Tưng bừng hào khí Thăng Long - Hà Nội
Sau bài diễn văn của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, cuộc diễu binh, diễu hành bắt đầu. Phần diễu binh có sự tham gia gồm 17 khối đại diện các lực lượng trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, dân quân, tự vệ. 10 máy bay của Quân chủng phòng không, không quân Việt Nam mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc và dòng chữ "Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" bay phía trên bầu trời Quảng trường Ba Đình (đáng chú ý, có máy bay vừa trở về sau khi làm nhiệm vụ cứu trợ đồng bào bị lũ lụt tại miền Trung).
Trong tiếng nhạc hào hùng, các khối diễu binh đều răm rắp, trăm người như một của lực lượng vũ trang, thể hiện sức mạnh và phẩm chất cách mạng, chính quy, tinh nhuệ: Bộ binh, Đặc công, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Phòng không không quân, khối An ninh, nữ Sỹ quan thông tin, nữ Cảnh sát giao thông, khối Cảnh sát cơ động, khối Dân quân, tự vệ…
Khối cộng đồng các dân tộc Việt |
Trong phần diễu hành, khối Hà Nội có xe rước rồng thời Lý, xe rước biểu trưng Hà Nội, xe rước Bằng chứng nhận của UNESCO công nhận Hoàng thành Thăng Long - Di sản văn hóa thế giới.
Khối các dân tộc lộng lẫy sắc màu 54 dân tộc trong bộ trang phục truyền thống, là con Rồng cháu Tiên từ khắp mọi miền đất nước hội tụ về Thăng Long - Hà Nội trong ngày Đại lễ. Khối Kiều bào tham gia diễu hành là đại diện cho một lực lượng đông đảo bà con cộng đồng người Việt
Các đại biểu tôn giáo đồng hành cùng dân tộc. Ảnh: Công Gôn. |
Ngoài ra còn các khối đại diện cho thanh niên, công nhân, công chức, viên chức, báo chí, nông dân, trí thức, đồng bào các tôn giáo…
Khép lại chương trình là màn nghệ thuật của khối diễu hành nghệ thuật, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch với 2.000 nghệ sĩ, diễn viên. Các nghệ sỹ đã mang tới lễ kỷ niệm một chương trình nghệ thuật đặc sắc tôn vinh hào khí dân tộc với dàn trống hội Thăng Long rộn rã, thôi thúc lòng người hòa quyện với hình ảnh những lá cờ dân tộc, từ cờ lau của thời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, định đô ở Hoa Lư, tiến tới cờ ngũ sắc của các triều đại phong kiến tự chủ và Cờ đỏ sao vàng, Cờ búa liềm của Đảng, của độc lập, tự do, vững bước tiến vào tương lai trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử...
"Thủ đô địa linh nhân kiệt, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long, hồn thiêng sông núi"
Tại lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đọc bài diễn văn quan trọng. Diễn văn nêu rõ: Cách đây tròn 1000 năm, vào mùa thu năm 1010, tiếp nối sự nghiệp dựng nước của các Vua Hùng, các bậc tiên liệt, Đức Thái tổ Lý Công Uẩn với tầm nhìn chiến lược, đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển huy hoàng của kinh đô quốc gia Đại Việt. Từ mốc son lịch sử đó, đến thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, trải qua 1000 năm với bao biến cố thăng trầm, Thăng Long - Hà Nội vẫn tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang, xứng đáng là trái tim của cả nước, để hôm nay cả dân tộc trùng phùng.
Khối Phụ nữ Việt |
Chủ tịch nước khẳng định, trải qua bao thiên tai, binh lửa nhưng đồng bào các dân tộc vẫn một lòng sắt son yêu nước, ngày càng đoàn kết và gắn bó mật thiết với nhau trong một tình yêu thương vững bền và sâu sắc. Chào mừng những thành tựu của ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, chúng ta trân trọng những đóng góp của cả nước với Thủ đô và những đóng góp của Thủ đô với cả nước. Đó là tinh thần "cả nước vì Thủ đô, Thủ đô vì cả nước", thể hiện tình cảm sâu nặng và nghĩa vụ quang vinh của mỗi chúng ta. Là nơi hội tụ và kết tinh những giá trị truyền thống của toàn dân tộc, Thăng Long - Hà Nội nổi bật lên những phẩm chất đặc biệt: văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị…
Giữa Thủ đô huy hoàng trong ngày Đại lễ, bài diễn văn bày tỏ lòng tri ân sâu sắc: "Biết bao trí tuệ, mồ hôi, xương máu của ông cha ta đã đổ vào mỗi thửa ruộng, mỗi con đê, mỗi đoạn đường, mỗi góc phố để Hà Nội có được như ngày nay. Suốt mấy ngàn năm đất nước và Thủ đô ta, sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa hết đời này qua đời khác. Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta có bao ngày được ngơi nghỉ? Bao nhiêu thế hệ cứ tiếp nối nhau kiên cường chiến đấu, hiến dâng cho Thủ đô và Tổ quốc cuộc đời mình, cả tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc để bảo vệ từng tấc đất của tổ tiên nguồn cội".
Chủ tịch khẳng định, Việt
Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long - Hà Nội là dịp để chúng ta tiếp tục khẳng định những phẩm chất cao quý và truyền thống tốt đẹp: văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị của Thủ đô, của đất nước con Hồng, cháu Lạc. Chúng ta có trách nhiệm giữ gìn, trân trọng, truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau và phát huy lên một tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh.
Tự hào về những thành tựu của Thủ đô hôm nay, Chủ tịch nước cũng lưu ý: Cũng ngay trong thời khắc lịch sử này, khi đang hân hoan mừng ngày Đại lễ, chúng ta vẫn nhận thức sâu sắc rằng cả nước và Thủ đô còn nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước. Để xứng đáng với tổ tiên, với lịch sử hào hùng của dân tộc, toàn thể nhân dân Việt Nam ở trong nước, ngoài nước nguyện đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực, đem tất cả tinh thần và sức lực, trí tuệ và tài năng, phấn đấu xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại, giàu đẹp, sánh vai cùng Thủ đô các nước trên thế giới.
Náo nức ngày Đại lễ
10/10, "tâm điểm" của Đại lễ, Thủ đô Hà Nội sống động không khí hào hùng, náo nức ngày hội non sông. Xem cảnh hàng vạn người dân tay cầm cờ đỏ sao vàng, hoa tươi, đồng thanh hô vang "Thăng Long - Hà Nội" và vỗ tay rầm rộ mỗi khi chứng kiến đoàn diễu binh, diễu hành đi qua các tuyến phố, nhiều người hồi tưởng hình ảnh xúc động ở Hà Nội trong lễ mừng chiến thắng năm 1954, năm 1975. Để có một chỗ đứng trên các tuyến phố như Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Tràng Thi… sáng 10/10, rất nhiều đồng bào đã đến đây từ tối hôm trước, chờ đợi buổi sáng lịch sử.
Cụ Nguyễn Huân, cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, năm nay đã ngoài 80, sáng 10/10 cũng nhanh chóng có được chỗ đứng bên vỉa hè phố Tràng Thi, đoạn gần Cửa
Hòa trong biển người về chào mừng Đại lễ, náo nức trên các tuyến phố Hà Nội, thương binh Nguyễn Ngọc Ký (Kim Môn, Hải Dương) dẫu bị mất một chân, đi tập tễnh vẫn bắt nhịp bài ca Hà Nội trên loa truyền thanh. Ông cho biết trước đây từng tham gia thanh niên xung phong xây dựng tuyến đường sắt Quảng Ninh - Lạng Sơn. Trong một trận càn của địch, ông bị thương và cụt một chân. Dù đi đứng khó khăn nhưng dịp Đại lễ, ông cùng vợ lên Hà Nội từ mấy ngày trước.
Trên các trang web, cộng đồng mạng cũng chia sẻ tình cảm đặc biệt ngày hội non sông. Gửi tới một tờ báo điện tử, nick name dangtuan bày tỏ: "Nhìn từng đoàn quân đi qua lễ đài tôi thấy thật xúc động, các chiến sĩ trong quân phục mới quả thật đẹp, thật oai hùng... Nhìn các anh mà trong tôi bỗng bật ra hai tiếng Tổ quốc thiêng liêng. Chắc chắn không chỉ có mình tôi mang cảm xúc này mà triệu triệu con dân đất Việt đều ngập tràn xúc cảm như tôi...”.
Trong những ngày này, trên rất nhiều diễn đàn, blog… xuất hiện các topic thể hiện sự quan tâm của cư dân mạng về thời điểm đẹp nhất trong năm: Ngày 10/10/2010. Để ghi dấu những khoảnh khắc của ngày đặc biệt, Ban biên tập Bảo tàng Ký ức Xã hội kêu gọi cộng đồng mạng viết chung một cuốn nhật ký, trong đó mỗi cá nhân sẽ mô tả lại những sự kiện diễn ra xung quanh mình và cảm nhận riêng của họ trong ngày này