Thấp thỏm nỗi lo biển “nuốt nhà”

16:00 07/09/2011
Biển xâm thực nuốt mất làng; bờ sông sạt lở ồ ạt vào tận nhà dân; những lèn đá treo lơ lửng đổ sập bất cứ lúc nào; hàng trăm hồ đập thủy điện, thủy lợi được xây dựng ồ ạt, mất an toàn…

Vì vậy mùa mưa bão năm 2011 vẫn không ngoại lệ khi hàng ngàn hộ dân ở các tỉnh miền Trung đang thấp thỏm nỗi lo. Mùa mưa bão đã cận kề, song bài toán an cư cho người dân vẫn đang làm chính quyền các địa phương miền Trung lúng túng. Đã đến lúc, cần có một giải pháp tổng thể để các bộ, ngành liên quan phối hợp cùng các địa phương giúp người dân nghèo miền Trung thoát khỏi cảnh “đi không được ở cũng không xong”.

Nỗi lo “Hà Bá” nuốt nhà

Hai năm về trước làng biển Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình đã bị biển xâm thực nuốt chửng hàng chục căn nhà và nhiều hécta hoa màu, vườn tược. Sau đận ấy, một số ít hộ gia đình có kinh tế khá đã lập tức chuyển nhà đi nơi khác, còn đại đa số người dân Nhân Trạch vẫn bám lại chỗ ở cũ. Biển đuổi đến đâu, lùi nhà vào đến đó. Cuộc rượt đuổi của biển tiếp tục làm người dân kinh hoàng khi chỉ trong một ngày gần cuối năm 2010, sóng biển đã “nuốt trọn” 5 căn nhà của người dân ở thôn Bắc Dinh, xã Nhân Trạch.

Chị Nguyễn Thị Lạc thôn Bắc Dinh đứng trên móng nhà trống trơn khóc nức nở. Ngôi nhà kiên cố mà mẹ con chị đang ở bỗng dưng bị biển xâm thực nuốt chửng chỉ để lại cái móng. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, sóng biển đã đánh sập gần 100m chiều dài dọc theo khu dân cư xã Nhân Trạch sinh sống, nhiều tài sản của người dân cả đời chắt chiu làm lụng bỗng dưng mất trắng.

Do tác động của biến đổi khí hậu, trong 2 năm 2010-2011, biển xâm thực ở các vùng ven miền Trung một cách ồ ạt. Tại xã Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh mỗi năm biển lấn sâu vào đất liền 30 - 50m, trung bình mỗi năm xã Thạch Bằng mất hơn 10ha đất canh tác…

Tại Thừa Thiên - Huế nhiều khu vực cũng bị biển xâm thực chiếm đất nhanh chóng như ở bờ biển xã Phú Thuận, Phú Vang luôn bị xâm thực, khiến hàng chục ngôi nhà xây kiên cố bị “Hà Bá” nuốt chửng. Tình trạng này cũng đang xảy ra tại khu vực thị trấn Thuận An, xã Phú Hải, Phú Vang, xã Vinh Hải, cửa Tư Hiền, huyện Phú Lộc, xã Phong Hải, huyện Phong Điền… đe dọa nhà cửa và đời sống của hàng trăm hộ dân. Không chỉ dọc bờ biển, nhiều hộ dân miền Trung đang thấp thỏm nỗi lo “Hà Bá” ngoạm mất nhà mà ở dọc các bờ sông miền Trung tình trạng sạt lở đất cũng diễn ra ồ ạt. Chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây, sông Gianh đã ngoạm của huyện Tuyên Hoá và Quảng Trạch hàng trăm hécta đất dọc hai bờ.

Ngồi trên thuyền vượt sông Gianh qua đoạn Tuyên Hóa, chúng tôi thấy rùng mình khi nhiều hộ dân ở ngay mép sông, chỉ còn khoảng 1m. Phía trên là nhà dân, phía dưới là dòng nước hung dữ, kiểu đánh đu cuộc sống với “Hà Bá” thật đáng quan ngại khi mùa mưa bão cận kề. Tổng chiều dài bị sạt lở bên bờ sông Gianh của 2 huyện Tuyên Hóa và Quảng Trạch là 93.573m, trong đó hơn 28.000m bị sạt lở sâu, nguy cấp và theo đó hơn 1.000 hộ dân đang bị đe dọa cần phải có phương án di dời ra khỏi vùng sạt lở.

Sông Gianh sạt lở vào tận nhà dân.

Tại Hà Tĩnh, hiện nay hơn 1.700 hộ dân với hơn 6.000 nhân khẩu thuộc 10 thôn của xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên ở hai bên bờ sông Ngàn Mọ đang sống trong cảnh nơm nớp lo sợ đất ở, nhà cửa và tài sản bị “Hà Bá” nuốt chửng.

Đoạn sông Ngàn Phố bị sạt lở kéo dài hơn 9km, qua 6 xã: Sơn Ninh, Sơn Thịnh, Sơn Bằng, Sơn Kim 1, Sơn Tân và thị trấn Phố Châu với khoảng 750 hộ sống hai bên bờ sông bị đe dọa. Đầu năm đến nay, xã Đức Hương, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh đã bị sạt lở bờ sông Ngàn Sâu kéo dài gần 3.000m, chiều rộng từ 20 đến 50m. Diện tích đất ở, đất vườn của người dân đã bị cuốn trôi trên 30ha, có trên 200 hộ gia đình bờ sông đã đến sát nhà ở, có hàng chục ngôi nhà điểm sạt lở đã sát tường.

Đền Cả hay còn gọi là đền Ngũ Lâu mới được tôn tạo đã bị đổ ập xuống sông. Cầu Hói Phố trên đường liên xã Đức Bồng, Đức Hương, Đức Liên mố cầu bị sạt lở. Dọc bờ sông Ngàn Sâu trước đây có kè, nhưng nay đã bị cuốn xuống sông…

Rất cần giải pháp an cư

Trước vấn nạn xâm thực của biển và sạt lở đất bờ sông, đã buộc hàng ngàn hộ dân miền Trung phải đối phó hàng chục năm qua. Đất lở tới đâu, người dân dịch nhà vô tới đó. Song, trước đây nhà xây dựng chưa kiên cố nên việc xê dịch tương đối đơn giản.

Song mấy năm gần đây, đời sống người dân khấm khá hơn, lại luôn phải đối mặt với lũ lụt, nên người dân miền Trung đều cố gắng xây nhà kiên cố. Chính vì vậy, không còn thể xê dịch nhà, nên không ít hộ dân nuốt nước mắt đắng cay nhìn nhà trôi theo đất lở. Trắng tay lại hoàn tay trắng. Và đến mùa mưa bão, bà con lại dắt díu nhau đi lánh nạn đất lở, biển xâm thực, đợi gió bão tan lại đưa nhau về. Trận lũ lịch sử cuối năm 2010, hệ thống các hang lèn đá ở Minh Hóa đã cứu sống được hàng ngàn người dân nghèo Quảng Bình.

Tại Tân Hóa, khi nước lụt ngập hết nóc nhà, người dân đã dắt díu nhau thoát hiểm vào lèn đá. Hàng trăm năm qua, trước khi lũ lớn ập về, người dân ở nhiều địa phương vùng núi Quảng Bình lại vô lèn đá, trâu, bò, lợn, gà, tài sản… đều được chuyển lên lèn tránh lũ. Lũ rút lại về. Dùng sức người để chống chọi với thiên nhiên là đặc tính căn nguyên của người dân nghèo miền Trung, nhưng giờ đây thiên nhiên khắc nghiệt quá, sức người có hạn, nên người dân chỉ biết trông chờ...

Trong buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Bình vào sáng 4-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Không thể cứ sạt lở là lập dự án xin kinh phí Nhà nước để xây kè, đập chống sạt lở. Bởi nhiều nơi vừa kè xong lại bị sạt lở gây tốn kém tiền của Nhà nước. Chúng ta không thể chống lại quy luật khắc nghiệt của thiên nhiên, vậy những nơi bị sạt lở sâu, biển xâm thực mạnh, các địa phương phải bố trí di dời dân, ổn định cuộc sống cho nhân dân

Dương Sông Lam

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt ưebsite, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Lê Phương Nam đã lừa của các bị hại xin vào làm việc tại các Chi cục Kiểm ngư với giá 200-250 triệu đồng/suất; xin chuyển công tác trong lực lượng Công an có giá từ 200 - 450 triệu đồng/suất; xin vào học tại Trường Trung cấp Cảnh sát có giá từ 450-700 triệu đồng/suất…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文