Tâm sự dân “xóm Việt kiều”

08:37 16/02/2017
Đa số những người Việt từ Campuchia về nước sống tại xã Phước Minh từ đầu những năm 2000. Do bên đó làm ăn khó khăn, họ trở về với đôi bàn tay trắng, đều không một giấy tờ tùy thân, không rõ gốc gác và không biết chữ.

Giã từ cuộc sống du canh du cư trên đất nước Campuchia, họ trở về quê hương sống chật vật trong những căn lều dựng tạm bên dòng nước. Hành trang ngày trở về dường như là con số “0” tròn trĩnh, lay lắt với cuộc sống bữa đói, bữa no. Nhưng với sự nỗ lực hỗ trợ của chính quyền địa phương đã giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước có 251 người dân di cư tự do từ Campuchia về tụ tập sinh sống nên được gọi là “xóm Việt kiều”. 

Vài năm trở lại đây, những người con đất Việt sau nhiều năm lang bạt trên sông nước ở Campuchia trở về quê hương ngày một nhiều hơn. Và đó cũng là gánh nặng đối với chính quyền địa phương có kiều bào Campuchia về cư ngụ. Vì không có nổi tiền mua đất nên họ co cụm lại trên một mảnh đất trống nào đó sát bên lòng hồ thủy điện Cần Đơn thuộc con sông Bé để dựng những túp lều bạt, tiếp tục kế sinh nhai trên sông nước.

Những ngôi nhà ở “xóm Việt kiều” trên lòng hồ thủy điện Cần Đơn.

Thôn Bình Tiến 1 của xã Phước Minh có hơn 30 hộ dân sống quây quần bên nhau nhiều năm nay. Họ tá túc trong những ngôi nhà nằm sát nhau được dựng lên bằng những thanh gỗ cũ và lợp, đắp tôn. 

Mỗi ngôi nhà chừng 30m², một gia đình từ có 4 - 6 người. Xóm nghèo bỗng vui khi thấy khách lạ. Họ ôn tồn, hiền hòa thăm hỏi và sau đó say sưa kể về cuộc đời mình. 

Theo lời kể, các hộ dân đều từ Campuchia trở về nước sinh sống, có hộ về nước trước giải phóng. Qua nhiều lần di chuyển nơi ở, cuối cùng lấy bến nước này làm nơi trú ngụ.

Bà Võ Thị Hấu, 60 tuổi, cho biết, gia đình bà nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên trên đất Campuchia, cũng không nhớ rõ gốc gác, nguyên quán nữa. Chỉ nhớ vào năm 1974, giữa lúc chiến tranh khốc liệt theo đoàn người Việt hành hương, gia đình bà bỏ tất cả tài sản, quay về Việt Nam sinh sống. 

Qua nhiều quãng đời “du mục”, cuối cùng phiêu dạt về thôn Bình Tiến 1 này. Gia đình có 5 người, sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông. Mỗi mẻ cá kéo được, phần để ăn, còn bán lấy tiền đong gạo. Khi không có cá thì đi làm thuê làm mướn. Ai kêu gì làm nấy, mùa nào việc đó để kiếm ăn qua ngày. Cuộc sống lay lắt, chỉ mong đủ ăn, chẳng có chút dành dụm khi lúc đau ốm.

Cách nhà bà Hấu vài bước chân là gia đình bà Nguyễn Thị Trong, 59 tuổi, hoàn cảnh cũng không khác gì gia đình bà Hấu.

Khác với bà con ở thôn Bình Tiến 1, tại thôn Bù Tam, xã Phước Minh, hơn 40 hộ dân không ở trên bờ, mà làm nhà nổi sống chênh vênh giữa lòng hồ. Họ co cụm, quây quần bên nhau. Mỗi khi cần di chuyển thì lại dùng ghe, xuồng máy để di chuyển. Xe gắn máy cũng chỉ lèo tèo vài chiếc nên mỗi lần ra chợ, hay đi đâu phải nhường nhau để lên bờ. 

Theo người dân nơi đây, đa số những người Việt từ Campuchia về nước sống tại xã Phước Minh từ đầu những năm 2000. Người Việt về đây từ nhiều tỉnh khác nhau. Do bên đó làm ăn khó khăn, cá bị đánh bắt nhiều, cạn nguồn sinh sống. Khi họ trở về với đôi bàn tay trắng, đều không một giấy tờ tùy thân, không rõ gốc gác và không biết chữ.

Công an xã Phước Minh đến thăm gia đình bà Võ Thị Hấu, thôn Bình Tiến 1, xã Phước Minh.

Tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng đến nay cuộc sống của những kiều bào nơi đây đã có nhiều đổi thay, nhất là con em họ đã bắt đầu được đến trường để kiếm cái chữ cho riêng mình và đời sống dần trở nên lạc quan hơn. Điều đó tưởng chừng sẽ không bao giờ có thể giờ cũng đã trở thành sự thật.

Họ mừng rỡ khoe rằng, trẻ em xóm này đã đoạn tuyệt với nỗi lo mù chữ kéo dài. Nhà ai cũng có con em đến trường học chữ. 

Như lời anh Đoàn Văn Được, 46 tuổi, thôn Bình Tiến 1 nói: “Ở thôn này các cháu đến tuổi đi học đều được đến trường. Tôi có 2 con nhỏ và đã được đi học từ đầu năm học này. Vui hơn khi con cái đi học còn được miễn gần như hầu hết các khoản đóng góp, vợ chồng tôi mừng lắm. Vả lại, điểm trường không quá xa nên đưa đón cũng thuận tiện”.

Ông Hồ Đình Hiệu - Chủ tịch UBND xã Phước Minh phấn khởi chia sẻ, cuộc sống cũng như vấn đề giải quyết việc học hành cho các con em kiều bào nơi đây hết sức khó khăn và gặp nhiều bế tắc vì liên quan đến thủ tục, chính sách. 

Nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu của chính quyền địa phương đã động viên và đã tạo mọi điều kiện cho 40 cháu đến trường. Đây là niềm vui rất lớn của các cơ quan, ban, ngành địa phương. Sắp tới, địa phương tiếp tục kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ vật chất và tinh thần để tạo điều kiện cho các cháu đến trường được tốt nhất. Thời gian tới sẽ có thêm 14 cháu sinh ra tại Việt Nam được đăng ký giấy khai sinh. Số còn lại sinh ở Campuchia đang trong thời gian chờ đợi xin ý kiến cấp trên.

“UBND xã chúng tôi đã lập và trình UBND huyện dự án tái định cư cho đồng bào Việt kiều Campuchia đang sinh sống trên địa bàn. Trong đó, 90 hộ dân thuộc diện đã được đề nghị UBND huyện Bù Gia Mập giải quyết đất ở, cấp tái định cư để người dân được sinh sống ổn định. Khu đất để quy hoạch thuộc Tiểu khu 119, thôn Hai Căn, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập. Chúng tôi sẽ làm tất cả trong khả năng cho phép để bà con Việt kiều từ Campuchia về nước có cuộc sống ổn định và đàng hoàng hơn” - ông Hiệu nói.

Năm học 2016 – 2017, có 78 trẻ em Việt kiều di cư từ Campuchia về tỉnh được hỗ trợ toàn bộ chi phí đến trường. Trong đó, có 16 em thuộc huyện Hớn Quản, 55 em thuộc huyện Bù Gia Mập và 7 em thuộc huyện Lộc Ninh. 

Thời gian qua, các em học sinh đã được hỗ trợ học tại các lớp phổ cấp xóa mù chữ do các địa phương mở và tại các trường thuộc các xã biên giới của hai huyện Bù Gia Mập, Lộc Ninh. Các em cùng có hoàn cảnh kinh tế rất nghèo khó. Các em này đều sinh ra ở Campuchia sau đó theo cha mẹ về Việt Nam sinh sống và đều không có giấy khai sinh.

Đức Trí - Văn Đoàn

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Những ngày qua có 4 tàu cá cùng 11 ngư dân của Quảng Bình bị nạn trên biển do lốc xoáy, sau 5 ngày nỗ lực liên lạc, tìm kiếm, 4 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn trong niềm vui vỡ oà của người thân.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文