“Tuyên chiến” với thực phẩm bẩn: Cần biện pháp mạnh và hiệu quả (bài cuối)

08:47 09/04/2016
Từ ngày 1-7-2016 tới, khi Luật Hình sự sửa đổi quy định việc kinh doanh, vận chuyển hoặc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử lý hình sự sẽ có hiệu lực, hy vọng tình hình sẽ cải thiện.

Trong khi salbutamol liều điều trị cho người khoảng 50kg là không thể vượt quá 200mcg+ 0,2mg, nên lượng chất trên cho phép trong con heo nặng khoảng 100kg là 2.0,2=0,4mg. Như vậy, lượng salbutamol heo ăn vào vượt ngưỡng cho phép là: 6.000mg/0,4= 15.000 lần.

Nếu heo được vỗ trong 13 ngày tới 15 ngày là phải bán thì dư lượng salbutamol hay clenbuterol cao so với lượng cho phép là 15.000 x 13 = 195.000 lần. Kinh dị hơn khi con heo cũng không thể sống nổi quá nửa tháng vì “quị” do chất tạo nạc. Còn khi ăn phải thịt nhiễm salbutamol, chất độc này hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa của con người và lượng salbutamol còn tồn dư trong thịt heo bao nhiêu thì cơ thể sẽ hấp thu bấy nhiêu vào cơ thể.

Những thông tin trên đủ để thấy những người kinh doanh bất chấp đạo đức đang vì lợi nhuận mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và trong trường hợp này được xác định là tội ác và cần có sự điều chỉnh kịp thời của luật pháp.

Những hành vi chế biến thịt heo bệnh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tiêm thuốc an thần vào heo… đều phải được coi là tội ác cần có biện pháp xử lý nghiêm minh trong thời gian tới khi Bộ luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực.

Từ ngày 1-7-2016 tới, khi Luật Hình sự sửa đổi quy định việc kinh doanh, vận chuyển hoặc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử lý hình sự sẽ có hiệu lực, hy vọng tình hình trên sẽ cải thiện.

Theo điều 317 Luật Hình sự sửa đổi, chỉ cần bị phát hiện sử dụng chất cấm, dù chưa gây ra hậu quả nào, người vi phạm đã có thể bị phạt đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù đến 5 năm, còn nếu gây ra hậu quả sẽ có khung hình phạt khác cao hơn. Hình thức này chắc chắn với mục đích mang tính răn đe hơn với các đối tượng cố tình bỏ, trộn chất cấm vào thực phẩm.

Chia sẻ tại buổi toạ đàm về “Chất cấm trong chăn nuôi- thực trạng, giải pháp” tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 23-3, Đại tá Trần Trọng Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an đặt câu hỏi : Khi phát hiện những mẫu như vậy, cơ quan chức năng có truy tới cùng họ mua ở đâu, hộ chăn nuôi lấy từ đâu? Có việc truy xuất nguồn gốc nên mới phát hiện ra Công ty Dược đã bán mặt hàng salbutamol. Nguồn là qua thương lái và tiếp thị bán thuốc.

Thương lái khuyến khích, bắt tay với chủ trang trại cho chất cấm vào thức ăn gia súc (TĂGS). Do những cá nhân tại cơ sở sản xuất TĂGS nhỏ, vừa đi bán, tiếp thị salbutamol. Nguồn gốc salbutamol cho tới nay ta mới xác định, mới chỉ là một trong những chất cấm trong chăn nuôi, chứ không phải là duy nhất. Được nhập qua chủ yếu do các Công ty Dược, cấp phép bởi Cục Quản lý Dược  - Bộ Y tế.

Chưa phát hiện chất này được nhập qua con đường nào khác. Đối chiếu chức năng quản lý nhà nước giám sát với mặt hàng nguyên liệu này, trong qui định là sau khi cấp phép nhập khẩu thì phải cộng đuổi, trừ lùi sản phẩm này rồi giám sát sản phẩm này sản xuất ra là bao nhiêu? Ta không có! Sơ hở trong giám sát là một lẽ, còn buông lỏng trong quản lý lại là vấn đề nghiêm trọng nữa. Đại tá Trần Trọng Bình khẳng định.

TS.BS Trần Bá Thoại - Ủy viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam cho biết, Việt Nam chỉ cần khoảng 10kg salbutamol để làm thuốc chữa hen phế quản. Với 9 tấn salbutamol nhập khẩu, BS Thoại nói thẳng: phần lớn có thể đã được bán cho ngành chăn nuôi.

Khi đã xác định nguồn gốc của việc nhập chất cấm thì việc ngăn chặn với các cơ quan quản lý nhà nước là không khó. Một vấn đề rất quan trọng đó là ngành chăn nuôi của ta hiện nay phổ biến nhất vẫn là trang trại quy mô chăn nuôi theo hộ gia đình, nên đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ…

Trong số 4.131,6 ngàn hộ nuôi heo thì số hộ nuôi quy mô nhỏ (dưới 10 con heo/hộ) chiếm tới 86,4% tổng số hộ, cung cấp 34,2% tổng sản lượng thịt heo. Đã có ý kiến đưa ra, sản xuất nhỏ như vậy liệu thiệt hại gây ra có đủ điều kiện để quy trách nhiệm hình sự? Chúng ta ngăn được chất cấm qua đường chính ngạch còn tiểu ngạch thì sao? Và ngay khi chúng tôi đang viết bài này thì thông tin cập nhật đã cho biết, sáng 5-4, Chi cục Thú y – Chăn nuôi và Thuỷ sản Bình Dương vừa ra quyết định xử phạt 2 chủ trang trại có hành vi sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo với mức 20 triệu đồng/trại.

Theo ông Đỗ Ngọc Chính, Trưởng VP Hội Tiêu chuẩn Bảo vệ NTD VN (Vinastas), trong thời điểm hiện nay khi mà cơ quan chức năng quản lý đang lúng túng khó kiểm soát hết chất lượng của thực phẩm (TP) thì bản thân mỗi người dân phải có ý thức, cân nhắc, tìm hiểu kĩ, xây dựng thói quen, tư duy trong việc lựa chọn TP cho mình hằng ngày. Tỏ rõ thái độ trong lựa chọn TP, kể cả tẩy chay những TP không đạt chuẩn. NTD tỏ thái độ và hành động kiên quyết thì TP bẩn không còn đất sống.

Riêng với việc để kiểm soát chất cấm trên heo ngày càng hiệu quả, Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh cũng vừa có văn bản kiến nghị Bộ NN-PTNT, cần quy định cụ thể và xử lý trách nhiệm của chủ cơ sở giết mổ, chủ ô giết mổ có nguồn gia súc sử dụng chất cấm.

Ngoài ra, cần có hình thức xử lý mới đối với các trường hợp kinh doanh động vật tại các điểm trung chuyển hoặc vựa gia súc; vận chuyển động vật không giấy chứng nhận kiểm dịch; động vật và sản phẩm động vật giết mổ trái phép qua xét nghiệm có kết quả sử dụng chất cấm để làm căn cứ pháp lý trong quá trình kiểm tra, xử lý; Cần có hình thức xử lý kiên quyết hơn đối với vi phạm sử dụng chất cấm tại hộ chăn nuôi để ngăn chặn việc sử dụng chất cấm từ gốc.

Phát biểu tại cuộc họp thường kỳ của Chính phủ ngày 26-3-2016, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đề nghị cho TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập một cơ quan trực thuộc UBND TP để lo đảm bảo ATVSTP cho người dân.

“Giờ cứ Bộ nọ đổ Bộ kia, Sở nọ đổ Sở kia thì không làm được. Đề nghị thực hiện trên cơ sở giao cho TP Hồ Chí Minh lấy biên chế từ các Sở, ban, ngành để tập trung thành một đầu mối”. “An toàn vệ sinh thực phẩm phải làm quyết liệt vậy. Không thể để tất cả phối hợp tốt nhưng mọi người bản thân cứ ăn bẩn thì không thể chấp nhận được. Tất nhiên cũng có trách nhiệm của địa phương nữa”, đồng chí Đinh La Thăng một lần nữa nhấn mạnh. 

Đây là biện pháp chưa có tiền lệ nhưng có thể giải quyết được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các sở, ngành tại địa phương.

Huyền Nga

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文