Thoát nghèo nhờ “tiêu ôm tràm” trên vùng đất phèn

09:26 11/06/2016
“Tiêu ôm tràm” được xem là mô hình canh tác hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất phèn ở tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang. Việc sử dụng thân cây tràm sống làm trụ để cây tiêu leo bám, ngoài việc giúp nông dân cải tạo vườn tạp, tăng thu nhập, còn góp phần phát triển diện tích rừng tràm ở địa phương.

Ông Dương Thanh Bình (ngụ xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Hậu Giang), là người đầu tiên đưa cây hồ tiêu bén rễ ở vùng đất phèn Long Mỹ. Theo ông Bình, trước đây vùng này đất này bị nhiễm phèn nặng, chỉ trồng được tràm, mía, dứa. Ông Bình từng trồng sầu riêng, nhãn, vú sữa, cam, nhưng không hiệu quả. 

Trong lúc khó khăn, ông Bình nghe kể về mô hình trồng “tiêu ôm tràm” ở huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao nên đến học hỏi. 

Năm 2010, tận dụng số cây tràm hơn một năm tuổi trong vườn, ông Bình bắt đầu trồng thử 80 nọc tiêu. Do chưa có kinh nghiệm, chỉ có phân nửa số nọc tiêu sống sót, phát triển tốt. Từ số nọc tiêu này, ông Bình nhân rộng lên trên 1.000 nọc tiêu. Hiện, số nọc tiêu của ông được trên 3 năm tuổi và cho thu hoạch. Cuối năm 2015, ông thu được 800 kg tiêu khô, bán với giá 220.000đ/kg. 

Ông Dương Thanh Bình bên vườn “tiêu ôm tràm” xanh tốt của gia đình.

Theo ông Bình, một nọc tiêu từ 5 - 6 năm tuổi có thể thu hoạch từ 4-5kg tiêu khô và trên nữa thì thu hoạch từ 6-7kg tiêu khô. Thông thường một nọc tiêu có thể thu hoạch trên 20 năm, khi đó còn có thêm nguồn thu từ cây tràm. Theo tính toán của ông Bình, chi phí cho một nọc tiêu từ khi trồng đến cho thu hoạch (3 năm), bao gồm bầu tiêu giống (6.000 đồng), cây tràm (20.000 đồng), tiền công lên liếp, phân bón khoảng 100.000 đồng. Sau ba năm, một nọc tiêu cho thu hoạch khoảng 1-2kg tiêu khô, đủ lấy lại vốn.

Có thể nói, mô hình này phù hợp với hộ nghèo, ít đất sản xuất, chỉ cần một đến hai công đất trồng tiêu, thì chẳng những có cơ hội thoát nghèo mà còn có thể làm giàu.

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, để nhân rộng mô hình này, trước tiên các huyện có đất bị nhiễm phèn cần tuyên truyền vận động bà con chuyển đổi, trên cơ sở tổ chức cho bà con tham quan thực tế mô hình “tiêu ôm tràm”. Song song đó, để hỗ trợ bà con cải tạo vườn tạp chuyển sang mô hình này thì có thể lồng ghép vào Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh. 

Trong đề án này, người dân sẽ được hỗ trợ vay 70% tổng nhu cầu vốn cho mô hình sản xuất và được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất trong hai năm đầu. Mặt khác, trong chủ trương tái cơ cấu ngành lâm nghiệp giai đoạn 2016-20 20 của tỉnh cũng đã có chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm xây dựng các mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp, trong đó chú trọng mô hình tràm - tiêu để nhân rộng ở các địa phương có đất phèn.

Đức Văn

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Chuỵện xảy ra đã gần 60 năm nhưng bây giờ được nghe kể lại, vẫn thấy nóng hổi. Các chiến sĩ biệt động thành Nha Trang: Võ Đình Thu, Bùi Chạn, Huỳnh Văn Khoa giờ đã trên dưới tám mươi. Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tôi và các ông đã gặp Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh.

Thừa Thiên Huế đang vào mùa cao điểm xây dựng với nhiều công trình, dự án trọng điểm đang được triển khai đồng loạt nên nhu cầu vận chuyển nguồn vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến nguy cơ xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể xảy ra. Nhận thức rõ nguy cơ tai nạn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã và đang tập trung tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm…

Đây là thông tin được Bộ Xây dựng khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2024 ngày 26/4. Bộ Xây dựng cho biết, trước tình trạng giá chung cư tăng bất thường từ đầu năm 2024, đặc biệt trong thời gian ngắn vừa qua, cơ quan này đã thành lập đoàn kiểm tra tại một số chung cư đang được rao bán với giá rất cao ở Hà Nội. Tuy nhiên, trái ngược với dư luận về việc thị trường tăng "nóng", thực tế lượng giao dịch rất ít.

Hôm nay, Bắc và Trung Bộ tiếp tục hứng chịu nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ C, nhiều nơi trên 41 độ C. Nắng nóng đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là sức khỏe.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文