Xã anh hùng bên kia sông Đuống

08:16 04/05/2015
Xã Song Giang (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) nằm ở bờ Nam sông Đuống, là một trong những địa bàn hoạt động quan trọng của các phong trào khởi nghĩa nông dân ở Gia Bình chống thực dân Pháp và bè lũ vua quan phản động trong nước.

Nói về công cuộc kháng chiến của người dân địa phương, ông Trịnh Đình Trụ, Chủ tịch UBND xã Song Giang kể lại: Nhân dân Song Giang tham gia đội quân Tam tỉnh nghĩa đoàn do Nguyễn Cao, Dương Khải, Ngô Quang Huy, Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo đứng lên kháng chiến. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, nhân dân Song Giang hăng hái gia nhập các đoàn thể cứu quốc, tích cực chuẩn bị lực lượng đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền.

Cuối tháng 6/1945, tổ chức mặt trận Việt Minh ở các làng của Song Giang lần lượt được thành lập. Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền mới ở Song Giang được thành lập nhưng còn non trẻ. Nạn đói chưa kịp khắc phục thì lụt lớn tàn phá, người dân Song Giang khó khăn, làng xóm tiêu điều, trên 90% dân số mù chữ. Trong khi đó, một số tổ chức Quốc dân đảng và phản động câu kết phá hoại thành quả của cách mạng. Được sự chỉ đạo trực tiếp của mặt trận Việt Minh huyện Gia Bình, công tác vận động nhân dân quyên góp, ủng hộ, cứu tế đồng bào bị đói, lụt được nhân dân Song Giang tích cực hưởng ứng.

Lãnh đạo Báo CAND và các nhà hảo tâm thăm và tặng quà Hội Người cao tuổi xã Song Giang.

Năm 1946, chi bộ ghép đầu tiên ở Song Giang được thành lập. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, nhân dân Song Giang đã cử những người con ưu tú tham gia dân quân du kích. Chỉ trong 1 tuần lễ, nhân dân đã góp gần 5.000 cây tre, phối hợp với lực lượng của các xã bạn đóng kè trên sông Đuống để ngăn cản hoạt động của ca nô, tàu xuồng địch.

Song Giang là vùng địa đầu của huyện Gia Bình, nơi giáp ranh 3 huyện (Gia Bình, Thuận Thành, Quế Dương) nên suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, địch coi Song Giang là mục tiêu quan trọng phải đánh chiếm để chốt chặn, khống chế các xã phía Nam huyện Gia Bình.

Từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 6/1947, thực dân Pháp huy động khoảng 3.500 quân tấn công đánh chiếm các huyện Thuận Thành, Lương Tài, Gia Bình, chiếm đóng và tra tấn những người tham gia cách mạng. Tiếp đó là những cuộc càn quét, giết người cướp của, hãm hiếp phụ nữ. Kẻ thù hành động dã man nhằm đàn áp phong trào cách mạng nhưng nhân dân và lực lượng dân quân du kích Song Giang không hề nao núng, vẫn đoàn kết đấu tranh.

Suốt những năm dài kháng chiến chống thực dân Pháp, lực lượng vũ trang của xã đã kiên trì bám đất, bám dân, khi độc lập tác chiến, lúc phối hợp, hiệp đồng cùng các đơn vị bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực, dân quân du kích của các xã bạn tổ chức những trận địa phục kích, phá tề, phát triển chiến tranh du kích...

Nhiều cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng dân quân du kích xã đã anh dũng chiến đấu, hy sinh. Nhiều gia đình ở Song Giang nuôi giấu, bảo vệ an toàn cho cán bộ, bộ đội, du kích trong những năm kháng chiến. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, xã có 29 liệt sỹ, 4 thương binh, 10 gia đình được công nhận là gia đình có công với cách mạng; xã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương các loại…

Trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Song Giang luôn giữ vững tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, xã từng bước chuyển mình đổi thay với hệ thống điện, đường, trường, trạm phát triển đồng bộ. Công tác đền ơn đáp nghĩa cũng được làm tốt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Giữa những ngày nghỉ lễ mừng đất nước thống nhất, nhân dân địa phương đang phấn khởi chuẩn bị đón mừng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp. Đó là vinh dự, là niềm tự hào của người miền quê quan họ Song Giang – xã anh hùng bên kia sông Đuống.

V.H.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文