Những nhân chứng lịch sử trong ngày 'Hà Nội vùng đứng lên'

09:35 20/02/2015
“Đem sức ta tự giải phóng cho ta”, nắm bắt tinh thần chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Cách mạng Tháng Tám đã diễn ra nhanh chóng và thắng lợi trọn vẹn; chỉ trong vòng 10 ngày, chính quyền cả nước về tay nhân dân. Đó là sự bất ngờ hợp quy luật, là kết quả của bao lớp người Việt Nam sau gần 80 năm tranh đấu chống thực dân, phong kiến và sau 15 năm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời…

Lâu nay, những bài học lịch sử về Cách mạng Tháng Tám đã in sâu trong kí ức của tôi, từ bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa; song tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ có ngày được gặp gỡ những người trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám tại Hà Nội.

Duyên may nghề báo đã đưa tôi tới gặp Đại tá Lê Trọng Nghĩa, một thành viên của Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội, tại nhà riêng của ông trên phố Đội Cấn (Hà Nội).

Đã bước vào tuổi 94, sức khỏe giảm sút nhiều do ảnh hưởng của bệnh phổi, nhưng ông vẫn giữ được sự minh mẫn.

Ông luôn tâm đắc và hào hứng khi nói về sự sáng tạo của Cách mạng Tháng Tám tại Hà Nội, mà ông được tham gia với tư cách là một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. 

Trước thời điểm 19/8/1945 lịch sử, tại Phủ Khâm sai, trung tâm quyền lực của chế độ bù nhìn thân Nhật, đã diễn ra một số cuộc gặp gỡ giữa các vị sứ giả Việt Minh với Khâm sai Phan Kế Toại.

Đại tá Lê Trọng Nghĩa kể lại: “Ngày 16/8, đoàn đại diện Việt Minh do ông Nguyễn Khang dẫn đầu (Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ, trong Cách mạng Tháng Tám là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội), tôi và ông Trần Đình Long (tham gia với vai trò “cố vấn”) vào gặp ông Phan Kế Toại, theo lịch hẹn từ trước. Vị Khâm sai đại thần cùng các cộng sự đón mời từ tiền sảnh và bày tỏ thái độ tôn trọng, cầu thị.

Ông Phan Kế Toại đặt vấn đề: “Chúng tôi muốn mời Việt Minh tham chính”. Không đồng ý với đề xuất này, đại diện Việt Minh đã thẳng thừng bác bỏ và nói: “Tốt hơn hết là các ông từ chức đi!”. Ông Nguyễn Khang đề nghị Khâm sai nên đứng về phía Việt Minh, nhanh chóng giao vũ khí và chính quyền cho cách mạng. Không đạt được đồng thuận, đoàn Việt Minh ra về.

Sau đó không lâu, một cuộc gặp gỡ nữa diễn ra tại Phủ Khâm sai với sự sắp đặt của ông Phan Kế Toại, nhưng lần này là giữa “Giáo sư Lê Ngọc” – bí danh hợp pháp của Lê Trọng Nghĩa, với Thủ tướng Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.

Đại tá Lê Trọng Nghĩa hồi tưởng: Cuộc gặp gỡ diễn ra trong phòng khách lớn Dinh Khâm sai Bắc Bộ với sự có mặt của ông Toại...

Tôi tranh thủ trình bày trước để giới thiệu chương trình Việt Minh, nêu lên ưu thế của Việt Minh là đã cùng đứng về phía Đồng minh chống lại phát xít Nhật từ nhiều năm và đã lập được khu giải phóng; Mặt trận của Việt Minh có đông đảo dân chúng đi theo, chỉ có Việt Minh mới đủ điều kiện  đảm bảo chắc chắn giành được độc lập hoàn toàn cho đất nước.

Ông Trần Trọng Kim chú ý nghe nhưng không có phản ứng gì rõ ràng. Đến lượt mình nói, ông phác ra chủ trương của chính phủ, tỏ rõ quan điểm thân Nhật, dựa vào Nhật...

Tôi cảm thấy hơi nóng mặt, nhưng ông Phan Kế Toại đã tiếp lời ngay, công khai bày tỏ tin tưởng chính phủ sẽ xem xét đến các vấn đề mới được đề cập, theo ông “Những người Việt Minh ở ngoài Bắc này khá mạnh... và dân chúng đi theo họ”.

Đại tá Lê Trọng Nghĩa.

Đại tá Lê Trọng Nghĩa nhớ lại hình ảnh tiến chiếm Phủ Khâm sai vào đầu giờ chiều 19/8/1945. “Từ Nhà hát Lớn Hà Nội, chúng tôi dẫn đầu đoàn quần chúng ào ạt tiến về Phủ Khâm sai...

Tôi, anh Trần Tử Bình (Thường trực Xứ ủy phụ trách 10 tỉnh Bắc Bộ), anh Nguyễn Khang và nhiều quần chúng vượt qua cổng sắt, tràn lên đại sảnh và tiến vào Văn phòng Phủ Khâm sai.

Nhân danh Ủy ban Quân sự cách mạng, anh Trần Tử Bình tiến thẳng đến nơi làm việc của Nguyễn Xuân Chữ, người cầm đầu “Ủy ban chính trị” bù nhìn, ra lệnh phải đầu hàng. Hai tự vệ Thành Hoàng Diệu lập tức trói Nguyễn Xuân Chữ lại, giải đi (sau này, ông Nguyễn Xuân Chữ được đích thân Hồ Chủ tịch kí lệnh phóng thích – PV).

Thấy trong phòng có hệ thống máy thông tin, anh Trần Tử Bình điện gọi các tỉnh trưởng và thị trưởng Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh… thông báo Việt Minh đã giành chính quyền ở Hà Nội; yêu cầu họ phải mau chóng giao chính quyền cho Việt Minh, nếu không sẽ bị cách mạng xử lí…

Cùng lúc, một số tỉnh trưởng, tri phủ, tri huyện hoảng hốt gọi điện về Phủ Khâm sai để xin ý kiến, đều nhận được mệnh lệnh dứt khoát của anh Trần Tử Bình: “Lập tức trao quyền ngay cho Việt Minh!”. 

Sự sáng tạo của Hà Nội được ông Lê Trọng Nghĩa thuật lại: Trong bối cảnh ở xa Trung ương, hầu hết các đồng chí Trung ương đều rời Hà Nội lên Tân Trào dự Hội nghị của Đảng và Quốc dân Đại hội.

Trên cơ sở nắm vững đường lối cách mạng, đặc biệt là Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; ngay khi nhận được tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, trong hai ngày 14 và 15/8, Xứ ủy Bắc kỳ họp và quyết định phát động khởi nghĩa.

Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội được thành lập, gồm 5 đồng chí: Nguyễn Khang, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy; Nguyễn Huy Khôi (tức Trần Quang Huy), phụ trách Ban Công vận Xứ ủy; Nguyễn Quyết, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lê Trọng Nghĩa, cán bộ của Xứ ủy và Nguyễn Duy Thân, Thành ủy viên Hà Nội...

Tối 17/8, Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội họp tại một cơ sở ở ngoại thành Hà Nội (nhà bà Hai Nhã, thôn Dịch Vọng Tiền).

Hội nghị phân tích tình hình và khẳng định thời cơ cách mạng đã chín muồi; quyết định khởi nghĩa với phương thức: dùng lực lượng chính trị áp đảo của quần chúng cách mạng để tiến hành khởi nghĩa, kết hợp chĩa mũi nhọn chính vào chính quyền bù nhìn với việc vận dụng sách lược mềm dẻo, không để quân Nhật có cớ can thiệp.

Sự sáng tạo thể hiện rõ trong hội nghị này: dùng sức mạnh chính trị quần chúng để tiến chiếm các cơ quan quyền lực, nhưng không chiếm những nơi quân Nhật đồn trú, không đặt ra yêu cầu tước vũ khí quân Nhật (điều này giải thích vì sao ta không chiếm Phủ Toàn quyền, Bộ Tổng tham mưu, Đồn Thủy... là nơi  quân Nhật đang chiếm đóng).

Trong một lần đến thăm Đại tướng Nguyễn Quyết (năm nay 93 tuổi), chúng tôi đã được ông tâm sự và hiểu rõ hơn sự sáng tạo của Hà Nội trong Cách mạng Tháng Tám.

Đại tướng Nguyễn Quyết (bìa phải).

Như đã đề cập ở phần trên, đồng thời với chiếm Phủ Khâm sai, lực lượng cách mạng đã bao vây và chiếm những trung tâm quyền lực: Trại Bảo an binh, Ty Liêm phóng, Sở Cảnh sát Hàng Trống, Kho bạc, Bưu điện...

Chỉ trong ngày 19/8, về cơ bản, các vị trí trọng yếu của chính quyền bù nhìn đã rơi vào tay cách mạng.

Ngay tối 19/8, Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ họp, quyết định thành lập Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời Bắc Bộ do đồng chí Nguyễn Khang làm Chủ tịch; Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Hà Nội cũng được thành lập, do đồng chí Nguyễn Huy Khôi làm Chủ tịch.

Nhìn lại diễn biến của Cách mạng Tháng Tám tại Hà Nội, nếu thiếu sự sáng tạo và linh hoạt, thì có thể thắng lợi đã không được trọn vẹn, thậm chí có nhiều đổ máu.

Mũi chiếm Trại Bảo an binh, do ông Nguyễn Quyết phụ trách. Sau khi ta chiếm được trại, quân Nhật đưa xe tăng tới bao vây, đòi tước vũ khí của ta và yêu cầu trả lại Trại Bảo an binh.

Giữ vai trò là người lãnh đạo khởi nghĩa, ông Nguyễn Quyết nhận định: Nếu để xảy ra xung đột với quân Nhật, hậu quả sẽ khó lường, có thể không giữ được thành quả cách mạng, quân Nhật sẽ thẳng tay đàn áp…

Với thái độ mềm dẻo nhưng cương quyết, ông Nguyễn Quyết nói với đại diện chỉ huy quân Nhật: Nhật Hoàng đã tuyên bố đầu hàng. Các ông chỉ còn đợi nay mai quân Đồng minh vào tước vũ khí rồi về nước… Tốt nhất là các ông trở về vị trí cũ, không nên can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam chúng tôi.

Cùng lúc, ông Lê Trọng Nghĩa cũng có mặt ngoài cổng trại, tiếp tục thuyết phục quân Nhật. Dưới sức mạnh của khối quần chúng, cùng với lí lẽ sắc sảo của các vị chỉ huy Việt Minh, quân Nhật phải rút về doanh trại vào lúc 5h chiều 19/8/1945…

Sự sáng tạo, quyết đoán và nắm bắt thời cơ, nắm vững đường lối và phương pháp đấu tranh Cách mạng của Đảng, đã góp phần làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám.

Khang Anh

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文