Về nơi khởi nguồn phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”

11:40 03/05/2016
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với khí thế cách mạng sôi sục “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “Ba đảm đang” trở thành một cao trào sôi nổi, lôi cuốn hàng triệu phụ nữ, nông dân, công nhân, bác sỹ toàn miền Bắc tham gia. 


Không chỉ động viên chồng con lên đường chiến đấu, mà họ còn chăm lo gia đình, vừa phục vụ chiến đấu, xây dựng hậu phương vững chắc chi viện tiền tuyến lớn miền Nam.

Vào một ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi về quê hương Đan Phượng, (Hà Nội) - nơi khởi nguồn của phong trào “Ba đảm đang” để nghe những câu chuyện xúc động về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam kiên trung, bất khuất.

Tượng đài “Đan Phượng quê hương người gái đảm”.

Tượng đài “Đan Phượng quê hương người con gái đảm” được đặt ngay bên quốc lộ 32, hiện thân cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam thời chiến: vừa chắc tay cày, tay súng, vừa địu con trên vai để xây dựng hậu phương vững chắc cho tiền tuyến yên tâm đánh giặc. Đây là công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, thể hiện lòng yêu nước và khát vọng hòa bình của phụ nữ Đan Phượng nói riêng và phụ nữ cả nước nói chung trong cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc.

Chúng tôi tìm về thôn 9, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng để gặp bà Lê Thị Quýnh, là Chủ tịch Hội phụ nữ xã Trung Châu từ những ngày đầu phong trào ra đời. Năm nay bước sang tuổi 74 nhưng bà Quýnh còn khỏe mạnh và minh mẫn. Bà vẫn nhớ như in ngày 8-3-1965 khi Thường trực Hội Phụ nữ huyện Đan Phượng phát động phong trào “Ba đảm nhiệm” tại Trường cấp II xã Đan Phượng.

“Khi ấy tôi mới 23 tuổi, một nách nuôi 2 con nhỏ và mẹ già, ông ấy thì đi thanh niên xung phong nên vất vả lắm. Sau khi 16 xã nghe phát động phong trào về triển khai, việc khó khăn nhất là đi vận động tuyển quân, nhưng khi vận động được rồi thì phong trào lên “như diều gặp gió”, bà Quýnh nhớ lại.

Trong ký ức của bà, niềm tự hào về những tháng ngày hào hùng đầy gian khổ đó mãi mãi không thể quên. Bà tự hào kể: “Tại sao lại có phong trào “Ba đảm đang”? Lúc đó là thời kỳ chiến tranh diễn ra ác liệt, với quyết tâm xây dựng hậu phương vững chắc, tiếp thêm sức mạnh động viên chồng con vững bước trên mặt trận tiêu diệt quân thù, Thường trực Hội Phụ nữ huyện Đan Phượng trong tư thế “đứng ngồi không yên” vì ngành Công nghiệp có phong trào “Ba điểm cao”; thanh niên có phong trào “Ba sẵn sàng”; quân đội có “Ba quyết tâm”.

Bà Lê Thị Quýnh trò chuyện với tác giả.

Ngày 5-2-1965, Ban Chấp hành Hội Phụ nữ của huyện họp hội nghị mở rộng với 130 đảng viên nữ để phổ biến hình hình và xác định nhiệm vụ mới của phụ nữ địa phương. Chị em bàn bạc sôi nổi và đi đến quyết định phụ nữ phải làm “Ba nhiệm vụ” chủ yếu để sẵn sàng thay thế anh em đi chiến đấu, đề xuất với Ban thường vụ Huyện ủy và được nhất trí. Ngày 8-3-1965 phong trào “Ba đảm nhiệm” ra đời, được Báo Nhân dân kịp thời đưa tin cổ vũ trên trang nhất. Từ đây, phụ nữ Đan Phượng vinh dự được nhân dân cả nước biết đến là “quê hương người gái đảm”.

Ngày 22-3-1965, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ban hành Chỉ thị số 03 phát động phong trào “Ba đảm nhiệm” thành một cao trào rộng lớn với ba nội dung thu gọn: đảm nhiệm sản xuất và công tác thay thế chồng con đi chiến đấu; đảm nhiệm gia đình, khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu; đảm nhiệm phục vụ chiến đấu và chiến đấu. Phong trào nhanh chóng được triển khai đến mọi miền, mọi nhà, mọi người. Phong trào “Ba đảm nhiệm” được Bác Hồ đổi tên thành phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”.

Chỉ sau hơn 2 tháng phát động, toàn miền Bắc đã có 1,7 triệu phụ nữ đăng ký “Ba đảm đang” và trở thành một cao trào cách mạng sôi nổi. “Trung Châu không có ruộng thì chúng tôi phát động chị em làm bèo hoa dâu, làm phân xanh, tăng gia sản xuất đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến. Chúng tôi còn tổ chức đắp một con đường chống tràn từ Vân Thủy về Vân Môn gọi là “Con đường ba đảm đang”.

Làm bất cứ một phong trào gì mà vất vả thì đều gọi đó là phong trào “Ba đảm đang”. Chị em ngày đi sản xuất, đêm về tập luyện dân quân. Chị em nào có chồng đi B lâu ngày chúng tôi còn tập trung đến giúp làm cỏ, an ủi, đùm bọc. Phải nói thời kỳ ấy ai cũng làm việc gấp đôi, gấp ba, hăng say lắm, thay nam giới làm chủ ruộng đồng, tham gia quản lý hợp tác xã, cả huyện có nhiều chị là chủ nhiệm giỏi, là chủ tịch xã tận tụy vì dân”, bà Quýnh kể với giọng đầy tự hào. Bà cho biết, phong trào “Ba đảm đang” ở Trung Châu đã được tặng Cờ luân lưu về sản xuất giỏi, chăn nuôi giỏi.

Với tinh thần “Ruộng rẫy là chiến trường, cày cuốc là vũ khí”, chị em phụ nữ nông dân “tay cày, tay súng” sôi nổi thi đua. Ở Hải Dương có bà Nguyễn Thị Mười được nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn ngành Nông nghiệp giai đoạn 1967-1970 và được vinh danh là “Kiện tướng nuôi bèo hoa dâu”. Bà còn được mời đến Vĩnh Lĩnh (Quảng Trị) và Quảng Bình giúp đỡ chuyển giao kỹ thuật thâm canh tăng năng suất lúa. Ở quê hương Đan Phượng, chị em ở nhà vừa sản xuất vừa phục vụ chiến đấu. Các chị em được tổ chức bổ sung vào các đơn vị chiến đấu, bố trí trực chiến ngày đêm ở các trận địa.

Kể về những tháng ngày đó, bà Quýnh cho biết, bà cũng như nhiều chị em khác, con còn đang bú phải gửi lại cho mẹ đẻ trông nom để đi thực hiện phong trào. “Những gì đàn ông làm được thì chúng tôi cũng làm được và làm không kém gì họ”- bà nói chắc như đinh đóng cột. Trưởng thành từ phong trào “Ba đảm đang” bà Quýnh được nhân dân tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch UBND xã Trung Châu.

Với vai trò người vợ, người mẹ đảm đang, chăm lo việc gia đình, chị em ở Đan Phượng đã hết lòng chăm sóc nuôi dưỡng, dạy dỗ các con trưởng thành, tận tình chăm sóc cha mẹ già, giữ trọn đạo thủy chung. Họ đã vì nghĩa lớn gác lại tình riêng, tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ vững tay súng nơi chiến trường. Phong trào “Ba đảm đang” đã mang lại giá trị tinh thần và vật chất to lớn, trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, góp phần đem đến chiến thắng vĩ đại cho dân tộc.

Trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Oanh, Chủ tịch Hội LHPN huyện nhận định: “Thành tựu của quê hương Đan Phượng ngày hôm nay có sự đóng góp rất lớn chị em phụ nữ”. Phát huy truyền thống “Người con gái đảm”, chị em phụ nữ huyện Đan Phượng đã không quản ngại khó khăn, vượt qua mọi gian khổ, phát huy tính cần cù, sự khéo léo của người phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, đóng góp vào công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Huyện Đan Phượng có 128 hộ cán bộ, hội viên phụ nữ tự nguyện hiến hơn 1.550m2 đất để mở rộng, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm.

Trong 5 năm (2010-2015), Hội đã giúp đỡ được 548 gia đình hội viên phụ nữ làm chủ thoát nghèo. Không chỉ kiên cường, bất khuất trong chiến đấu mà ngày nay chị em phụ nữ Đan Phượng đã phát huy tính cần cù, siêng năng, ham học hỏi của mình vào làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương với các mô hình như: trồng đu đủ, bưởi Diễn xã Thượng Mỗ; trồng hoa xã Hạ Mỗ, Đồng Tháp, Song Phượng, Đan Phượng; chăn nuôi bò sữa xã Phương Đình; nuôi lợn siêu nạc xã Trung Châu; sản xuất bóng bì ở Tân Hội; trồng rau an toàn ở xã Thượng Mỗ, Phương Đình… Nhiều chị em đã trở thành bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân thành đạt. Chị em không chỉ mở các lớp dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động có thu nhập mà còn hỗ trợ xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

50 năm qua, phụ nữ huyện Đan Phượng luôn giữ gìn và phát huy truyền thống “Ba đảm đang” của các thế hệ phụ nữ đi trước, viết tiếp những trang vàng vẻ vang trong truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” vẫn sống mãi trong các thế hệ phụ nữ Việt Nam với hình ảnh giỏi việc nước, đảm việc nhà, có nhiều đóng góp đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. 

Trần Hằng

Đường dây do các đối tượng người Đài Loan (Trung Quốc), cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều hành; hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng và lợi dụng không gian mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người nước ngoài, rửa tiền thông qua mua bán ngoại tệ, tiền ảo, với số tiền đã chiếm đoạt lên đến 84 triệu USD, tương đương 2.000 tỷ đồng.

Thủ đô Hà Nội cùng với các tỉnh thành khác ở miền Bắc sáng sớm có sương mù, ngày nắng, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, cảm giác hanh khô. Khu vực Nam Bộ thời tiết mưa dông được dự báo về chiều tối và đêm, ngày nắng.

Bộ Công an khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam trong việc ủng hộ vai trò trung tâm của Liên hợp quốc (LHQ) trong hệ thống quản trị toàn cầu, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, xây dựng trật tự thế giới dựa trên pháp luật quốc tế và Hiến chương LHQ; đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn cầu, góp phần duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới.

Ngày 5/1, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Thị Thảo (SN 1996, trú tại Lào Cai) và Lin Kai Yuan (SN 1985, quốc tịch Trung Quốc, trú tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) về tội “Tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”; khởi tố bị can đối với Dương Thị Như Hồng (SN 2000, trú tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) về tội “Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”.

Theo Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, kết quả xét nghiệm nước tiểu của nữ bệnh nhân 67 tuổi ở Thanh Hoá vào nhập viện trong tình trạng hôn mê phát hiện chất độc strychnin. Chất độc này cũng được tìm thấy trong gói bột thuốc người bệnh sử dụng.

Tôi về quê vào những ngày cuối năm, trên chuyến xe chật ních những người, lòng dâng lên một cảm xúc xốn xang, bồi hồi khó tả. Bao nhiêu năm trôi qua với niềm nhớ thương da diết, Tết quê nhà trong tim tôi vẫn luôn dung dị, bình yên với khói chiều cuối năm bảng lảng, ngày cuối Chạp bóng nắng hắt lên lũy tre làng xanh biêng biếc, bầy chèo bẻo đậu trên nhánh cây bạch đàn tao tác gọi bạn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文