Chuyện lạ có thật ở tỉnh Bình Dương:

Sống bên hồ vẫn khát nước sạch

11:20 27/08/2010
Khó có thể tưởng tượng được họ sống trong cảnh thiếu nước hơn 2 thập niên dù rằng nơi ngụ cư của cả làng Tha La nằm ven mép lòng hồ Dầu Tiếng.
>>Chuyện hiếu học ở xóm nghèo Tha La

Ông Mai Văn Hương, một trong nhiều cư dân lòng hồ bắt đầu câu chuyện thiếu nước bằng tiếng thở dài: "Nước lòng hồ lúc nào cũng mênh mông nhưng nước sạch thì vô cùng hiếm. Để có nước ăn uống, bà con phải hứng nước mưa, mua nước ngọt rất cực khổ. Cảnh khổ này sẽ còn kéo dài một khi cái án "treo" dành cho dân lòng hồ không được xóa".

Bắt nguồn tại huyện Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh), đổ dài đến địa phận xã Định Thành (huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) thì hồ thủy lợi Dầu Tiếng dừng lại. Ở điểm dừng cuối ấy, có một cộng đồng hơn 30 hộ dân sống trên miệng hồ từ nhiều năm qua. "Hồi chúng tôi về đây, khu vực này là rừng rậm ngút ngàn.

Vừa làm vừa cải tạo đất hoang, từ những ngày đầu khó khăn, rồi cuộc sống bà con ổn định dần, số hộ dần gia tăng và hình thành nên xóm đảo Tha La. Từ năm 1985, thống kê cho thấy xóm đảo có 15 hộ dân. Sau do tách hộ mà hiện nay làng có 33 hộ dân với khoảng 120 nhân khẩu.

Năm 1992, rừng phòng hộ Dầu Tiếng được thành lập. Để tránh bà con tác động vào lòng hồ, Nhà nước di dời chúng tôi ra khỏi khu vực lòng hồ đến sống ven chân núi Cậu. Sau đó có dự án qui hoạch khu vực này thành Khu du lịch sinh thái, lãnh đạo địa phương có chủ trương di dời dân.

Từ ngày qui hoạch đến nay đã trên 20 năm nhưng chẳng thấy dự án rục rịch triển khai, kế hoạch di dời vẫn còn nằm trên giấy. Và vì bị nằm trong dự án treo nên quyền lợi của bà con cũng bị treo theo, điện và nước sạch là khái niệm xa xỉ. 3 năm trước, thấy cuộc sống dân tình khốn khổ quá, sư thầy chùa Thái Sơn - núi Cậu đã cho bà con kéo điện xài đỡ. Còn nước sạch thì đến nay vẫn là điều mà dân lòng hồ mơ ước".

Hơn 20 năm qua, dân đảo treo Tha La vẫn quay quắt với cơn khát nước sạch dù sống bên hồ Dầu Tiếng.

Tâm tình đến đây, ông Trần Văn Hương, tổ trưởng đảo Tha La (tổ 4-5) quạt tay ra khoảnh không trước mắt, giọng bức xúc: "Cuộc sống đói nước sạch khổ lắm chú ơi! Trước đây nước lòng hồ sạch trong nên chuyện nước nôi không phải là vấn đề nan giải. Sau này nước lòng hồ bị ô nhiễm nặng nên bà con chỉ có thể dùng để tắm giặt, còn nước uống phải cậy vào ông trời. Ai khá thì thuê người vào tận trong khu dân cư gánh nước sạch về đổ khạp dùng dần. Nhưng phần lớn là sử dụng nước lòng hồ, chấp nhận bệnh tật bởi chẳng còn cách nào khác".

Ông Hương đưa chúng tôi sang thăm gia đình anh Nguyễn Văn Nhân ở cách nhà ông khoảng 100 bước chân. Trong nhà, anh Nhân cùng người mẹ già là bà Hồ Thị Phổi, 61 tuổi nằm bẹp trên giường, người gầy rạc do bị đau bụng, tiêu chảy kéo dài. "Mẹ con tôi do sử dụng nước lòng hồ mới ra nông nỗi này" - anh Nhân thều thào nói: "Để chắc ăn, trước khi uống tôi có nấu sôi nhưng biết sao được, lâu lâu là bị một trận, bị mấy ngày thì dứt. Chuyện thường ngày ở đây mà".

Ông Trần Văn Ẩn, sinh năm 1947, ở gần đấy, thở than: "Từ nước ăn, nước uống, nước tắm, nước giặt… tất tần tật tôi đều phụ thuộc vào nước lòng hồ. Có dơ cũng phải uống. Nước hồ dơ do khách tham quan vào rằm lớn mỗi ngày họ kéo đến hơn 100 chiếc xe đò, họ đi vệ sinh thải trên núi, trời mưa đủ thứ cặn bã trôi hết xuống hồ. Nước ô nhiễm còn do những hộ dân trồng cây ăn trái bón phân, phun xịt thuốc trừ sâu tràn lan. Khi mưa xuống, tất cả độc chất cứ thế mà trôi xuống hồ. Bà con rục rịch khoan giếng nhưng xã không cho với lý do đây là khu qui hoạch di dời".

Trao đổi với chúng tôi về nỗi khổ "đói" nước của dân lòng hồ, ông Phan Quốc Việt, Phó trưởng ấp Tha La cho biết toàn ấp có 83 hộ dân, chia thành 5 tổ. Riêng 2 tổ 4, tổ 5 ở xóm đảo Tha La với 33 hộ dân đang sinh sống nhiều năm qua phải gánh chịu muôn vàn khó khăn trên các mặt, vì bị treo nên không được trên đầu tư hay được thụ hưởng bất kỳ quyền lợi gì.

Không được tách hộ, không được cho vay vốn làm ăn, nhà cửa xập xệ bà con cũng không được phép sửa chữa, nên cả thảy 33 hộ dân đều sống trong nhà tranh tre vách lá, lợp tôn tạm bợ, nhà nào khá lắm thì làm liều dựng nhà cấp 4 ở cho chắc chắn… Những bức xúc này bà con nhiều lần phản ánh lên trên nhưng tình hình chẳng được cải thiện, cấp trên cứ nói nơi đây bị qui hoạch nhưng chẳng có phương án cụ thể gì. Riết rồi cũng chẳng ai buồn phản ánh, cứ mặc cho số phận ra sao thì ra

Thành Dũng

Chiều  29/5, thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) tại phái bộ UNISFA (Khu vực Abyei) năm 2024.

Liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty TNHH MTV cao su Đồng Nai, Công ty TNHH MTV cao su Bà Rịa.., ngày 28/5 Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 3 bị can là cán bộ của Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất (Bộ TNMT) cùng Giám đốc Công ty CP giám định và thẩm định giá… 

Thảo luận kinh tế - xã hội (KTXH) ngày 29/5, vấn đề thị trường vàng làm "nóng" nghị trường đã được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm, đề cập. ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đề nghị cần phải có giải pháp mạnh mẽ, nhất là sửa đổi Nghị định 24 để xử lý những bất cập liên quan đến thị trường, không để vàng miếng "làm mưa làm gió" như trong thời gian vừa qua.

UBND TP Hải Phòng vừa có văn bản số 891/UBND-QH về việc di dời các cơ sở sản xuất, kho tàng tại khu vực phường Quán Toan (quận Hồng Bàng) và xã An Hồng (huyện An Dương) ra khỏi khu vực hiện tại, trong đó các nhà máy sản xuất thép chiếm phần lớn diện tích.

Sau nhiều ngày mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai), bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) cùng 15 bị cáo khác trong vụ án: “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, chiều muộn 29/5, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Lào Cai đã ra phán quyết đối với các bị cáo.

Ngày 29/5, Công an tỉnh Lào Cai cho biết, các đơn vị chức năng của Công an tỉnh Lào Cai đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để điều tra xác minh danh tính và nguyên nhân dẫn đến cái chết của tử thi tại dãy nhà liền kề xây thô, thuộc tổ 3, phường Bình Minh, TP Lào Cai.

Sau khi tự giới thiệu chức vụ của mình, bị can Đỗ Minh Tâm khẳng định với doanh nhân người Lào sẽ xin giúp họ được hai khu đất ở Hà Nội để xây “Tòa nhà hữu nghị”, qua đó chiếm đoạt 1,8 triệu USD.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn Cao su Việt Nam và các đơn vị, cá nhân có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.

Ngày 29/5, thông tin từ UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời gian qua Thường trực Tỉnh ủy và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, các lực lượng chức năng đã phát hiện và giao Công an tỉnh tổ chức điều tra, xử lý 6 vụ việc vi phạm trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文