Vượt qua bất hạnh giúp người khổ đau

10:30 07/09/2007
Căn nhà của chị Sơn vừa là nơi ở, vừa là nơi khám chữa bệnh cho mọi người. Ngoài 4 đứa con ruột, vợ chồng chị còn cưu mang thêm 10 cháu nhỏ mồ côi, bất hạnh. Ngoài thời gian khám bệnh tại nhà, chị vẫn thường xuyên tranh thủ đi khám bệnh, tặng quà cho trẻ em nghèo, người khuyết tật.

Người dân phố núi Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) từ nhiều năm nay đã quen thuộc với hình ảnh người phụ nữ nhỏ nhắn luôn đi đầu trong hoạt động từ thiện, giúp đỡ người bất hạnh. Chị là lương y đa khoa Nguyễn Thị Sơn, chủ Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Dương Thọ Đường.

Gặp chúng tôi sau một chuyến đi vào tận Ea Súp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt trở về, chị nhỏ nhẹ tâm sự: "Mình chịu bất hạnh nhiều rồi, bây giờ giúp người bao nhiêu thấy cũng là chưa đủ…".

Năm 1959, khi chưa đầy 1 tuổi, cô bé quê ở Đồng Phú, Phú Yên đã mồ côi bố. Bố chị là bộ đội đi K bị địch bắt, tra tấn dã man cho đến chết. Lên 3 tuổi, mẹ chị tham gia công tác binh vận của tỉnh cũng bị địch bắt rồi bị thủ tiêu.

Chị sống trong vòng tay thương yêu của các cô chú thương binh, hậu tuyến. Năm tròn 10 tuổi, chị được gửi ra miền Bắc đi học phổ thông (tại Vĩnh Phú cũ). Chị là một trong những lưu học sinh miền Nam đầu tiên được vào học tại Trường Đại học Y khoa Hà Nội để trở về chăm sóc thương, bệnh binh…

Năm 1984, chị lập gia đình. Chồng chị cũng là một cựu binh từng tham gia chiến đấu tại Khe Lang, Lào, trở về bị mất sức.

Chị kể: Những năm đó, hoàn cảnh đất nước cũng như gia đình đều khó khăn, vợ chồng chị vào Tây Nguyên lập nghiệp. Có chút vốn hiểu biết về y thuật, chị kê đơn bốc thuốc giúp bà con trong vùng mỗi khi có người đau ốm.

Rồi tiếng lành đồn xa, người bệnh tìm đến chị nhờ chữa trị ngày càng nhiều. Nhận thấy đây là một tài năng cần bồi dưỡng, năm 1990, Trung tâm Y tế huyện Cư Jút (thuộc tỉnh Đắk Lắk cũ) cử chị vào TP Hồ Chí Minh học Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược thành phố để trở về phục vụ địa phương.

Năm 1996, sau khi có bằng đại học, chị chính thức mở Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Dương Thọ Đường. Chị bảo: Dương là tên con gái nuôi của chị, vốn là con một chiến sỹ hi sinh tại chiến trường Campuchia, vợ chồng chị nhận làm con nuôi từ bé, nay đã tốt nghiệp khóa đào tạo Đông y ở Trung Quốc về, cùng chị làm tại nhà…

Căn nhà của chị vừa là nơi ở, vừa là nơi khám chữa bệnh cho mọi người. Ngoài 4 đứa con ruột, vợ chồng chị còn cưu mang thêm 10 cháu nhỏ mồ côi, bất hạnh về nuôi nấng. Trong vòng tay nhân ái của chị, 14 đứa con đều giỏi giang, trưởng thành, có đứa đang học phổ thông, có đứa đã tốt nghiệp đại học.

Ngoài thời gian khám bệnh tại nhà, chị vẫn thường xuyên tranh thủ đi khám bệnh, tặng quà cho trẻ em nghèo, người khuyết tật.

Các sư cô tại chùa Bửu Thắng (Krông Búk, Đắk Lắk), nơi cưu mang nhiều cảnh đời bất hạnh nói với tôi: May vẫn còn nhiều người tốt như chị Sơn, nếu không nhà chùa cũng khó lòng kham nổi!

Gặp chúng tôi, chị báo tin vui: UBND tỉnh Đắk Lắk đã đồng ý phê duyệt cho dự án phát triển vườn thuốc Nam của chị.

Sắp tới, chị sẽ dồn sức để thực hiện trồng 60 hecta thuốc Nam trên địa bàn huyện Ea Súp. Chị nói: "Nếu dự án thành công, mình lại có thêm điều kiện để giúp đỡ nhiều người hơn!"

Tuấn Thiện

Cơn mưa lớn với lưu lượng hơn 200mm trút xuống hầu khắp các quận, huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vào sáng 10/5 khiến hàng loạt tuyến đường bị ngập sâu. Cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn trong cơn mưa này. Nhiều nhà dân bị hư hỏng tài sản, phương tiện chết máy trên đường không thể di chuyển...

Đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong khi làng quê Việt Nam đang dần thay đổi diện mạo thì yêu cầu về công tác đảm bảo ANTT càng được đặt ra ở mức độ cao hơn.

CSGT Công an Tuyên Quang đã tổ chức lực lượng, phân luồng điều tiết giao thông, cùng với người dân cắt tỉa, dọn dẹp cây đổ, đất đá tràn ra đường và giúp đỡ người dân đi qua khu vực ngập úng an toàn để các tuyến đường được thông suốt.

Xe ô tô 4 chỗ màu đỏ nhãn hiệu Toyota Yaris, BKS: 30A - 017.32 di chuyển trên đường Kim Giang theo chiều từ Cầu Tó hướng đi Cầu Dậu, khi đến trước số nhà 896, 898 Kim Giang đã va chạm với 6 xe máy (3 xe máy đang di chuyển dưới lòng đường, 3 xe máy dựng trên vỉa hè).

Sáng 10/5, tại Trung tâm sát hạch lái xe trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức kỳ sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ đầu tiên sau khi chính thức tiếp nhận chức năng quản lý, tổ chức sát hạch từ Sở Giao thông vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an.

Nhiều dự án, công trình thuộc lĩnh vực giáo dục do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQL DA ĐTXD) tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư (CĐT) có tiến độ giải ngân và thi công còn chậm, gây nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy và học tập tại các trường. Trước thực tế này, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam vừa họp và “chốt” thời hạn hoàn thành nhiều công trình, dự án này.

Chủ trương sẽ hướng tới triển khai dạy 2 buổi/ngày tại các trường phổ thông hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tại các xã biên giới trong thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm về giáo dục và đào tạo đang nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận xã hội.

Từ đầu năm 2025 đến nay, Công an TP Huế đã chủ động xây dựng kế hoạch, xác định các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT để tăng cường biện pháp nghiệp vụ nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hiệu quả tội phạm và các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.