Trại giam Phú Sơn 4 (Bộ Công an) thành lập quỹ “Hoàn lương”:

Tặng “cần câu” cho người lầm lỗi khi trở về

14:36 25/04/2011
Ngày 22/4, tại Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên) diễn ra Hội nghị “Triển khai một số biện pháp tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù”. Một số biện pháp được đưa ra như tạo công ăn việc làm; giúp người chấp hành xong án phạt tù có một khoản kinh phí ban đầu từ Quỹ “Hoàn lương”...

Ngày 22/4, tại Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên) diễn ra Hội nghị “Triển khai một số biện pháp tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù”. Một số biện pháp được đưa ra như tạo công ăn việc làm; giúp người chấp hành xong án phạt tù có một khoản kinh phí ban đầu từ Quỹ “Hoàn lương”...

Cũng tại hội nghị này, Quỹ “Hoàn lương” lần đầu phát động nhận được 180 triệu đồng, 64 bộ quần áo thể thao. Đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp cam kết sẽ nhận những người vừa mãn hạn tù về làm việc.

Cuộc hội ngộ của những “học trò cũ”

Trong hàng ghế dành cho khách mời trong hội trường lớn của Trại giam Phú Sơn 4 có nhiều người từng là “học trò” của trại. Đó là hai ông giám đốc doanh nghiệp trong ngành xây dựng đến từ đất Lạng Sơn, là nhóm “học trò Phú Sơn” – đến từ Hà Nội, là một ông chủ doanh nghiệp sản xuất nấm rất quy mô ở Thái Nguyên, là một cô hiệu trưởng trường mầm non tư thục…

Họ từng ở Phú Sơn và hôm nay, họ trở lại với tư cách đại biểu khách mời. Họ là những nhân tố không thể thiếu để cùng các “thầy” ở trại giam giúp đỡ những người đã và đang cải tạo tái hòa nhập cộng đồng.

Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục VIII cùng khách mời trong cuộc phát động ủng hộ Quỹ “Hoàn lương”.

Công ty TNHH Tranh đá quý Dũng Tân (Thái Nguyên) đóng góp vào Quỹ “Hoàn lương” của Trại Phú Sơn 100 triệu đồng và cam kết sẽ nhận từ 20-30 người vào làm việc. Công ty TNHH Hòa Hương (địa chỉ số 4 Thụy Khuê, Hà Nội, kinh doanh dịch vụ ăn uống và cho thuê xe tự lái) – ông chủ doanh nghiệp này là anh Đỗ Minh Hòa từng có thời gian chấp hành án phạt tù 7 năm ở trại, cam kết sẽ nhận giúp đỡ 10 người vào làm việc.

Được biết, anh Hòa cùng nhóm bạn ở Hà Nội từng “tốt nghiệp trường Phú Sơn” thành lập lớp “Phú Sơn 4” và cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống, công việc. Anh Hòa tâm sự: “Khó ai tránh được hết những sai lầm, để họ nhận ra và sửa chữa phải có sự giúp đỡ của xã hội, gia đình. Người lầm lỡ cần nhất là một công việc để ổn định cuộc sống và cần được xã hội cảm thông, chia sẻ”.

Trò chuyện với “lớp trưởng” Phạm Hồng Khanh chúng tôi biết, anh từng có thâm niên… 20 năm ở trại. Khi mới nhập trại còn là một chàng trai trẻ măng, đến khi ra trại, anh ngoài 40 tuổi. Nỗ lực tái hòa nhập xã hội đã giúp anh trở thành ông chủ của một chuỗi tổ hợp kinh doanh dịch vụ giải trí. Đại diện “lớp Phú Sơn” ủng hộ 1,2 triệu đồng vào Quỹ “Hoàn lương” và 64 bộ quần áo thể thao.

Trung tướng Cao Ngọc Oánh – Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII) phát biểu: “Xã hội cần mở rộng vòng tay nhân ái để giúp đỡ những người lầm lỡ làm lại cuộc đời. Việc ổn định cuộc sống là vấn đề mấu chốt giúp phạm nhân khi ra tù hòa nhập với cộng đồng.

Cơ quan thi hành án phạt tù không phải chỉ là nơi cải tạo lao động đơn thuần mà đây phải là một trường học, phạm nhân được dạy chữ, dạy nghề, được chỉnh đốn về tinh thần, lối sống, nhân cách. Trại giam là một công xưởng lớn, có nhiệm vụ sản xuất hàng hóa mà công nhân là phạm nhân. Chỉ có lao động mới cải tạo được con người”.

Thành công sẽ đến với những người biết vươn lên

Anh Nguyễn Đình Thử (Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất nấm), ở Đại Từ, Thái Nguyên chia sẻ: “Chính những tháng ngày được cải tạo nơi đây tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ đầy nhân ái của các thầy, điều đó đã giúp tôi sau này có được niềm tin trong cuộc sống. Tôi nghĩ rằng, cơ hội chia đều cho tất cả mọi người, và thành công sẽ đến với những người thực sự biết vươn lên”.

Giám thị Trại giam Phú Sơn 4 – Thượng tá Nguyễn Xuân Trường cho biết: “Ngay từ khi phạm nhân bước chân vào trại, chúng tôi đã tìm hiểu họ đã có nghề gì, từ đó sắp xếp công việc phù hợp. Chính điều này đã nuôi dưỡng niềm tin làm lại cuộc đời trong các phạm nhân. Phạm nhân không phải ai cũng xấu, có người vì hoàn cảnh xô đẩy mới phạm tội. Nếu xã hội vẫn không tiếp nhận họ mà luôn mặc định “anh là thằng đi tù về” thì làm sao họ có cơ hội hòa nhập”.

Đồng chí Giám thị còn chia sẻ, để triển khai các biện pháp giúp người hết hạn cải tạo tái hòa nhập cộng đồng, các cán bộ trại giam đã đến từng doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thái Nguyên để vận động. Ban đầu có nhiều ông giám đốc doanh nghiệp nghi ngại nhưng khi được xem chính những sản phẩm do các phạm nhân làm ra họ đã bị thuyết phục.

Theo quy định thì sau khi hết án phạt tù, mỗi người chỉ được hỗ trợ tiền tàu xe về quê, Quỹ “Hoàn lương” ra đời sẽ giúp họ có một khoản vốn nho nhỏ ban đầu để ổn định cuộc sống trong thời gian tìm việc làm. Được biết, hội nghị triển khai một số biện pháp tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù cũng như ý tưởng thành lập Quỹ “Hoàn lương” xuất phát từ Kế hoạch của Tổng cục VIII về đột phá công tác tái hòa nhập cộng đồng. Trước năm 2010, Trại Phú Sơn 4 đã phát động Quỹ “Nghĩa tình Phú Sơn” do cán bộ giáo dục và Ban tự quản quản lý. Tết 2011, đã có 100 phần quà được gửi tới các phạm nhân không có gia đình đến thăm nuôi.

Tại hội nghị, bản cam kết giữa Trại giam Phú Sơn 4 với các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp… được ký kết nhằm tăng cường phối hợp trong việc giúp đỡ những phạm nhân chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

Trong đó có nội dung cam kết xóa bỏ kỳ thị, mặc cảm của người lầm lỗi và tư vấn giúp đỡ, giới thiệu việc làm giúp họ trở về hòa nhập cộng đồng. Ban Giám thị Trại giam Phú Sơn 4 cũng cam kết, làm tốt hơn nữa công tác giáo dục, cải tạo, tổ chức hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân trong thời gian họ chấp hành án trong trại; tạo điều kiện thuận lợi giúp phạm nhân tiến bộ, sớm trở về hòa nhập cộng đồng.

Trại giam sẽ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ thông tin, địa chỉ… của các cơ quan, ban, ngành và các tổ chức xã hội, cơ sở sản xuất… cho những người chấp hành xong án phạt tù để họ chủ động liên hệ, tìm kiếm việc làm, đồng thời thông báo đầy đủ các trường hợp sắp chấp hành xong án phạt tù cho các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức xã hội để họ được tiếp nhận, tạo điều kiện về việc làm, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Đại tá Đỗ Tá Hảo, Cục trưởng Cục Giáo dục cải tạo hòa nhập cộng đồng (Tổng cục VIII) cho biết, cơ quan này đang dự thảo trình Chính phủ Nghị định tái hòa nhập cộng đồng. “Thực tế những năm qua, xã hội vẫn còn nhiều định kiến, kỳ thị xa lánh người từng chấp hành án phạt tù, vì thế họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Hơn ai hết, họ rất cần được động viên, an ủi, nếu chúng ta biết khơi dậy tính tích cực trong họ thì xã hội sẽ đỡ phức tạp hơn rất nhiều” – Đại tá Đỗ Tá Hảo chia sẻ

Đ.Hiền – C.Hồng

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

Sáng 14/11, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin xung quanh việc mở rộng đấu tranh Chuyên án VN10, xử lý triệt để các đối tượng đã từng mua ma túy từ các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, các đối tượng liên quan tới cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文