Sơn nữ vọng phu

14:16 02/04/2009
Ngọn gió hiện đại hóa thổi qua vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế mang theo niềm vui chung nhưng để lại nhiều nỗi buồn riêng cho những người thiếu nữ lỡ lầm. Có người làm mẹ ở tuổi 15, có người sống với tâm trạng buồn đau thất vọng vì không còn niềm tin. Buồn hơn nữa là một thế hệ tương lai lớn lên trong mặc cảm bởi "khiếm khuyết" về mặt gia đình…
Bà Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Hội LHPN huyện tỏ vẻ e ngại khi chúng tôi hỏi về những người phụ nữ "lỡ lầm". Tuy nhiên, bà cũng khẳng định: "Không thể thống kê được! Có gì hỏi phụ nữ các xã"...

Đường đã thông, chàng… dông thẳng

Chúng tôi đến nhà chị A Viết Thị K. ở thôn A ka A chi, xã A Roàng. Thấy khách dưới xuôi, mấy người hàng xóm gần nhà chị K. mừng rỡ: "Chị chồng của K. đến thăm cháu hả? Sao lâu nay không đến, nó nuôi con một mình khổ lắm"!. Mãi đến khi chúng tôi xưng danh tính, những người tốt bụng mới ỉu xìu: "Vậy mà mình cứ tưởng...". Trong căn nhà lợp tôn thấp tè, giữa trưa, chị K. vẫn cặm cụi dệt zèng cùng cô con gái gần hai tuổi. Cô bé có cái tên rất dễ thương, A Viết Thị X..

Chị A Viết Thị K dệt zèng thuê để nuôi con gái không cha. Ảnh: PV.

Năm 2005, lúc đang còn tham gia làm đường Trường Sơn, anh công nhân người Mường, Bùi H. đã chiếm được trái tim của cô sơn nữ K.. Đến khi chị có thai gần hai tháng, anh H. "lơ" dần và đột ngột đến nơi khác làm công trình. Chị K. vượt cạn một mình ở bếp. Hai mẹ con hiện nương nhờ nhà ông ngoại và sinh hoạt phí dựa vào tiền dệt zèng thuê của chị K..

Phía sau những công trình mới khánh thành là nỗi đau số phận của nhiều phụ nữ nhẹ dạ cả tin. Ở xã Hồng Vân, chỉ điểm sơ qua, cán bộ UBND xã đã chỉ ra được vài ba trường hợp bị các anh công nhân làm đường phụ tình. Một người trong số họ chậc lưỡi: "Cũng tại chị em mình không tìm hiểu kỹ, cả tin nên giờ mới khổ"!

Đơn cử, chị Hồ Thị Ch., 24 tuổi, ở thôn A Năm phải lòng một anh công nhân D. khi công trình đường Trường Sơn đi qua nhà. Khi chị Ch. sinh con trai, anh D. ghé qua nhà thăm được dăm bữa rồi mất dạng. Đoạn đường đã xong, không thấy tông tích anh D., bố chị Ch. qua công trường tìm địa chỉ anh con rể hờ. Đến tận Ninh Bình, ông ngã ngửa vì D đã có vợ, con. Con trai chị Ch. sinh ra đành mang họ mẹ và chịu cảnh "mồ côi" bố.

Con Rơi, Rớt...

Theo phong tục của một số dân tộc vùng cao, con gái không chồng mà mang thai là nỗi nhục nhã đối với dòng họ. Ít được cộng đồng đón nhận và sống trong khổ đau nên những đứa trẻ sinh ra được đặt những cái tên gắn với số phận như Rơi, Rớt, Lỡ, Lầm…

Căn nhà tình thương của mẹ Hồ Thị Ng. ở xã Hồng Hạ là mái ấm của ba thế hệ. Một mình mẹ Ng. ngoài tuổi lao động phải nuôi 3 đứa cháu không cha.

Cô con gái đầu Hồ Thị H. bị phụ tình sau khi sinh đứa thứ ba. Chồng chị bôn tẩu về Quảng Bình không một lời nhắn nhủ. Đứa con gái thứ hai cũng bị một anh chàng dưới xuôi phụ bạc khi cô có thai hơn tháng, giờ hai mẹ con sống bám vào người mẹ già không còn khả năng lao động. Thấy nhà quá khổ, chị H. nhắm mắt tái giá với một người đàn ông lớn hơn cả tuổi mẹ mình.

Ngẫm lại chuyện buồn gia đình, mẹ Ng. than thở: "Khổ quá! Vậy là mẹ đặt tên cho thằng cháu đầu là Rơi, đứa thứ hai là Rớt để chúng nhớ lấy nỗi đau này”.

Trong số gần 10 trường hợp bị "lừa tình", bi đát nhất có lẽ là trường hợp của Hồ Thị N., cô bé đang tuổi vị thành niên ở thôn A Ron, Hồng Hạ. 15 tuổi, N. quen L., công nhân làm thủy điện trên địa bàn trong một lần uống cà phê. Bằng mọi lời đường mật, L. lấy lòng mọi người trong gia đình N. và chinh phục trái tim của cô gái thơ ngây.

Đến ngày N. có thai, L. sợ hãi ở hẳn trong công trường vì cô bé đang ở tuổi vị thành niên. Khi N. sinh con, L. xin chuyển công tác đi tỉnh khác, đổi luôn số điện thoại di động. Sốc trước biến cố gia đình, mẹ N. ốm nặng và mất. Bố N. sau đó cũng lâm trọng bệnh và liệt nửa người. N. và con sống nhờ sức lao động của anh trai, chị gái và sự bao bọc của bà con láng giềng

Trần Vĩnh Linh

LTS: Ngày 27/4/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Thái Nguyên triển khai 6 mô hình điểm về Đề án 06. Đến ngày 30/6/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai 21 mô hình điểm về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (bao hàm 6 mô hình nêu trên). Đến nay, sau gần một năm triển khai, 17 mô hình cơ bản hoàn thành, 4 mô hình đang thực hiện, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Rạng sáng 1/5, trận bán kết lượt đi Champions league 2023/2024 đã diễn ra giữa hai đội Bayern và Real Madrid. "Kền kền trắng" vươn lên dẫn trước rồi để đại diện nước Đức dẫn ngược trước khi kết thúc trận đấu với tỷ số hoà.

Từ ngày 6 đến 8/5, các tay vợt bóng bàn Việt Nam bước vào vòng tranh vé dự Olympic Paris 2024 khu vực Đông Nam Á. Hy vọng giành vé dự Olympic Paris 2024, cũng là lần thứ ba góp mặt ở sân chơi này của các nhà quản lý, HLV và các tay vợt bóng bàn Việt Nam là có thật dù biết rằng không dễ thực hiện.

Đã 70 năm đã trôi qua, những người lính tuổi mười tám, đôi mươi năm nào nay tuổi đã cao, chân đã yếu, mắt đã mờ nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng ấy vẫn in đậm trong tâm khảm, không thể nào quên.

Nắng nóng gay gắt chấm dứt ở miền Bắc với sự xuất hiện của mưa lớn diện rộng với lượng mưa có nơi trên 50mm, nền nhiệt giảm nhanh gần 10 độ C. Khu vực Trung và Nam Bộ duy trì nắng nóng như "thiêu đốt".

Bắt đầu từ ngày 2/5, thí sinh đang học lớp 12 trên toàn quốc sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tuyến. Thời gian đăng ký kéo dài đến 17h ngày 10/5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lưu ý, trước khi khai phiếu đăng ký dự thi, thí sinh cần đọc kỹ các mục và bản hướng dẫn ghi phiếu mà Bộ GD&ĐT đã ban hành, những điểm nào chưa rõ phải hỏi cán bộ tiếp nhận để được hướng dẫn đầy đủ bởi thí sinh chịu trách nhiệm hoàn toàn về thông tin khai trong phiếu.

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文