Thực trạng Thiết bị dạy học: Chuyện trong phòng thí nghiệm

08:27 03/10/2005

Theo bài 3, SGK Vật lý lớp 9 thì một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị của hiệu điện thế từ 0-6V, nhưng trong danh mục TBDH lại không có dụng cụ để thực hiện thí nghiệm này.

Chỉ riêng năm học 2005 - 2006, số tiền ngân sách đầu tư cho TBDH lớp 4 và lớp 9 đã lên đến xấp xỉ 1.100 tỷ đồng, chưa kể tiền bảo trì, bảo hành, cấp bổ sung cho TBDH lớp 3, lớp 8 và tiền đầu tư mua sắm TBDH thực hiện chương trình trung học phổ thông phân ban thí điểm.

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, thì dự kiến tổng kinh phí đầu tư cho TBDH từ năm 2002 - 2007 là hơn 14 ngàn tỷ đồng, xấp xỉ 1 tỷ USD. Trong đó, bậc tiểu học là 1.424 tỷ đồng, bậc THCS là 6.100 tỷ đồng và bậc THPT là 6.574 tỷ đồng... Kết quả của sự đầu tư đó là môn nào học sinh cũng có dụng cụ thí nghiệm bổ trợ, từ những môn học quan trọng như toán, lý, hoá, sinh… đến những môn bổ trợ như giáo dục thể chất, nhạc, họa, khắc phục một cách căn bản cảnh dạy chay, học chay vốn tồn tại trong hệ thống giáo dục của chúng ta nhiều năm qua.

Sau loạt bài của Báo CAND phản ánh nhiều bất cập trong quản lý và triển khai thiết bị dạy học (TBDH) trong cả nước, ngày 29/9, Bộ GD - ĐT đã tổ chức họp báo để trao đổi một số công việc liên quan đến SGK và TBDH năm học 2005 - 2006.

Tại buổi họp, Bộ GD - ĐT đã thừa nhận công tác TBDH còn nhiều tồn tại như: tình trạng TBDH ở nhiều tỉnh miền núi, các điểm trường lẻ đang có nguy cơ bị "thả nổi", không ai kiểm soát; TBDH khi được sản xuất đại trà về các địa phương hầu như không được kiểm định chất lượng; thiếu kho chứa, thiếu cán bộ chuyên trách, thiếu phòng bộ môn về TBDH; nhiều giáo viên không đủ năng lực sử dụng TBDH; đặc biệt có 3 địa phương là Tp. Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Quảng Ngãi đến nay vẫn chưa mua mẫu TBDH của Bộ.

Tuy nhiên, sự kỳ vọng vào "cuốn SGK thứ hai"- loại giáo cụ đặc thù là TBDH được triển khai chưa lâu đã nảy sinh những hoài nghi vì rất nhiều sai sót, khiếm khuyết khó chấp nhận.

Theo TS Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm tư vấn đèn tiết kiệm điện năng và dung dịch hoạt hoá điện hoá, thành viên Hội Vật lý Việt Nam, bất cập đầu tiên là giữa người duyệt mẫu TBDH, người sản xuất và người viết SGK không ăn khớp nhau, thành thử có tình trạng "ông nói chẳng, bà nói chuộc".

TS Khải đưa ví dụ: Theo bài 3, SGK Vật lý lớp 9 thì một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị của hiệu điện thế từ 0-6V, nhưng trong danh mục TBDH lại không có dụng cụ này. Bài 56, để làm thí nghiệm "Tác dụng của ánh sáng" cần 1 bóng đèn dây tóc nóng sáng hình nấm, công suất khoảng 40-75W, 1 tấm kim loại, 1 nhiệt kế, nhưng trong danh mục TBDH lại quy định: 1 bóng đèn 12V-21V, 2 nhiệt kế bách phân (không nói rõ nhiệt kế loại gì) cắm trên hai hộp đen và trắng.

Chỉ cần chịu khó quan sát, đối chiếu giữa SGK và danh mục TBDH có thể thấy, sách viết một đằng, dụng cụ thí nghiệm lại một nẻo cứ như là "tung hỏa mù" trong trò chơi trận giả. Hậu quả là, nhiều giáo viên đã phát hiện sai sót này nên cho qua luôn khâu thực hành. Cá biệt, có những thiết bị sai từ khâu viết SGK.

Ông Trần Chí Minh - chuyên viên Viện Vật lý - Đại học Bách khoa, tác giả viết sách cũng thừa nhận: Trong thí nghiệm về bảo toàn và biến đổi năng lượng lớp 9, khi duyệt mẫu của nhiều công ty sản xuất mang đến thì chỉ duy nhất có Công ty Hồng Anh thực hiện được thí nghiệm. Đến khi đưa vào sản xuất thì thất bại, nguyên nhân sâu xa là tác giả không tính hết tính khả thi của bài thí nghiệm. Cộng thêm về lý thuyết còn có vấn đề không thuận, cuối cùng buộc Bộ phải vứt bỏ thí nghiệm này. Còn nhiều lý do khác thuộc về con người tiếp nhận thiết bị.

Vẫn theo ông Minh, dịp lên triển khai công tác TBDH ở Yên Bái, ông rất ngạc nhiên ở một trường THPT vùng sâu huyện Văn Chấn nhưng lại sử dụng rất hiệu quả TBDH. Ngược lại, ngay gần trung tâm của tỉnh với TBDH hiện đại hẳn hoi, một trường khác lại đắp chiếu thiết bị để đấy như nhiều trường ở các địa phương. Dò hỏi, ông mới biết đúng là giáo viên có được tập huấn nhưng chưa đủ khả năng làm thí nghiệm, nhất là gặp thiết bị có vấn đề.--PageBreak--

Một lần về Hưng Yên mang thiết bị đến trường THPT, khi hỏi phòng thiết bị thì ông Hiệu trưởng chỉ ngay ra phòng xép có vài cái bàn học sinh nằm chỏng chơ. Ông hiểu rằng, cái tất yếu sẽ đến là số thiết bị này cũng xếp đó và công cuộc học chay, dạy chay lại tiếp tục tái diễn.

Thiết bị không đảm bảo, ai chịu thiệt?

Dụng cụ thí nghiệm không chuẩn xác, người thiệt thòi nhất là học trò. Có thể nhặt ra rất nhiều "sạn" trong các dụng cụ thí nghiệm, từ chiếc lực kế đến  bình đong hình trụ thuỷ tinh, từ máy trộn màu ánh sáng đến đèn chiếu laser, hoặc cho kết quả sai, hoặc bộc lộ yếu tố phi khoa học. Một chiếc bình thông nhau có đường kính 6 mm, bé bằng một nửa chiếc bút bi thông thường, rất khó rót nước vào để làm thí nghiệm.

Một số mẫu chất dẻo môn Hoá học.

Đối với những bài đơn giản, thí nghiệm không thành là một chuyện. Nhưng ở bài học cần trực quan sinh động mới có thể thấm sâu bài giảng như thiết bị trộn ánh sáng, thì có "thánh" cũng không thuyết phục được học sinh thừa nhận đó là màu sáng trắng, vì thực tế lại cho kết quả là trắng hồng, trắng nước hến sau khi trộn. Hậu quả lâu dài là để lại những nghi hoặc trong các thế hệ học trò, vì thầy giảng thế nhưng chính mắt trò nhìn thấy qua thí nghiệm lại không phải như thế.

Thiết bị kém, kéo theo chất lượng dạy học kém nhưng nó còn gây lãng phí, thất thoát khối lượng tiền khổng lồ mà không ai khác là Nhà nước phải gánh chịu. Có thể lấy ra đây hàng loạt thí dụ mà tiền tỷ của Nhà nước thất thoát như đùa. Một thiết bị vật lý, nhà sản xuất khẳng định tối đa giá thành là 200.000đ, nhưng được duyệt giá và thanh toán trên 400.000đ. Cái cân hiện số trong môn hoá nhập của Trung Quốc giá chỉ có 160.000đ, nhưng đang được thanh toán tới 430.000đ.

Chỉ riêng mặt hàng này khoản tiền chênh lệch đã hơn 2,6 tỷ đồng. Thật là siêu lợi nhuận, khó ngành hàng nào sánh kịp. Thế mới hay vì sao trong một cuộc đấu thầu mua sắm TBDH ở một tỉnh miền Trung, công ty trúng thầu đã giảm tới 23% giá, có công ty ở phía Nam giảm tới hơn 30% mà vẫn có lãi. Hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước đang chảy đi đâu?

Thanh Phong - Thu Phương

Cùng với các địa phương trong cả nước, chính quyền các xã, thị trấn cùng với phụ huynh, học sinh và lực lượng làm nhiệm vụ ở huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức buổi gặp mặt thầy, cô giáo tại các trường học trên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Không chỉ hưởng lợi từ bất ổn chính trị, giá vàng còn tăng do tâm lý kỳ vọng khi Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt 3.000 USD/ounce vào năm 2025.

Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú: khu phố 8, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

Ngày 19/11, Công an tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Công an tỉnh Lào Cai, Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai tiếp nhận đối tượng Quan Thị Nhạc, SN 1990, trú tại thôn Bản Lai, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang do Cục Công an Châu Hồng Hà, Công an huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bàn giao.

Càng về dịp cuối năm tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ pháo nổ càng gia tăng. Trên địa bàn TP Hải Phòng, đi kèm với tình trạng trên là hàng loạt những vụ nổ gây hậu quả đáng tiếc, thậm chí là thảm khốc…

Hội nghị Thượng đỉnh G20, diễn ra từ ngày 18-19/11 tại Rio de Janeiro, Brazil, đã khép lại với một bản tuyên bố chung chứa đựng nhiều cam kết quan trọng. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là liệu những cam kết này có được hiện thực hóa hay không.

UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt Công ty TNHH Thương mại Song Dương (thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) vì để xảy ra vi phạm tại trang trại chăn nuôi quy mô 2.400 con heo nái theo công nghệ CP Thái Lan ở xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Phát huy hiệu quả hoạt động đối ngoại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Công an tỉnh Điện Biên với vai trò nòng cốt đã chủ động tham mưu, xây dựng các chương trình, kế hoạch hợp tác đối ngoại phù hợp với điều kiện thực tiễn, đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần vào ổn định tình hình an ninh trật tự (ANTT), xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng hợp tác phát triển.

Thực phẩm chức năng giả, hoặc hàng xách tay, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xâm nhập thị trường, được quảng cáo trên mạng xã hội như “thần dược”, sai sự thật khiến người tiêu dùng bị đánh lừa. Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều đối tượng còn sản xuất thực phẩm chức năng giả, đánh vào tâm lý muốn giảm cân nhanh chóng của khách hàng nên đã cho chất cấm vào thực phẩm chức năng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文