Viết cổ tích cuộc đời bằng đôi chân tật nguyền

08:47 29/09/2016
Hạnh phúc là có thể làm được những việc như người bình thường. Ước mơ bình dị của cô bé dị tật ấy đã thôi thúc bao khát vọng và hoài bảo cho một tương lai tươi sáng của cuộc đời. Dẫu từ lúc sinh ra không được như người bình thường, không có đôi tay để phát triển, nhưng cô bé “chim cánh cụt” này vẫn vươn lên từ chính đôi bàn chân của mình bằng một nghị lực phi thường...


Từ nhỏ, mọi việc hàng ngày đều nhờ vào đôi bàn chân: ăn bằng chân, viết chữ cũng bằng chân... “Em phải phấn đấu gấp nhiều lần so với người bình thường để theo kịp các bạn. Em cảm thấy hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể hằng ngày nhờ đôi bàn chân của mình...” - cô bé Y Julye chia sẻ.

Ngày 27-9, đến Trường THCS Lê Đình Chinh, xã Đăk Blà, TP Kon Tum, tình cờ trong giờ học môn toán ở lớp, tôi bắt gặp ánh mắt cô bé “chim cánh cụt” toát lên niềm đam mê học tập. Em chăm chỉ nghe thầy giáo Huân giảng bài, ghi chép thật nhanh bằng những ngón chân cầm bút. Hạnh phúc trong em như được hiện lên trong từng nét chữ, con số xinh xinh qua ánh mắt dịu hiền của một cô bé tuổi 14, chân chất, sáng trong...

Cô bé “chim cánh cụt” trong một giờ học.

Nhìn nét mặt rạng ngời, học hành chăm học của con gái hôm nay, Y Djoar không giấu được niềm hạnh phúc. “Có lẽ Yàng cũng thương con gái mình như chính mẹ đã sinh ra”, chị Y Djoar cảm động. Nhớ chuyện ngày mới sinh bé Y Julye, nhìn thể trạng của con gái không bình thường nên Y Djoar cứ ôm con mà khóc: “Yàng bắt con mình không thành hình...”.  Theo luật làng ngày xưa, sinh con dị tật phải đem chôn cho nó về với “atâu” chứ không được nuôi để ảnh hưởng đến dân làng. 

Khi chị Y Djoar sinh con, tuy làng Kon Đrei không còn hủ tục thế nữa nhưng Y Djoar không thể giấu nỗi đau trước dân làng. Bế con trong nước mắt, Y Djoar  hứa phải vượt qua mọi nỗi đau của làng để nuôi con cho đến ngày khôn lớn. Thế rồi thời gian đi qua, thấy con gái lớn nhanh, Y Djoar thầm mừng: “Yàng không phạt mẹ con mình mà giúp con lớn khôn”.

Như ơn “Yàng” phù hộ, cô bé Y Julye lớn nhanh khiến dân làng Kon Đrei, ở xã Đăk Blà bất ngờ. Lên 3 tuổi, Y Julye  tỏ ý tự lập đã dùng chân kẹp thìa xúc cơm ăn. Càng lớn, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đều do Y Julye tự làm mà không nhờ đến người khác. Rồi 4 tuổi thấy lũ trẻ trong làng đi học, Y Julye cũng đòi mẹ cho vào lớp mẫu giáo ở làng… Nhưng nghiệt ngã vì không có tay để viết chữ, nên việc học, viết như một chuyện khó tưởng. 

Năm 2007, may mắn có nhà hảo tâm giúp đỡ phẫu thuật, nắn chiếc chân cong queo cho thẳng lại để Y Julye tập cầm bút viết chữ. Vậy là cứ đều đặn mỗi ngày Y Julye đến lớp trong khát vọng được học, được viết, khát vọng vươn lên cho một cuộc đời tươi sáng ở tương lai.

Đôi bạn Y Julye - Y Bích hằng ngày đến trường.

Nhờ có ý chí học hành, 3 lớp học đầu đời ở bậc tiểu học tại trường làng, Y Julye đều vượt qua, đuổi kịp bạn bè một cách ngoạn mục. Từ lớp 4, Y Julye theo bạn hằng ngày đến học tại điểm trường chính ở Trường Tiểu học Bế Văn Đàn. Rồi vào lớp 6, Y Julye tiếp tục xa làng lên xã, học ở Trường THCS Lê Đình Chinh. 

Thấy con càng lớn càng ham học, cha mẹ Y Julye dù vất vả cũng phải chiều con để được đến trường. Những ngày bận việc, cha mẹ không đưa Y Julye đến trường thì nhờ có cô bạn gái Y Bích cùng làng chở giúp. Rồi hằng ngày, đôi bạn trẻ Y Julye - Y Bích như đôi chim non tung cánh đến trường. 

Y Bích kể, tuy Y Julye có thân hình không bình thường nhưng đức tính rất tốt, ngoan hiền, là người bạn tốt của mình suốt thời gian từ những năm học mầm non đến giờ. Năm học mới, dù Y Julye học lớp 9C còn Y Bích học lớp 9A nhưng mỗi ngày đến trường đôi bạn trẻ không rời nhau. Chiếc xe đạp điện mới được một “Mạnh Thường Quân” trao tặng đã giúp cho đôi bạn Y Julye - Y Bích thuận tiện hơn mỗi ngày đến trường.

Thầy Tô Văn Tư, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Đình Chinh, chia sẻ, Y Julye là một học sinh có cá tính, ý thức tự lập cao, luôn phấn đấu vươn lên bằng một nghị lực phi thường. Thầy Tư kể, khi mới vào trường, thấy em viết bằng chân khó nhọc nên nhà trường định đóng cho em một bàn học riêng để viết nhưng Y Julye kiên quyết từ chối rằng mình cũng ngồi học như các bạn được.

Cô giáo Hà Thị Ngân kể, mấy năm trước, Y Julye còn bị khối u ở lưng chèn ép cột sống nên đi lại khó khăn. Năm 2015, nhờ sự hỗ trợ từ thiện được đi phẫu thuật, cắt bỏ khối u nên bây giờ em đi lại dễ dàng hơn. Y Julye chăm chỉ học đều các môn, nhưng em thích nhất là môn Anh Văn. “Em thích sau này được làm hướng dẫn viên du lịch” - Y Julye tâm sự.

Có lẽ sự ước mơ bình dị và niềm khát khao vươn tới hạnh phúc sáng trong của một cô bé tật nguyền đã được bắt đầu từ sự cố gắng vượt bậc, không biết mệt mỏi ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Y Julye - em bé “chim cánh cụt” đã và đang viết nên những trang “cổ tích” cuộc đời bằng chính đôi chân, ý chí và nghị lực phi thường của mình. Em thật sự xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhất trong những con người hạnh phúc.

Ngọc Như

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

Một loạt ca khúc cách mạng, thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ như “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”, “Khát vọng tuổi trẻ”, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”... đang tạo “cơn sốt” trong đời sống âm nhạc. Nhiều độc giả trẻ xếp hàng hào hứng nhận những ấn phẩm đặc biệt về chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng lịch sử 30/4... do Báo Nhân dân ấn hành.

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhìn đoàn quân rầm rập tiến bước dưới quân kỳ, lòng tôi vô cùng xúc động, xen lẫn tự hào. Bởi những gì có được của ngày hôm nay, là sự hy sinh, mất mát của biết bao đồng bào, đồng chí, biết bao dòng họ, làng quê trên đất nước Việt Nam. Trong đó có gia đình tôi, bố mẹ và các anh chị em chúng tôi.

Sáng 1/5, các Trại tạm giam thuộc Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an công bố Quyết định đặc của Chủ tịch nước cho các phạm nhân đã có nhiều tiến bộ trong quá trình học tập, cải tạo, rèn luyện khi chấp hành án.

Sáng 1/5, Thượng tá Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trưởng Công an phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết, sau khi VKSND tỉnh phê chuẩn các quyết định tố tụng hình sự của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Công an phường đã tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bị can Phạm Thị Kim (SN 1979; thường trú tại TDP Phần Thất, phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ) về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Trời Hà Nội mờ sương, những tia nắng đầu ngày len lỏi qua hàng cây cổ thụ quanh Quảng trường Ba Đình. Giữa không gian tĩnh lặng ấy, bóng dáng những chiến sĩ Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ lặng lẽ tuần tra, đôi mắt sắc bén quét qua từng góc nhỏ, đảm bảo an ninh tuyệt đối cho khu vực thiêng liêng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.