hiện ở bãi gỗ chỉ còn lèo tèo hơn 20 gốc.

Số này còn tồn tại bởi có một đoàn của kiểm lâm đến kiểm tra, đánh dấu cấm tiêu thụ. Tiến sâu vào rừng phòng hộ đầu nguồn, chúng tôi phát hiện một số cây gỗ lim bị chặt hạ và cất giấu trong rừng cũng đã biến mất. Nhiều gốc cây giáng hương, sao, căm xe tại khu rừng phòng hộ đầu nguồn cũng đã bị đào bới lấy gốc, số rễ cành còn lại cũng được "lâm tặc" gom lại phóng hỏa để phi tang…

Một điều không bình thường là trong lúc XNL-N-CN.HTB đang tích cực xóa dấu vết hòng phi tang thì Đoàn kiểm tra của tỉnh thành lập, vẫn được chỉ đạo ngồi tại Phan Thiết để "ngâm cứu tài liệu". Chính sự chậm trễ khó hiểu này đã tạo điều kiện cho XNL-N-CN.HTB có điều kiện tiêu huỷ chứng cứ.

Thêm nữa, cách nay một tuần, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Thuận đã thành lập một đoàn kiểm tra do hai vị lãnh đạo dẫn đầu, lên La Dạ để kiểm chứng những gì mà Báo CAND phản ánh. Nhưng không hiểu Đoàn này kiểm tra thực tế ra sao mà cho đến nay vẫn không đưa ra được kết luận trình UBND tỉnh xem xét?

"Rừng thiêng" cũng bị  hủy hoại

Đó là chuyện bức xúc nhất của bà con dân tộc K'Ho sống tại xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc. Ông K'Tin, 80 tuổi; ông B'Rông Biên, 56 tuổi; bà B'Đam Thị Bốn, bà M'Đam Thị Sáu, 60 tuổi là những người sinh ra và lớn lên tại thôn 2, xã La Dạ đã dẫn chúng tôi ra tận nơi "đất trống" nằm trong dự án mà XNL-N-CN.HTB đã cày xới, nói:

Chỗ này là rừng “Ông Bà” của người K'Ho chúng tôi, từ bao đời nay, chúng tôi gìn giữ, vậy mà "ông lâm sản" đã đưa máy vào cưa sạch sẽ. Họ đạp cả lên mồ mả ông bà chúng tôi để chặt cây, sau đó dùng máy ủi san phẳng nghĩa địa. Chúng tôi đã khóc, đã đến tận nơi van xin họ đừng chặt cây nữa, nhưng chẳng ai cứu giúp chúng tôi cả…

Những cây bằng lăng trong rừng "Ông Bà" có đường kính 1,5m đã được XNL-N-CN.HTB đánh dấu để triệt hạ.

Chiều 23/7, mặc dù đang diễn ra đại hội Đảng bộ xã, nhưng Chủ tịch UBND xã La Dạ - B'Rông Tẻm tranh thủ tiếp chúng tôi. Anh rất bức xúc cho rằng: Nhiều người dân và cán bộ xã La Dạ đã phản đối dự án của Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận vì nó không đúng thực tế. Trước khi thiết kế và khi triển khai dự án, UBND xã La Dạ không hề được một đơn vị nào bàn bạc ý kiến cả.

Chủ tịch B'Rông Tẻm khẳng định, khu đất trên 1.000ha được cắm mốc trong dự án của Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận là rừng già chứ không phải đất trống như tỉnh phê duyệt. 4 khu rừng tại thôn 2 là rừng "Ông Bà" của người dân tộc K'Ho có từ trên 300 năm tuổi, người dân K'Ho chọn nơi rừng già này làm nơi chôn cất những người đã chết. Chính vì thế mà họ gìn giữ và coi là “rừng thiêng”. Luật của buôn làng là không được chặt phá.

Theo Chủ tịch B'Rông Tẻm thì XNL-N-CN.HTB đã đưa quân vào khai thác trắng 3 trong số 4 khu rừng "Ông Bà". Còn lại một khu duy nhất, XNL-N-CN.HTB cũng cho người vào đánh dấu cây và đang tiến hành chặt hạ. Bức xúc quá, già làng và bà con vác xà gạt (dao phát rừng) vào dàn hàng ngang ngăn chặn.

Uất ức vì “rừng thiêng” bị tàn phá, "động" đến mồ mả tổ tiên, “Ông Bà” cũng không còn đất và rừng để "ở", bà con đã kéo đến UBND xã phản đối và buộc XNL-N-CN.HTB phải bồi thường mỗi khu nghĩa địa là 30 triệu đồng để họ mua đồ tế lễ, tạ lỗi với “Ông Bà”.

Thế nhưng, sau 3 lần lãnh đạo UBND xã La Dạ họp với XNL-N-CN.HTB truyền đạt tinh thần của bà con buôn làng nhưng XNL-N-CN.HTB vẫn phớt lờ. Ngay sau đó, UBND xã La Dạ đã có văn bản gửi lên huyện Hàm Thuận Bắc đề nghị can thiệp ngăn chặn việc triệt phá rừng và bồi thường rừng cho bà con dân tộc K'Ho. Thế nhưng, xã vẫn chỉ nhận được một sự im lặng. Và người K'Ho lại trông chờ vào tỉnh, nhưng tỉnh thì vẫn đang "bình chân như … vại"

Nhóm PVPL&BĐ

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

Thanh tra Bộ Giáo dục- Đào tạo vừa có kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam (gọi tắt Công ty IDP) có trụ sở đặt tại số 161-161A, đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Tàu cá mang số hiệu QB 92198 TS của ngư dân Quảng Bình đang đánh bắt trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Trên tàu có 7 ngư dân may mắn đã được cứu nạn an toàn.

Không chỉ sử dụng chữ ký “khô” (dấu chữ ký) của GS Trần Phương – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động, HUBT hiện cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cũng chưa thành lập được Hội đồng trường (HĐT) theo quy định. Điều đó dẫn tới việc HUBT nhiều năm nay rơi vào tình trạng khủng hoảng công tác quản trị, nội bộ mất đoàn kết; các vụ tố cáo, khiếu nại kéo dài.

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

Tờ Telegraph (Anh) dẫn thông báo của AstraZeneca ngày 8/5 cho biết, hãng sẽ thu hồi toàn bộ vaccine COVID-19 trên toàn thế giới. Telegraph cũng cho hay, đơn xin rút giấy phép kinh doanh vaccine COVID-19 tại khu vực Liên minh châu Âu (EU) đã được AstraZeneca nộp hôm 5/3.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文