Về làng... "khoa bảng"
Chàng cử nhân chăn bò ham học
Trong tiếng hát, tiếng cười, tiếng loa đọc những tên học sinh giỏi, người đỗ đại học của làng Phú Sơn ấy, chúng tôi nghe nhắc đến thành tích của một cậu thủ khoa Học viện Hành chính quốc gia là Nguyễn Văn Chiến ấy mới làm người ta cảm động. Bây giờ, khi gặp cậu ở lễ trao giải khuyến học của làng, chúng tôi thấy gương mặt cậu "tú" Chiến ánh lên niềm vui. Bởi, so với hơn 20 em đỗ đại học, cao đẳng năm nay thì hoàn cảnh của Chiến là nghèo nhất. Và Chiến thi đại học năm thứ hai với khối C đạt 26 điểm, 9 điểm môn văn gây ngạc nhiên cho nhiều người.
Vốn gia cảnh khó khăn, bố mẹ của Chiến nợ nần liên miên mà không trả hết. Khi người anh cả là Nguyễn Văn Thắng đỗ ĐH Sư phạm Quy Nhơn, bố mẹ cậu bỏ nhà đi các tỉnh phía
Trong những ngày mòn mỏi bên đàn bò lên đến 50 con, đi hết lô cao su này sang lô cao su khác, tỉnh này sang tỉnh khác mà trên tay vẫn không rời mấy cuốn sách nhàu nát. Có hôm, cậu mải học, đàn bò bỏ đi mất. Phải tìm mất hai ngày đêm, bị chủ đánh, trừ lương. Những lúc như thế, hình ảnh người bố và người mẹ lầm lũi đêm ngày đi làm thuê kiếm tiền lại hiện về, nước mắt cậu rơi trên cuốn sách. Cậu nghĩ sẽ phải học để vươn lên.
Thế rồi, cậu đậu đại học điểm cao, tin lành bay về làng Phú Sơn làm ai cũng nức lòng. Chiến nói rằng vừa về Bắc để làm thủ tục vào học. Cậu được bố mẹ cho ra Văn Miếu - Quốc Tử Giám thăm bia tiến sỹ để thấy hết được đạo học của dân tộc. Khi chứng kiến sự tôn vinh của truyền thống nền giáo, cậu về kể cho các bạn học sinh nghe về các ông nghè, ông trạng được tôn vinh trên văn bia… thì cô cậu nào cũng háo hức, cũng hứa với anh Chiến sẽ thi đỗ đạt cao như anh để có cơ hội ra Hà Nội thăm bia Tiến sỹ.
Những "tân khoa"… đồng ruộng
Người làng Phú Sơn rất tự hào về những tấm gương vượt khó để học thành tài của các "tân khoa". Chuyện rằng, có cậu học trò nghèo tên Nguyễn Văn Thanh hay chữ đã đỗ Khoa Báo chí, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội năm 2008 với tổng điểm lên đến 27 điểm khối C.
Thuở còn học trường làng, mấy anh em trai chỉ bộ quần áo thay nhau mặc để đến trường. Lên THPT, cậu còn phải đi làm thuê kiếm tiền để học. Chả thế, vì không có tiền nên ba năm THPT chỉ có một cuốn vở. Thỉnh thoảng, cậu tiết kiệm được vài ngàn đi học thêm một buổi cốt để mượn sách và tài liệu của bạn bè mà thôi. Bây giờ khi đã trở thành vị "tân khoa" xuất sắc của làng như một kỳ tích làm cả vùng xôn xao.
Hay như cô "tân khoa" Đậu Thị Trinh, con gái anh Đậu Văn Huấn, đã làm nhiều người bất ngờ trong kỳ thi vừa qua. Trinh vốn sinh ra trong gia đình nghèo, gia đình cô nợ ngân hàng đến hơn 20 triệu đồng. Phần Trinh, đi học về Trinh phải theo mẹ đi cắt cỏ thuê để bán. Nhưng, em lại trúng tuyển với số điểm 26 điểm khối B của Trường Đại học Y Thái Bình cũng là lúc cả nhà cùng ôm nhau khóc vì lo không có tiền cho con học. Anh Huấn bảo với người làng rằng, dù phải bán cả nhà vẫn cho con đi học.
Chuyện của bố con ông Lê Trọng Diễm đi thi nghe rất đáng phục. Gia đình ông nghèo, chưa hết mùa gặt đã hết gạo ăn. Con gái của ông chọn Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh, nhưng không có tiền đưa con đi thi. Ông bảo với cô con gái là cứ đi, rồi tính. Thế là, hai bố con kéo nhau lên tàu. Ông đem mũ ra hát cải lương từ ga Thị Long cho tới Hà Nội.
Ra đến Hà Nội được vài trăm ngàn làm lộ phí. Đến Trường Sân khấu ở Mai Dịch, ông ngồi quán nước ca hát như nghệ sỹ hát rong để kiếm thêm tiền trang trải cho cả hai bố con ăn ở tại Hà Nội hơn nửa tháng trời. Giọng hát của ông xin được tiền ăn, tiền trọ ở Hà Nội. Khi con ông đỗ, ông vác xà beng lên núi đánh đá bán lấy tiền nuôi con ăn học.
Cần nhân rộng những làng… "khoa bảng"
Theo như ông Nguyễn Ngọc Dung, Thôn trưởng Phú Sơn, Chủ tịch Hội Khuyến học cho biết. Trong 7 năm qua, làng Phú Sơn có trên 75 người đỗ cử nhân, có người giờ đã là tiến sỹ, đang làm lãnh đạo ở các Sở, thậm chí là Trung ương.
Nhưng vui nhất là lớp học trò trường làng bây giờ nhiều em ngoan hiền. Với 265 hộ, 326 học sinh thì chiếm 70% các em đạt tiên tiến và giỏi. Năm vừa qua, Phú Sơn có 23 em đỗ đại học, cao đẳng. Số còn lại học trung cấp nghề. Những gia đình có hai đến ba em đỗ đại học như gia đình ông Thực, anh Phương, ông Diễm, bà Giáo… Hằng năm, vào dịp hè nhiều em là sinh viên các trường ĐH sư phạm về quê mở lớp dạy thêm miễn phí cho học sinh của làng như em Diệp, em Linh…
Tính riêng đội ngũ các thầy cô giáo Phú Sơn có 21 người là thầy cô giáo, trong đó có 7 người giữ cương vị Hiệu trưởng các trường từ THPT đến tiểu học, chính lớp trí thức này càng tôn thêm sự giáo dục của làng được nhân lên mỗi ngày.
Vào dịp đầu tháng 9 hằng năm, khi bước vào năm học mới, làng mở hội khuyến học. Con cháu dù đi làm xa ở đâu cũng về dự và quyên góp cho tinh thần hiếu học của làng. Đến nay, quỹ khuyến học của làng đã lên đến chục triệu đồng. Số tiền này được để dành, lấy một phần giúp những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, một phần trao giải khuyến học, làm quỹ đền ơn đáp nghĩa cho các gia đình chính sách.
Cái nét riêng có của làng Phú Sơn là tinh thần khuyến học được đẩy mạnh trong các dòng họ. Điển hình như dòng họ Nguyễn Văn có tới 21 người đậu ĐH, CĐ trong 5 năm qua, dòng họ Đậu có 27 người…
Đặc biệt là dòng họ Đậu vừa được UBND xã Các Sơn bầu chọn và cử đại diện là ông Đậu Văn Len, 76 tuổi, nguyên là cán bộ Sở Công thương Thanh Hoá đi nhận danh hiệu "Dòng họ tiên tiến, có nhiều người đỗ đạt" cấp tỉnh do UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức vào tháng 10 tới. Thiết nghĩ, nếu như khắp trong