Vượt Trường Sơn đi đánh Mỹ ở tuổi 15

08:20 09/04/2015
Năm 1967, để đủ tiêu chuẩn nhập ngũ, mặc dù chỉ mới 15 tuổi 3 tháng nhưng cậu thiếu niên Nguyễn Thanh Hà, người xã Yên Lãng, huyện Từ Liêm nay là phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội đã cố tình khai tăng thêm tuổi. Biết mình bị thiếu cân, lúc đi khám sức khỏe, Hà đã xin tăng từ 38kg lên thành 41kg.

Sau 3 tháng huấn luyện thuộc đơn vị C4 D421 E5 F320B, Nguyễn Thanh Hà đã trở thành binh nhì. Câu chuyện về người cựu binh mới 15 tuổi 3 tháng đã dũng cảm vượt Trường Sơn đi đánh Mỹ đưa chúng tôi tìm đến gặp ông vào những ngày tháng Tư lịch sử này.

Hà “don” ngày ấy

Năm 1967, trước tiếng gọi của Tổ quốc, hàng triệu thanh niên Việt Nam đã lên đường nhập ngũ tham gia kháng chiến chống Mỹ trong đó có cậu thiếu niên Nguyễn Thanh Hà. Khi ấy, Hà đang là học sinh lớp 8 trường cấp 3 Yên Hòa, Hà Nội. Trả lời câu hỏi vì sao khi mới 15 tuổi đã dũng cảm xung phong lên đường đi đánh Mỹ, vị cựu binh ấy chỉ nói rằng: “Vì tình yêu Tổ quốc, hòa cùng khí thế cả nước lên đường, lứa thanh niên chúng tôi ai cũng sôi sục, hăm hở nhập ngũ chỉ mong được góp phần nhỏ bé của mình mang đến thắng lợi cuối cùng để thống nhất đất nước”.

Mặc dù nhỏ tuổi nhưng với dáng người chắc chắn cùng một ý chí kiên cường, Hà luôn là người trong tốp đầu khi hành quân. Đó cũng chính là lý do mà đồng đội đặt cho cậu biệt danh Hà “don”. Khi đoàn quân dừng chân tại Khe Sanh, Quảng Trị, Hà “don” được chuyển sang C4 Bộ binh BT34 Đoàn 559 là Hạ sĩ. Binh trạm 34 đóng tại ngã ba Là Hạc, các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và huyện Tà Ôi, tỉnh Xavalakhet, Lào.

Tại đây, Hà “don” cùng đồng đội nhận nhiệm vụ chốt các cao điểm 832; đánh biệt kích thám báo, đánh quân đổ bộ và nghi binh nhằm thu hút hỏa lực của địch để giảm bớt thương vong, không cho địch đánh bom phá hủy trên các con đường giao liên, kho đạn dược và người dân.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ ấy, bằng sự dũng cảm, mưu trí, gan dạ của mình, Hà “don” đã cùng đồng đội dựng những kho giả, trận địa giả và đốt khói. Kẻ địch đã giội bom xuống những trận địa giả này. Sau khi dùng máy bay thám báo chụp được hình ảnh những nơi đã đánh bom không thấy vết xe đi, địch đã chuyển mục tiêu ném bom. Để tiếp tục thu hút được hỏa lực của địch, những người chiến sỹ Trường Sơn năm ấy lại mưu trí nghĩ ra cách dùng lá cây quạt khói và sử dụng bánh xe lăn đi lăn lại nơi nghi binh. Kẻ địch lại bị mắc lừa.

Cựu binh Nguyễn Thanh Hà (bìa trái) cùng đồng đội ôn lại kỷ niệm trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Ba năm liên tiếp ở chiến trường Trường Sơn, cùng với các đồng đội của mình, năm nào Hà “don” cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Bằng chứng là ông liên tiếp nhận được những bằng khen như Bằng khen chiến dịch mùa khô 1968-1969, 2 giấy khen mùa mưa 1969 và giấy khen 3 tháng đầu mùa khô 1969-1970.

Trong lý lịch quân nhân của ông, với nét mực đã phai dấu thời gian còn ghi rất rõ lời nhận xét của cấp trên: “Đồng chí Nguyễn Thanh Hà nhập ngũ tháng 12/1967. Quá trình công tác và chiến đấu tại chiến trường tỏ ra dũng cảm, ngoan cường, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ…”.

Câu chuyện về tinh thần yêu nước

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi tiếp xúc với cựu chiến binh Nguyễn Thanh Hà chính là sự nhiệt huyết. Bởi lẽ, mặc dù là người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thương tật 81%, đôi bàn tay không còn lành lặn nhưng vị cựu binh ấy vẫn không lúc nào chịu ngồi yên một chỗ mà luôn dành những sức lực còn lại vươn lên vượt khó làm giàu. Hà “don” nhỏ thó năm nào bây giờ đã trở thành ông chủ của doanh nghiệp thành đạt.

Hiện nay, ông là Giám đốc Công ty TNHH Đông Hưng - một công ty chuyên sản xuất giày bảo hộ lao động và chủ nhà hàng mang tên “Hùng Láng”, vừa là nơi giới thiệu các đặc sản của mảnh đất Hà Thành, vừa là nơi đặt trụ sở của Công ty cổ phần Thương binh đồng đội - nơi giúp đỡ những cựu chiến binh và con em họ có việc làm ổn định. Ngoài ra, ông cũng là chủ của khách sạn Trường Sơn, ngõ 1160 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Nhiều người thắc mắc hỏi tại sao ông không lấy tên của mình hay tên con để đặt cho khách sạn mà lại lấy tên Trường Sơn thì ông tâm sự: Những năm tháng chiến đấu ở Trường Sơn đã trở thành năm tháng không bao giờ quên trong cuộc đời của ông. Đây là những năm tháng mà hàng triệu thanh niên Việt Nam không quản hy sinh thân mình quyết tâm ra trận để bảo vệ Tổ quốc.

Trong những giờ phút chiến đấu ác liệt nhất, ranh giới giữa cái chết và sự sống dường như chỉ còn trong gang tấc. Có những đồng đội mới vài giây phút trước còn nằm cạnh bên nhau mà chỉ trong tích tắc đồng hồ đã vĩnh viễn ra đi. Sự bình yên ngày hôm nay đã được đánh đổi bằng máu và nước mắt của thế hệ cha anh đi trước. Chính vì vậy, khi đặt tên khách sạn, ông muốn lấy tên là Trường Sơn để giáo dục con cháu mình.

Khi mái tóc đã hoa râm, bên cạnh công việc kinh doanh bận rộn, mỗi dịp 30-4 hằng năm, người cựu binh Nguyễn Thanh Hà vẫn trở về chiến trường xưa nơi ông chiến đấu, thắp hương cho những người đồng đội của ông đang an nghỉ tại Nghĩa trang Trường Sơn và Nghĩa trang Đường 9. Dù ở thời chiến hay thời bình thì tâm hồn của vị cựu chiến binh ấy vẫn luôn hồn hậu, đậm chất lính và tràn đầy nhiệt huyết.

Đình Phương

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文