Tháng 7 ở Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành

09:37 20/07/2018
Tháng 7 – tháng của sự tri ân, đồng bào cả nước lại hướng về các thương - bệnh binh, gia đình chính sách, người có công với nước trên mọi miền Tổ quốc.

Những ngày này, có mặt ở Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành (Trung tâm ĐDTBTT) - Bắc Ninh dễ dàng bắt gặp các đoàn công tác, nhà hảo tâm đến thăm, tặng quà, tri ân các thương - bệnh binh đang được điều trị, an dưỡng ở đây.

Trung tâm ĐDTBTT tọa lạc ở xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Đây là đơn vị nuôi dưỡng, điều trị thương bệnh binh nặng tập trung có số lượng thương binh đông nhất và thương tật nặng nhất (trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) được thành lập từ ngày 3-4-1965. 

Sau hơn 50 năm tồn tại và phát triển, trung tâm đã tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị và phục hồi chức năng lao động cho hơn 1.000 thương - bệnh binh nặng bị thương ở các chiến trường, quê ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Đồng chí Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Công ty Phượng Hoàng thăm hỏi thương – bệnh binh ở Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành.

Sáng 19-7, thời tiết như chiều lòng người đến với Trung tâm ĐDTBTT. Trời không còn đổ mưa nặng hạt. Hôm nay cũng là thời điểm mà đoàn công tác của Công ty TNHH Phát triển du lịch quốc tế Phượng Hoàng (Công ty Phượng Hoàng) và đồng chí Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia trở lại trung tâm, thăm hỏi, tặng quà các thương - bệnh binh nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27-7-1947 - 27-7-2018). 

Giới thiệu về trung tâm, ông Nguyễn Khắc Dư - Giám đốc trung tâm cho biết, sau một thời gian an dưỡng, điều trị ở trung tâm, đa số thương - bệnh binh đã ổn định vết thương, phục hồi một phần sức khỏe và chức năng lao động… Những trường hợp này sau đó được trung tâm chuyển về an dưỡng ở gia đình, tạo điều kiện cho người thân chăm sóc ở quê nhà. 

Đến nay, trung tâm đang quản lý, nuôi dưỡng, điều trị và thực hiện chế độ chính sách cho 96 thương - bệnh binh nặng hạng 1/4 với tỷ lệ thương tật từ 81% đến 100% đến từ 23 tỉnh, thành (từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở ra). Trong số này, có 1 đồng chí thương binh kháng chiến chống Pháp, 67 đồng chí bị thương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cùng gần 30 đồng chí bị thương trong thời kỳ bảo vệ, xây dựng đất nước. 

Tuổi bình quân là 66. “Hiện ở trung tâm có tới 90% trường hợp thương – bệnh binh bị thương vùng cột sống, gây liệt ½ cơ thể người; có 10% là những trường hợp bị vết thương tổng hợp như: cụt 2 tay, cụt chân, hỏng mắt…”, ông Dư chia sẻ thêm.

Đến với trung tâm để tri ân các cô, các bác thương - bệnh binh, người có công với nước ngày hôm nay, các đoàn công tác, nhà hảo tâm đều thấy trân trọng trước những hy sinh, mất mát của các thế hệ đi trước. 

Không chỉ mang bên mình di chứng của vết thương cột sống, gây teo cơ 1/2 cơ thể, có không ít các cô, các bác thương – bệnh binh còn mắc thêm các chứng bệnh: tiểu đường, huyết áp cao, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm gan B – C... Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, nhưng vết thương do mảnh đạn tăng găm vào cột sống khiến bác Nguyễn Văn Thành, 66 tuổi, ở xã Xuân Tân, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) còn đó. 

Với tỷ lệ thương tật 91% cơ thể, bị liệt nửa người. Những cơn đau tê buốt đến tận xương tủy mỗi khi trái nắng trở trời thường xuyên hành hạ bác. Bác Thành vốn là lính trinh sát kỹ thuật của Trung đoàn 88B – Bộ Tổng Tham mưu (Bộ Quốc phòng). 

Sáng 21-4-1975, trong một lần cùng đồng đội mở đường cho quân ta giải phóng tỉnh Long An, bác bị trúng đạn của địch. Sau khi điều trị vết thương, ngày 20-9-1976, bác được về Trung tâm ĐDTBTT điều trị, an dưỡng.

Trong hội trường, chúng tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các cô, các bác thương – bệnh binh trở về từ bom lửa, về ngôi nhà thứ 2 của mình. 

Mọi sinh hoạt của các cô, các bác ở đây chủ yếu dựa vào sự chăm sóc của đội ngũ y, bác sĩ, công nhân viên đang công tác ở trung tâm. Và nơi đây đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của các cô, các bác. 

Ngồi trên chiếc xe lăn với đôi chân mất hết cảm giác, bác Thèn Văn Sáng (68 tuổi ở xã Thu Tà, huyện Xín Mần), nguyên là lính Binh đoàn Tây Nguyên tham gia mặt trận giải phóng tỉnh Kon Tum vào tháng 3-1974 (tỷ lệ thương tật trên 90%) xúc động nói: “Các y, bác sĩ, cán bộ của Trung tâm rất tận tình chu đáo. Mọi người sinh hoạt với chúng tôi như người thân vậy. Có việc gì, tôi ấn chuông một cái là các anh, các chị đó đến ngay. Chúng tôi cảm động lắm và luôn coi đây như ngôi nhà thứ 2 của mình vậy!”.

Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch Công ty Phượng Hoàng, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia xúc động, trân trọng những chiến công, sự hy sinh xương máu của các đồng chí thương - bệnh binh đang điều trị, an dưỡng ở đây, đồng thời chúc các đồng chí thương - bệnh binh sức khỏe, sống vui, sống có ích. 

Sau khi thăm hỏi, gửi lời tri ân, ông Nguyễn Văn Hùng đã trao tặng 100 triệu đồng tới các cô, bác thương - bệnh binh và 50 triệu đồng tới tập thể cán bộ, y, bác sĩ ở trung tâm. 

Cũng tại buổi trao quà, ông Nguyễn Văn Hùng đã quyết định trao tặng thêm 98 chiếc tủ lạnh và tiến hành xây dựng một thư viện sách khang trang tại Trung tâm. 

Từ đó tạo thêm không gian, văn hóa đọc, trở thành một điểm đến sinh hoạt văn hóa của các cô, các bác thương - bệnh binh cũng như y, bác sĩ, công nhân viên ở trung tâm và người dân địa phương”. 

Thay mặt các thương - bệnh binh, bác Lê Minh, 72 tuổi, Ủy viên Hội đồng thương binh của -trung tâm bày tỏ sự cảm kích trước tấm lòng, sự sẻ chia của đồng chí Vũ Mão, của cán bộ, công nhân viên Công ty Phượng Hoàng. 

Bác Lê Minh cho biết, những phần quà trên đã góp phần động viên tinh thần, giúp các thương - bệnh binh đang điều trị ở đây vượt qua mất mát đau thương, lạc quan hơn trong cuộc sống.

Trần Huy

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文