Mùa xuân về thăm Pác Pó

09:29 20/02/2015
Từ cột mốc 108 ở Pác Bó - Trường Hà - Hà Quảng - Cao Bằng, nơi Bác Hồ đặt bước chân đầu tiên về Tổ quốc mùa xuân năm 1941, phóng tầm mắt ra xa, thung lũng Pác Pó, làng Bó Bẩm đẹp như một bức tranh thuỷ mặc, với núi Các Mác hùng vĩ, dòng suối Lênin hiền hoà, trong lành như dải lụa đầu nguồn ôm trọn thôn Pác Bó yên bình. Xa xa những nụ hoa đào, hoa mận trắng muốt đang nở rộ đẹp đến nao lòng, đón chào mùa xuân mới đang về trên quê hương cách mạng.

Pác Bó - một địa danh đã đi vào lịch sử, là niềm tự hào không chỉ của người dân Cao Bằng mà còn là địa chỉ đỏ cho mỗi người dân nước Việt về với chiếc nôi cách mạng với lòng dân thủy chung son sắt.

Từ TP Cao Bằng đi theo tỉnh lộ 203 cũng là đường Hồ Chí Minh gần 52km, chúng tôi đến với Pác Bó, nơi đặt mốc Km0, điểm đầu của tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Pác Bó những ngày này tấp nập các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm.

Từ cột mốc mốc giới quốc gia 108, phóng tầm mắt ra xa, Đại úy Nguyễn Văn Kỹ - Đồn Biên phòng Sóc Hà, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng cho biết: “Mốc quốc giới 108 là cột mốc cũ, sau quá trình phân giới cắm mốc đã được hai bên thống nhất giữ lại làm di tích lịch sử. Bởi vì chính nơi đây, sau ba thập kỉ đi khắp năm châu bốn bể tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt bước chân đầu tiên trở về Tổ quốc. Từ người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đến nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, hành trang để trở về Tổ quốc của Người là những tri thức và tinh hoa của nhân loại được chắt lọc”.

Suối LêNin - Núi Các Mác.

Đến với Pác Bó hôm nay, những người con đất Việt không chỉ đến thăm lại những địa danh nơi Bác Hồ đã sống và làm việc trong thời gian ở Cao Bằng, mà còn muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống của những người dân Pác Bó, những hồi ức, kỷ niệm của người dân đối với “Ông Ké”; “Già Thu”, vị lãnh tụ của dân tộc.

Chúng tôi tìm đến nhà bà Hoàng Thị Khìn - người nấu cơm cho Bác trong những tháng ngày Bác ở Pác Bó - bậc lão thành cách mạng cuối cùng còn sống của Pác Bó.

Ngôi nhà sàn khang trang của bà Khìn vừa được khánh thành vào năm 2013, do Vietinbank tài trợ nổi bật giữa thôn Pác Bó.

Bà Hoàng Thị Khìn năm nay đã ở vào tuổi xưa nay hiếm, nhưng bà vẫn còn rất tinh anh và minh mẫn. Tuy tuổi đã cao, nhưng giọng bà vẫn còn hào sảng lắm, từng chi tiết từ hiện tại đến quá khứ xa xôi, bà đều nhớ rất rõ.

Hồi tưởng lại thời gian Bác Hồ về nước ở Pác Bó bà kể rằng, năm 1941, lúc ấy bà mới 16 tuổi, Bác Hồ về nước, bà bắt đầu tham gia công tác ở địa phương, giữ nhiệm vụ nấu cơm, mang cơm và canh gác cho Bác.

Ngày ấy, làng Pác Bó nhỏ lắm, dân thưa, đi lại khó khăn, Bác Hồ ở trong hang, gần với làng xóm, nên khi có vấn đề gì tôi lại chạy đi báo cho Bác để tìm đường lánh vào rừng.

Bà Hoàng Thị Khìn.

Đến giờ, dù đã ngoài tuổi 90, bà vẫn còn nhớ như in lời Bác Hồ hỏi và căn dặn bà trước khi nhận nhiệm vụ canh gác cho Bác.

Với giọng nói đầy vui mừng, bà kể rằng, gia đình bà là gia đình đầu tiên tham gia cách mạng, nhà bà có 7 anh chị em, thì có 4 người là lão thành cách mạng.

Trong số những bậc lão thành cách mạng của Pác Bó, bà và người chị cả của mình duy nhất còn sống. Những người tham gia cách mạng ngày ấy đều đã về với tổ tiên.

Giới thiệu với chúng tôi về tấm hình 3 chị em bà chụp với bác Võ Nguyên Giáp năm 1989, bà Khìn bảo, Pác Bó là nơi Bác Hồ đặt chân về nước, cũng là nơi sau độc lập, hoà bình Bác Hồ, Bác Giáp về thăm lại cái nôi của cách mạng. Người dân Pác Bó một lòng sắt son với cách mạng.

Cách đó không xa, trên đường vào hang Pác Bó, chúng tôi đến thăm gia đình ông Mạc Trung, con trai cả của bà Dương Thị Bảy (bà Dương Thị Bảy - một người nấu cơm cho Bác Hồ trong thời gian ở hang Pác Bó).

Trong căn nhà sàn bên núi Các Mác, suối Lê Nin, ông Mạc Trung và ông Mạc Văn Lung đã kể cho chúng tôi nghe về mẹ của mình, bà Dương Thị Bảy và những ký ức của ông về Bác Hồ, đặc biệt là bức ảnh cả gia đình họ Dương và nhân dân Pác Bó chụp ảnh cùng Bác nhân dịp Bác về thăm Pác Bó năm 1961.

Ngược dòng thời gian, ông Mạc Trung đưa chúng tôi trở về quá khứ, “Năm ấy, Xuân Tân Sửu 1961, tôi tròn 20 tuổi, đang đi học sư phạm được về nghỉ Tết, được tin Bác Hồ về thăm, đồng bào, đồng chí Cao Bằng đón Bác như đón người thân yêu ruột thịt trong gia đình.

Đồng bào, đồng chí quây quần thân thiết bên Bác. Nhìn Bác giản dị trong chiếc áo bông, gần gũi, thân thiết như một người ông, người cha, ai cũng cảm động rưng rưng nước mắt.

Hai mươi năm xa cách, họ lại được gặp “Ông Ké cách mạng”, gặp “Già Thu”. Bác xúc động lặng ngắm hồi lâu những khuôn mặt người dân đã từng che chở, giúp đỡ cách mạng những ngày còn trong trứng nước. Người ân cần thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu nhi đồng...

Sau đó, Bác cùng bà con thăm lại hang Pác Bó, núi Các Mác, suối Lênin. Lúc dừng chân trên một tảng đá bên suối Lênin, Bác xúc động ứng khẩu:

“Hai mươi năm trước ở nơi này

Đảng vạch con đường đánh Nhật – Tây

Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu

Non sông gấm vóc có ngày nay”...

Ông Mạc Trung nhớ lại: Trưa hôm ấy Bác Hồ ăn cơm bên nhà cụ Dương Văn Đình, tôi được mẹ đưa sang gặp Bác Hồ. Tôi nhớ mãi lời căn dặn của Bác: Cháu học sư phạm, sau này ra trường phải làm thầy giáo, phải dạy giỏi, yêu trò đấy nhé. Nhớ lời Bác dặn tôi cố gắng học thật giỏi, ra trường làm giáo viên cấp I được 7 năm, thì chuyển ngành sang làm chủ nhiệm bảo tàng Pác Bó.

Cầm tấm ảnh Bác Hồ chụp với nhân dân Pác Bó năm 1961, ông Mạc Trung xúc động cho biết, nhà tôi có 6 anh chị em, cậu bé Bác Hồ bế trên tay là em trai út Mạc Đăng Dung. Ông Trung vẫn nhớ và đọc tên từng người có mặt trong ảnh.

Các ông Mạc Trung, Mạc Văn Lung và con cháu cụ Dương Văn Đình trao đổi với PV CAND trước ngôi nhà sàn duy nhất còn lại của gia đình họ Dương.

Ông Mạc Trung nhớ lại, khi đứng chụp ảnh, Bác Hồ bảo với mẹ tôi (bà Dương Thị Bảy), “Cô Bảy đưa cậu út để tôi bế”, khoảnh khắc ấy đã ghi dấu kỷ niệm của Bác với đại gia đình họ Dương, và nhân dân Pác Bó mùa xuân năm Tân Sửu 1961.

Một mùa xuân nữa đang về trên khắp nẻo đường, mùa xuân này với người dân Pác Bó rộn ràng hơn, với nhiều đổi thay trên quê hương cách mạng. Chủ tịch UBND xã Trường Hà, ông Đàm Văn Trường vui mừng nói với chúng tôi, Trường Hà hiện có 9 thôn, 431 hộ với 1673 khẩu trong đó thôn Pác Bó có 92 hộ với 328 khẩu. Hiện, Trường Hà là một trong những xã điểm thực hiện chương trình Nông thôn mới.

Pác Bó hôm nay mang một diện mạo mới đổi thay từng ngày, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, với sức hút từ lịch sử và thắng cảnh non nước hữu tình. Tuy nhiên, như những trăn trở của ông Mạc Trung, từ năm 1941 dãy nhà sàn của cụ Dương Văn Đình gồm 4 căn, là nơi ghi nhận nhiều kỷ niệm với Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo của Đảng, do thời gian không được tu bổ đã mai một dần, giờ chỉ còn một căn duy nhất của gia đình ông Mạc Trung đang sinh sống cũng đã xuống cấp trầm trọng, có thể sập đổ  bất cứ lúc nào.

Là một gia đình có truyền thống cách mạng, sinh sống trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt, ông và gia đình mong rằng các cấp chính quyền quan tâm, giúp đỡ gia đình ông để có phương án tu bổ, lưu giữ được ngôi nhà sàn mà Bác Hồ đã sống và về thăm Pác Bó, để con cháu hiểu, trân trọng những giá trị lịch sử tồn tại được với thời gian.

Lưu Hiệp

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

Do thiếu nguồn cung đất san lấp nên nhiều công trình, dự án tại Quảng Nam đang gặp khó khăn, thậm chí là trễ tiến độ. Trước thực tế đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm nhanh chóng tháo gỡ bài toán nguồn cung đất san lấp phục vụ công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng qua, cả nước xảy ra liên tiếp 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 1.000 người phải nhập viện. Các vụ ngộ độc này chủ yếu xảy ra sau khi sử dụng thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể. Theo Bộ Y tế, trong quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 673 người mắc và 6 người tử vong,

Nền nhiệt tại miền Bắc có xu hướng tăng trở lại trong ngày hôm nay, trời nắng về trưa chiều, chiều tối có khả năng mưa dông. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, nhiệt độ ở hầu khắp các khu vực đều ở mức từ 35 - 36 độ C.

Sau 3 lần tiếp cận Mano Polking, CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận bổ nhiệm HLV này. Chiến lược gia 48 tuổi người Brazil có những phẩm chất đặc biệt để trở thành mảnh ghép hoàn hảo cho đội bóng ngành Công an.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文